Chương 3:
AUTOCAD
Đây có lẽ là phần mềm CAD phổ biến nhất ở Việt Nam hiện
nay, đến mức khi nhắc đến thuật ngữ CAD (Computer Aided
Design) là nhiều người liên tưởng ngay đến AutoCAD. AutoCAD
2000 hoặc AutoCAD 2002, bởi lẽ đến các phiên bản này thì chức
năng vẽ của AutoCAD đ
ã rất hoàn chỉnh và cấu hình máy đòi hỏi
tương đối thấp.
Hình 1.15 Mô hình thiết kế trên AutoCAD 2009
Ưu điểm lớn nhất của AutoCAD là rất dễ sử dụng, nếu bạn vẽ
trên giấy với bút chì như thế nào thì AutoCAD cũng vẽ như thế ấy,
chỉ khác là nhanh hơn và chính xác hơn mà thôi. Thêm nữa, do rất
phổ biến nên các sách hướng dẫn sử dụng AutoCAD cũng có rất
nhiều trên thị trường. Với kiến thức chuyên ngành, cộng với một
chút kiến thức về tin học là bạn có thể tự học AutoCAD tại nhà để
thực hiện được những bản vẽ đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật.
Nhược điểm l
à các lệnh vẽ 3 chiều rất hạn chế, không có khả
năng tạo mô h
ình Solid theo tham số nên chủ yếu dùng để trình
bày các b
ản vẽ 2 chiều.
-INVENTOR
Inventor được hãng Autodesk phát triển thành phần mềm
chuyên dùng trong việc thiết kế mô hình 3 chiều. Với Inventor bạn
có thể thiết kế được những chi tiết ba chiều phức tạp ở dạng khối
(Solid) hoặc ở dạng tấm (Sheet Metal), dạng bề mặt (Surface), các
mối ghép hàn (Weldment).
Hình 1.16 Thiết kế chi tiết trên phần mềm INVENTOR
-CIMATRON
Đây là phần mềm CAD/CAM được sử dụng phổ biến nhất trong
các công ty chế tạo cơ khí hiện nay bởi ưu điểm là cấu trúc lệnh
đơn giản, phương t
hức giao tiếp rõ ràng, dễ sử dụng. Ngoài chức
năng thiết kế (CAD), Cimatron c
òn hỗ trợ tạo mô hình tính toán,
phân tích s
ức bền theo phương pháp phần tử hữu hạn (FEA), tạo
bản vẽ 2D từ mô hình 3D và cuối cùng là xuất bản thiết kế sang
các máy CNC để gia công.
Hình 1.17 Mô phỏng quá trình gia công trên CIMATRON
-PRO/ENGINEER
Đúng như tên gọi của nó, đây có thể nói là phần mềm
CAD/CAM mạnh nhất hiện nay. Pro/E hỗ trợ bạn từ việc thiết kế
(CAD) với những lệnh thiết kế nâng cao rất mạnh mà các phần
mềm CAD khác không có, đến việc lắp ráp các chi tiết, mô phỏng
chuyển động của cụm chi tiết, và cuối cùng là việc gia công (CAM
– Computer Aided Manufactory): Pro/E sẽ mô phỏng đường chạy
dao gia công và xuất chương trình ra để gia công trên các máy
phay, ti
ện CNC. Đó mới chỉ là một số chức năng chính của Pro/E.
Hình 1.18 Mô hình xe thiết kế trên PRO/ENGINEER
Có một chút rắc rối là từ phiên bản Pro/E 2001 trở đi, dù không
k
ết nối các máy tính với nhau, bạn vẫn phải mua một card mạng để
lấy số ID trong quá trình cài đặt. Tiếp theo đó, bạn phải làm quen
v
ới các giao diện không mấy thân thiện và cấu trúc lệnh chặt chẽ
đến mức khó sử
dụng của nó (chỉ đến phiên bản Pro/ENGINEER
Wildfire, giao diện của nó mới có thay đổi đáng kể và tương đối dễ
sử dụng hơn). Do đó, với những chi tiết không quá phức tạp, người
ta thường thiết kế bằng Solid Edge hoặc Inventor, sau đó chuyển
sang Pro/E để p
hân tích và gia công.
- CATIA
Phải nói rằng CATIA là hệ thống CAD\CAM\CAE 3D rất hoàn
ch
ỉnh và mạnh mẽ, từ khâu thiết kế sản phẩm đến khâu sản xuất
chế tạo và khả năng phân tích tính toán tối ưu hóa các giải pháp
chế tạo cơ khí. Đặc biệt là khả năng gia công khuôn rất mạnh.
Hình 1.19 Mô hình thiết kế sân vận động 3D trên CATIA