Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

dự án đầu tư xây dựng công trình chợ nông sản tân trung - huyện phú tân - an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.29 KB, 10 trang )

DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
CHỢ NÔNG SẢN TÂN TRUNG - HUYỆN PHÚ TÂN - TỈNH AN GIANG

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG
I. Giới thiệu về dự án:
1. Tên dự án: Chợ Nông sản Tân Trung.
2. Địa điểm công trình: xã Tân Trung, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang
3. Cơ quan đề xuất dự án:
- Tên cơ quan: Sở Thương mại An Giang.
- Địa chỉ liên hệ: số 10 đường lê Triệu Kiết, phường Mỹ Bình, thành
phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.
4. Qui mô đầu tư: 10.000 m
2
.
5. Hình thức đầu tư: xây dựng mới.
6. Tổng mức đầu tư: 19.389 triệu đồng.
7. Phương thức đầu tư: Giao đất hoặc cho thuê đất hoặc BOT.
II. Cơ sở pháp lý lập dự án:
Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về
quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
Căn cứ Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án
đầu tư xây dựng công trình.
Căn cứ Quyết định số 27/2006/QĐ-UBND ngày 06/6/2006 của Ủy ban
Nhân dân Tỉnh về việc Quy định trình tự thủ tục trong quản lý dự án đầu tư xây
dựng công trình sử dụng vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang.
Công văn số 2667/UBND-KT ngày 23/8/2006 của UBND tỉnh An Giang
về việc thông qua Danh mục các dự án lập đề cương chi tiết kêu gọi đầu tư.
Công văn số 470/KHĐT-ĐKKD ngày 09/10/2006 của Sở Kế hoạch và Đầu
tư về việc thông báo danh mục dự án lập đề cương chi tiết kêu gọi đầu tư.
III. Sự cần thiết phải đầu tư và mục tiêu đầu tư:


1. Sự cần thiết đầu tư:
Trong những năm qua, sản lượng hàng nông sản ngày càng nâng cao về số
lượng và chất lượng, thị trường xuất khẩu nông sản ngày càng mở rộng, thông
qua các chương trình liên doanh, liên kết giữa nhà doanh nghiệp và người sản
xuất, các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam ngày càng có mặt nhiều nơi trên
thế giới.
Sự ra đời của một trung tâm sản xuất, mua bán nông sản giữa vùng nguyên
liệu, tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho người nông dân, các nhà chế biến và
các doanh nghiệp xuất khẩu. Với địa thế “liền lộ, liền sông”, khu vực dự án rất
thuận lợi cho việc xây dựng một khu công nghiệp kiểu nhỏ chuyên về sản xuất
mua bán nông sản.
2. Mục tiêu đầu tư: Xây dựng Chợ Nông sản Tân Trung nhằm tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất, tạo công ăn việc làm
cho người dân và góp phần phát triển nền kinh tế tỉnh nhà.
CHƯƠNG II
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1. Vị trí địa lý:
Công trình được xây dựng dự kiến thuộc xã Tân Trung, huyện Phú Tân,
tỉnh An Giang, vị trí cụ thể như sau:
- Phía Bắc giáp đường dự kiến.
- Phía Nam giáp sông Vàm Nao.
- Phía Đông giáp đất ruộng.
- Phía Tây giáp lộ phà Thuận Giang.
2. Khí tượng - thuỷ văn:
a. Khí tượng:
* Khí hậu : Mang đặc điểm chung của khí hậu vùng Đồng Bằng Sông Cửu
Long là khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm rất thích hợp cho sự
phát triển của các loại cây trồng.
- Nhiệt độ trung bình năm : 26,8÷27,3

o
C.
- Nhiệt độ bình quân tháng : 28,5
0
C
- Lượng mưa trung bình năm: 1.407 mm.
b. Thủy văn:
Khu vực dự án nằm phía Tây Sông Hậu, mạng lưới thủy văn phục vụ cho
nghiên cứu chế độ thủy văn của vùng quy hoạch gồm các trạm:
+ Trên Sông Tiền: Tân Châu - Chợ Mới.
+ Trên sông Hậu: Châu đốc – Long Xuyên.
Các trạm quan trắc thủy văn trên đều dùng máy tự ghi, qua phân tích đánh
giá thì số liệu của các trạm trên là đáng tin cậy.
Kết quả đo đạc thủy văn cho thấy khu vực dự án chịu ảnh hưởng của hệ
thống Sông Cửu Long và chế độ bán nhật triều Biển Đông.
c. Nguồn nước: Nguồn nước phục vụ sinh hoạt trong khu vực khá dồi vào,
có nhà máy nước của thị trấn Phú Mỹ cung cấp nước sạch cho sinh hoạt dân cư.
II. KHÁI QUÁ HIỆN TRẠNG
1. Hiện trạng sử dụng lao động:
Tổng số hộ đang định cư trong khu vực là 04 hộ tương đương 20 nhân
khẩu. Nhân dân trong khu vực này sồng bằng nghề nông chủ yếu là trồng cây
màu.
2. Hiện trạng khu đất dự kiến xây dựng:
Hiện trạng diện tích khu đất hiện nay chủ yếu là đất hoa màu và vườn tạp.
Với tứ cận như sau:
- Phía Bắc giáp đường dự kiến.
- Phía Nam giáp sông Vàm Nao.
- Phía Đông giáp đất ruộng.
- Phía Tây giáp lộ phà Thuận Giang.
3. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật:

a. Giao thông:
- Đường bộ: Khu vực dự kiến xây dựng nằm dọc theo trục lộ từ phà Thuận
Giang đi thị trấn Phú Mỹ đây là hai tuyến giao thông chính nối khu vực xây
dựng dự án với các đường khác trong huyện.
- Đường thủy: Phía Nam khu vực dự án giáp sông Vàm Nao, đây là tuyến
giao thông thủy rất quan trọng của vùng ĐBSCL nói chung và tỉnh An Giang
nói riêng. Hiện nay đường thủy vẫn là đường giao thông đi lại và vận chuyển
hàng hóa chủ yếu của nhân dân.
b. Cấp nước sinh hoạt: Nguồn nước chủ yếu là từ trạm cấp nước sinh hoạt
hiện có của thị trấn Phú Mỹ.
c. Hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường: hiện nay khu vực dự án chưa
có hệ thống thoát nước, cần phải đầu tư.
d. Hệ thống cấp điện: Trong khu vực có đường dây trung thế chạy dọc theo
lộ phà Thuận Giang.
e. Hệ thống PCCC: kết hợp phương án PCCC thị trấn Phú Mỹ.
CHƯƠNG III
KHÁI QUÁT TÍNH TOÁN KỸ THUẬT DỰ ÁN
I. Phương án bố trí mặt bằng:
Hạng mục Diện tích Tỷ lệ
Nhà lồng chợ 2.000 20,00%
Kho chứa (04 kho) 4.000 40,00%
Nhà điều hành 35 0,35%
Bãi tập kết nguyên liệu 1.000 10,00%
Nhà vệ sinh 65 0,65%
HT giao thông, công viên, cây xanh 2.900 29,00%
TỔNG CỘNG 10.000 100%
Các hạng mục công trình xây dựng:
- San lấp mặt bằng: Diện tích san lấp: 10.000 m
2
, khối lượng san lấp 40.000

m
3
.
- Hệ thống giao thông sân bãi, công viên, cây xanh
- Hệ thống cấp nước chung của toàn khu.
- Hệ thống thoát nước chung của toàn khu.
- Cấp điện chung của toàn khu.
II. Giải pháp kiến trúc:
- San lấp mặt bằng:
+ Dùng tổ hợp máy đào 0,8 m
3
, máy ủi 110 CV đào đất từ phía trong khu
vực san lấp, sau đó dùng máy đầm, máy ủi đắp đê bao xung quanh.
+ Cát khai thác từ nơi khác, vận chuyển đến khu vực xây dựng công trình,
sau đó, dùng máy bơm công suất nhỏ bơm cát vào khu vực san lấp.
+ Dùng máy ủi 110CV, máy đầm 9 tấn san đầm và vỗ máy taluy đạt yêu
cầu thiết kế.
- Hệ thống giao thông, sân bãi, công viên, cây xanh: Mặt đường rộng
6m, vĩa hè mỗi bên rộng 3m. Kết cấu mặt đường trải đá cấp phối, láng nhựa.
- Hệ thống cấp nước: Sử dụng nguồn nước từ đường ống dọc theo lộ phà
Thuận Giang với tiêu chuẩn cấp nước cho khu công nghiệp 40 m3/ha, mạng lưới
đường ống sử dụng bằng ống PVC hoà mạng với khu dân cư trong khu vực,
đồng thời bố trí trụ cứu hoả.
- Hệ thống thoát nước: Sử dụng cống tròn BTCT đúc sẳn được bố trí dọc
theo vĩa hè, hướng thoát nước chính đổ ra sông Vàm Nao, hố ga xây bằng gạch
thẻ, nắp dale hố ga sử dụng kết cấu BTCT đúc sẳn.
- Hệ thống cấp điện: Lắp trạm biến áp và đường dây điện dạng treo trên
không.
- Nhà lồng chợ: 01 khối nhà cấp IV, khung thép hình, mái tole màu, nhà
lồng chợ bố trí hợp khối, khối nhà đơn giản, gọn nhẹ.

- Kho chứa: 04 kho, kích thước 10m x 100m, công trình cấp IV, tường xây
gạch, mái lợp tole.
III. Khái toán kinh phí đầu tư xây dựng công trình:
Diện tích Đơn giá Thành tiền
San lấp mặt bằng 35.000 35.000 1.225.000.000
Nhà lồng chợ 2.000 2.200.000 4.400.000.000
Kho chứa (04 kho) 4.000 1.800.000 7.200.000.000
Nhà điều hành 35 2.200.000 77.000.000
Bãi tập kết nguyên liệu 1.000 1.000.000 1.000.000.000
Nhà vệ sinh 65 5.000.000 325.000.000
HT giao thông, công viên, cây xanh 2.900 450.000 1.305.000.000
Hệ thống cấp điện chung toàn khu 1 200.000.000 200.000.000
Hệ thống cấp nước chung toàn khu 1 80.000.000 80.000.000
Hệ thống thoát nước chung toàn khu 1 200.000.000 200.000.000
Chi phí xây dựng 16.012.000.000
Chi phí lập DA 66.372.360
Chi phí thiết kế 350.927.726
Chi phí quản lý dự án 736.781.467
Chi phí kiến thiết cơ bản khác 1.154.081.552
Chi phí bồi hoàn (tạm tính) 2.000.000.000
Dự phòng phí 222.954.078
Tổng cộng 19.389.035.630
Tổng mức đầu tư xây dựng: 19.389 triệu đồng
- Chi phí xây dựng : 16.012 triệu đồng
- Kiến thiết cơ bản khác : 1.154 triệu đồng
- Bồi hoàn : 2.000 triệu đồng
- Dự phòng : 223 triệu đồng
CHƯƠNG IV
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH - HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ
I. Phân tích tài chính:

1. Tổng mức đầu tư xây dựng: 19.389 triệu đồng
- Chi phí xây dựng : 16.012 triệu đồng
- Kiến thiết cơ bản khác : 1.154 triệu đồng
- Bồi hoàn : 2.000 triệu đồng
- Dự phòng : 223 triệu đồng
2. Nguồn vốn đầu tư: dự kiến như sau:
- Vốn tự có (50% chi phí xây dựng + bồi hoàn): 10.006 triệu đồng.
- Vốn vay (còn lại) : 9.383 triệu đồng.
3. Phương thức thu hồi vốn:
Sau khi nhà đầu tư vào khai thác sẽ hoàn lại nguồn vốn đầu tư ban đầu của
doanh nghiệp, phần còn lại sẽ tính doanh thu, cụ thể như sau:
(1) Tổng mức đầu tư của dự án.
(2) Tổng doanh thu: từ tiền thuê đất, các dịch vụ liên quan
(3) Hình thức kinh doan thu hồi vốn tính cho vốn đầu tư xây dựng các công
trình được tính như sau:
Chi phí xây dựng công trình 16.012 triệu đồng
Chi phí kiến thiết cơ bản khác 1.154 triệu đồng
Chi phí bồi hoàn (tạm tính) 2.000 triệu đồng
Tổng cộng 19.166 triệu đồng
- Tổng diện tích cho thuê: 7.000 m
2
.
- Chi phí đầu tư: 2.738.012 đồng/m
2
.
- Giá cho thuê bình quân trong 20 năm: Nhà lồng chợ 4.000.000 đ/m
2
; Kho
chứa: 3.000.000 đồng/m
2

; Bãi tập kết nguyên liệu: 1.500.000 đồng/m
2
.
4. Mức thu qua các năm: (ĐVT: triệu đồng)
Doanh thu
Năm 1 Năm 2
Nhà lồng chợ 2.000 m
2
4
6.400 1.600
Bãi tập kết nguyên liệu 1.000 m
2
1,5
9.600 2.400
Kho chứa 4.000 m
2
3
1.200 300
Tổng cộng
17.201 4.300
II. Hiệu quả đầu tư:
1. Hiệu quả kinh tế:
- Tổng mức đầu tư : 19.389 triệu đồng.
- Tổng doanh thu : 21.501 triệu đồng.
- Tổng lợi nhuận dự án : 2.332 triệu đồng.
- Nộp thuế 25% : 583 triệu đồng.
- Lãi ròng của dự án : 1.749 triệu đồng.
2. Hiệu quả về xã hội: Dự án hoàn thành sẽ góp phần tạo cơ sở để thu hút
các nhà đầu tư vào khu vực, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động, góp phần
phát triển kinh tế của khu vực và tỉnh.

3. Chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư: Theo quy định hiện hành
hoặc liên hệ Sở Kế hoạch và Đầu tư tại địa chỉ: Số 8/18 Lý Thường Kiệt,
phương Mỹ Bình, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang - Điện thoại:
076.854692.
CHƯƠNG V
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án được lập trên cơ sở quy hoạch tổng thể nên phù hợp với cảnh quan
khu vực, đồng thời đây là dự án xây dựng khu chợ nông sản, tập trung chủ yếu
là xay xát, mua bán lúa gạo, và các hàng nông sản khác, cho nên về phương diện
môi trường không tạo ra các chất độc hại ảnh hưởng đến đời sống nhân dân
trong khu vực.
Tuy nhiên, để đảm bảo môi trường trong sạch và bền vững lâu dài, các nhà
đầu tư khi xây dựng các nhà máy chế biến cần tuân thủ theo quy định hiện hành
về bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ.
CHƯƠNG VI
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. Tổ chức thực hiện:
- Sở Thương mại phối hợp với Trung tâm xúc tiến thương mại du lịch và
đầu tư và UBND huyện Phú Tân kêu gọi các đối tác đầu tư.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thủ tục đầu tư cho các đối tác đầu tư,
hỗ trợ nhà đầu tư từ khâu xin giấy phép đầu tư, khảo sát, lập dự án đầu tư đến
khi công trình được triển khai thi công.
II. Thời gian thực hiện: Tiến hành thực hiện từ năm 2007-2009.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phú Tân nói
riêng và của tỉnh An Giang nói chung, việc tạo cơ sở hạ tầng cho việc xây dựng
Chợ Nông sản Tân Trung góp phần to lớn vào việc dần dần từng bước thực hiện
các Khu công nghiệp loại nhỏ kết hợp thương mại tạo điều kiện thuạn lợi cho
việc mua bán giữa người nông dân và các doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp
với các công ty xuất khẩu, góp phần tạo việc làm cho người dân chuyển đổi dần

nền kinh tế từ thuần nông nghiệp sang nông nghiệp - chế biến - xuất khẩu.
Kính trình các ngành chức năng xem xét và phê duyệt đề cương dự án nêu
trên để cơ quan đề xuất dự án có cơ sở pháp lý tiến hành các bước tiếp theo./
Long Xuyên, ngày …. tháng … năm 2006
ĐƠN VỊ TƯ VẤN LẬP ĐỀ CƯƠNG
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN
XÂY DỰNG AN GIANG
GIÁM ĐỐC

×