Tải bản đầy đủ (.docx) (66 trang)

Những kinh nghiệm ôn thi và thi đại học đạt kết quả như ý muốn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.53 KB, 66 trang )

Kinh nghiệm của
gia sư dạy Toán
ôn thi Đại học.
Toán là một môn học quan trọng và theo học
sinh trong suốt những năm học phổ thông và góp
mặt trong nhiều kì thi của các em. Chính vì vậy, đây
là môn học mà nhu cầu tìm gia sưcủa phụ huynh là
rất lớn và ở tất cả các lớp đặc biệt là ở những lớp
cuối cấp để ôn thi chuyển cấp như: lớp 5, lớp 9 và
ôn thi Đại học.

Mỗi lớp học lại có những thuận lợi và khó khăn riêng, nhưng đối
với các bạn gia sư dạy Toán ôn thi Đại học có lẽ gặp nhiều khó
khăn hơn cả, do đó muốn thành một gia sư dạy Toán ôn thi Đại
học giỏi cần có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm phong
phú. Dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ một vài kinh nghiệm mà
gia sư dạy Toán ôn thi Đại học giỏi của Công ty Giáo dục và
Đào tạo Đức Minh
1. Đánh giá đúng năng lực học sinh, đặt ra mục tiêu đạt được
của học sinh
Việc gia sư dạy Toán đánh giá đúng năng lực của học sinh rất
quan trọng. Bởi khi đánh giá đúng năng lực của học sinh thì mới
lên được mục tiêu cần đạt và phương pháp phù hợp với học sinh
đó.
Hầu hết các bạn gia sư dạy Toán ôn thi Đại học đều là những
người có kinh nghiệm gia sư và luyện thi do đó hiểu rất rõ cấu
trúc của một đề thi Đại học. Một đề thi Đại học môn Toán
thường có 10 câu và mỗi câu ứng với một phần kiến thức. Nội
dung chủ yếu trong chương trình lớp 12 nhưng cũng có những
mảng kiến thức của lớp 11. Do đó, nếu muốn ôn thi Đại học thì
gia sư cần đảm bảo được cả những nội dung kiến thức của lớp


dưới. Chính vì thế, nội dung kiến thức khá nhiều trong khi đó
thời gian lại hạn chế. Bởi vậy, sẽ khó đem lại hiệu quả cao nếu
như các bạn gia sư quá ôm đồm kiến thức.
2. Không ôn dàn trải mà tùy vào năng lực của học sinh
Khi đánh giá đúng năng lực của học sinh thì các bạn gia sư
không nên ôn dàn trải tất cả các phần mà chỉ tập trung ông tập
vào những vùng kiến thức, những dạng bài tập mà học sinh có
thể thực hiện được. Ví dụ như trong đề thi môn Toán thì có các
câu rất khó như: bất đẳng thức, giải hệ phương trình. Với những
học sinh đạt lực học khá hoặc trung bình khá thì chúng ta không
nên dạy các phần này mà chỉ tập trung cho các em đạt được mức
điểm từ 7 tới 8 là được.
3. “Trăm hay không bằng tay quen”
Thường thì cấu trúc đề thi là không thay đổi và với mỗi phần thì
có những dạng bài nhất định, do đó gia sư cần khái quát được
phương pháp giải của các dạng bài và luyện tập cho học sinh
thành thạo các dạng bài tập đó.
4. Luyện các đề thi thử
Trong quá trình ôn thi Đại học thì việc các bạn gia sư dạy
Toán cho học sinh làm đề thi thử có tính thời gian là điều vô
cùng cần thiết. Đây được coi là những cuộc “ tập dượt” cho học
sinh trước khi “ xung trận”. Thông qua cách luyện đề và có hạn
chế thời gian giống như đi thi, các em có xác định được những
gì mình làm được và chưa làm được và có những sửa đổi kịp
thời.
Qua đó, các bạn gia sư cũng có thể dạy học sinh kĩ năng trình
bày bài thi một cách hợp lí, khoa học. Thứ tự làm các câu từ dễ
tới khó, tránh học sinh mải mê “ chinh phục” câu khó mà quên
đi những câu dễ hơn và đạt được kết quả không như mong
muốn.

Kinh nghiệm tổng hợp
Áp lực cho việc thi đại học và khối lượng kiến thức mà học sinh
phải tiếp thu và nắm vững để có thể vượt qua kì thi đại hoc là
không nhỏ. Vì vậy để chúng ta thu được một cách tốt nhất
những kiến thức thì không gì khác hơn là việc tạo cho thể chất
và đầu óc ở trạng thái tốt nhất. Chủ đề này tôi muốn nói đến các
cách giúp Học sinh để có thể học tốt hơn
- Ai cũng có sở trường riêng và cách học riêng, nhưng để nhanh
nhớ, lâu quên thì có một cách là chúng ta tạo niềm hứng thú
trong học tập ( giống như học bài hát xuyên tạc hồi bé). Vậy
phải làm thế nào đây:
+ Tự tạo cho mình niềm thích thú bằng cách trả vờ, suy nghĩ và
cảm nhận của chúng ta phụ thuộc vào cảm giác. Vậy hãy cứ vờ
nghĩ là mình thích đi. ( giống như việc nhiều người nếu biết đấy
là thịt chuột sẽ không dám ăn hoặc vừa ăn xong mà người ta bảo
thịt chuột sẽ tự nôn ra ngay) Đấy là về mặt cảm giác.
+ liên tưởng những gì mình học với thực tế gần gũi sẽ giúp mình
thấy hào hứng khi phát hiện ra điều gì đó
+ Tạo tâm trạng vui vẻ trước khi bắt đầu ngồi vào học

- Khắc phục những cơn buồn ngủ khó tránh khỏi.
+ Đứng dậy đi vòng quanh ra hít thở sâu những chỗ không khí
thoáng và trong lành tạo không khí thoáng xunh quanh bàn học
+ Ánh sáng đủ để tránh hiện tượng buồn ngủ vì cơn buồn ngủ bị
tác động lớn bởi ánh sáng, cũng như những nghiên cứu gần đây
cho thấy, hưng phấn và năng suất làm việc của con người cao
hơn vào mùa nhiều ánh sáng hoặc tại những công sở có hệ thống
ánh sáng tốt
+ Bấm huyệt nhân trung ( huyệt này nằm ở duới mũi và ở giữa
môi) tập vài động tác thể dục nhẹ giúp cơ thể lưu thông máu tốt

hơn

- Giảm áp lực tâm lý
+ Nghe nhạc và với mỗi người có một cách riêng thích hợp, bố
trí thời gian học hợp lý khoa học. Tránh hiện tượng nhồi nhét
dẫn đến chán nản.

- Giữ cơ thể luôn khoẻ mạnh
+ thời gian từ 11h-1hsáng là lúc cơ thể tạo ra chất phục hồi cho
da, rất quan trọng với các bạn nữ nếu không muốn bị già nhanh
hay nổi mụn. Vì vậy trong khoảng thời gian này ít nhất các bạn
nên giành 1 tiếng cho việc ngủ
+ Việc học luôn làm bạn mệt mỏi vì đến 60% năng lượng cơ thể
bị tiêu tốn bởi trí não. Khoảng thời gian từ 4-6hsáng là lúc cơ
thể tiết ra chất kháng khuẩn và phục hồi cơ thể. Trong thời gian
này bạn cũng nên ngủ ít nhất một tiếng. Vậy nên cách học ngủ
tối rồi dậy sớm từ sáng học đến lúc đi học không thực sự thích
hợp, vì không phải ai cũng quen được và có thể trạng tốt.
+ Với mỗi người có một nhịp sinh học riêng, có người làm việc
tốt nhất vào sáng, người làm việc tốt nhất buổi tối , người lại
buổi chiều. Nhưng nhìn chung cơ thể làm việc tốt dần từ 8-9h
sáng rồi sau đó lại bắt đầu hạ từ gần 12h trưa. Cho đến khoảng 1
h thì xuống thấp, nên bạn cố gắng tranh thủ ngủ khoảng 15-30
phút. Còn nếu ngủ được thật sau thì chỉ cần 5 phút là toàn bộ
mệt mỏi sẽ tan biến. Và khả năng làm việc lại tăng trở lại
- Cách học
+ Bạn nên thử các cách học với những môn cụ thể sao cho thích
hợp. Bạn đừng nghĩ rằng cách học từ trước tới nay là tốt nhất
cho dù kết quả học tập của bạn có tốt.
+ Tạo sự ganh đua trong lớp sẽ giúp bạn có mục tiêu phấn đấu

tốt hơn
*************
Khối lượng kiến thức thi đại học cũng rất nhiều, nếu không
chuẩn bị kỹ từ trước và có sự tích lũy thì bạn sẽ cảm thấy lo lắng
rất nhiều. Theo mình thì: mục tiêu -> kế hoạch -> hành động ->
thành công.

-Mục tiêu: bạn ước mơ tương lai mình sẽ làm gì? Một nhà giáo,
nhà khoa học, kỹ sư hay bác sĩ rồi sẽ chọn cho mình một
trường theo sở thích và khả năng. Thời hạn đăng ký dự thi cũng
gần hết. Mạnh dạn đặt bút ghi tên trường mình sẽ học sau này
nhưng nhớ cân nhắc giữa sở thích với thực lực hiện tại của
bạn Đôi khi còn lưu ý đến xu thế phát triển của các ngành (xem
sách báo thời sự thư giản để nắm rõ)

- Kế hoạch và hành động : người ta bảo "ước mơ thì 10%, kế
hoạch thì 20%, còn 70% phải là quyết tâm và hành động".
Nhưng kế hoạch và hành động thế nào đây khi mà thời gian
không còn nhiều nữa. Vậy bạn phải tự trả lời cho mình những
câu hỏi sau:
1. Bạn đang ở đâu?
2. Bạn đang làm gì?
3. Bạn sẽ đi đâu và về đâu?
Trả lời câu hỏi 1 sẽ xác định kiến thức thực tại của mình. Không
quá khó. Vì chỉ có mình mới biết được thực lực của chính mình.
Trả lời câu 2 bạn sẽ biết mình thực hiện có đúng không trong
bối cảnh thời gian, không gian, khả năng và mục tiêu sắp tới.
Trả lời câu 1 và 2 là bạn sẽ biết được mình sẽ về đâu
Tất cả chỉ để bạn cho mình một chương trình thực hiện hiệu
quả trong quãng thời gian ít ỏi còn lại.

Ban A: Toán - Lý - Hoá
***********
Chúng ta khi đến lớp 12 ai nấy cũng đều khá bận rộn và tập
trung và học những môn thi phục vụ cho thi đại học. Thời gian
quan trọng nhất có lẽ là thời gian sau khi kết thúc chương trình
học ở trường phổ thông, lúc này các bạn bắt đầu phải một mình
chiến đấu. Để có được một cách học tốt, tôi đã làm theo cách
sau
1. Với cả ba môn tôi đều giở sách giáo khoa 3 năm phổ thông ra
rồi chép lại các mục lục của sách giáo khoa ra mấy tờ giấy, lấy
đó làm khung các phần mình phải học
2. Sau khi đã có danh sách các phần mình cần phải học rồi thì
lên kế hoạch phân bố thời gian học từng phần, bạn hãy tính số
ngày bạn còn lại và trừ đi khoảng 10 ngày gì đấy, dành cho sai
số ( có thể bạn gặp khó khăn về thời gian trong quá trình ôn lại
một phần nào đó và cần thêm thời gian, và nên bỏ ra chút thời
gian trước khi thi thư giãn). Phần nào bạn thấy khó thì nên dành
nhiều thời gian hơn, và lên lịch học hàng ngày sao cho cụ thể.
Sau khoảng 3 đến 4 ngày đầu luyện bạn chỉnh lại lịch học sao
cho hợp lý nhất.
3. Nên học ở đâu và có thể tập trung tốt nhất. Với các bạn ở
thành phố lớn, tôi có một lời khuyên là nên đến thư viện của các
trường đại học để luyện, thời gian các bạn thi đại học cũng nhiều
khi trùng với lúc sinh viên ôn thi học kì, có thể điều đó cũng
giúp bạn cố gắng hơn khi thấy sinh viên ôn thi, vì sinh viên ôn
thi học kì cũng khá cần cù. Ở thư viện bạn vừa có thể tập trung
tốt lại tránh được sự lười nhác, vì mọi người xung quanh đều
chăm chú học. Còn với những bạn ở nông thôn chẳng hạn thì có
lẽ ở nhà cũng đã yên tĩnh rồi.
4. Một cách bổ trợ khác có thể là học nhóm, các bạn có thể hẹn

nhau một tuần 3 buổi chiều để cùng nhau giải đáp thắc mắc
chẳng hạn. Mỗi khi gặp vấn đề viết ra tờ giấy nhỏ rồi đến lúc
gặp nhau cùng bàn luận, vì học nhóm nhiều khi bạn có thể nhớ
rất lâu và nhanh hiểu. Học thầy không tầy học bạn mà.
*Hỏi đáp liên quan*
Hỏi:
Thi khối A, ôn từng môn như thế nào cho hiệu quả, nên sắp xếp
thời gian học tập như thế nào?
Trả lời:
- Thầy Nguyễn Bác Dụng: Riêng về môn Hóa: đây là môn cần
sự chính xác cao. Phần thực hành là phần rất quan trọng: thực
hành qua bài tập, qua thực tế cuộc sống, trong phòng thí nghiệm.
Hiện thực hành trong phòng thí nghiệm chưa có điều kiện để áp
dụng nhiều. Tuy nhiên, qua bài tập giáo khoa và qua thực tế
cuộc sống, học sinh có thể phát huy trí tưởng tượng của mình.
Chương trình Hóa phổ thông gồm 3 phần chính: Đại cương, Vô
cơ và Hữu cơ. Đại cương chiếm phần lớn chương trình lớp 10 và
một phần ở lớp 8, 9. Vô cơ: cuối HK2 lớp 10, HK1 lớp 11. Hữu
cơ: HK2 lớp 11, HK1 lớp 12; HK2 lớp 12. Với sự sắp xếp
chương trình như vậy, học sinh sẽ có điều kiện tiếp xúc, ôn
luyện lại kiến thức của tất cả các phần ở các cấp lớp nhưng cũng
đặt ra yêu cầu ôn luyện (ngay cả trong dịp hè) đối với học sinh.
Qua đề thi ĐH mấy năm gần đây, từ khi Bộ ra đề thi, sự hệ
thống hóa kiến thức cho HS tốt hơn, nhà trường và HS định
hướng được học gì - thi gì.
Hệ thống hóa kiến thức trong đề thi: Phần đại cương: 10% (kiến
thức lớp 10 sẽ chiếm 10% trong đề thi, 15% lớp 11 và 75% lớp
12); Vô cơ: 40%; Hữu cơ: 50%. Lý thuyết và bài tập nhỏ: 50-
60%; bài toán: 40%.
Lý thuyết chia làm 3 cấp: đại cương 1/6, vô cơ 2/6, hữu cơ 3/6.

Phần toán: tập trung ở lớp 11 và 12, toán vô cơ và hữu cơ chiếm
tỷ lệ tương đương. HS cần phân biệt chính xác các khái niệm
trong kiến thức hóa (ví dụ nguyên tử - nguyên tố). Vì thời gian
còn rất ít, những kiến thức cơ bản HS đã phải nắm được rồi, giờ
là lúc hệ thống hóa lại toàn bộ chương trình hóa (như đã nói ở
trên). Ví dụ: phần đại cương, cần nắm bài nguyên tử với các
kiến thức cấu tạo nguyên tử, sự sắp xếp nguyên tử, nguyên tố;
phần liên kết hóa học: mối liên kết ion, hóa trị… Các kiến thức
từng bài không độc lập với nhau mà chúng có sự liên hệ với
nhau, do vậy cách ôn là nắm kiến thức chung, tổng quát sau đó
đi vào những kiến thức chi tiết. Hợp chất hữu cơ với các kiến
thức định nghĩa, tính chất, đặc trưng… Sau khi nắm các phần cơ
bản, nếu có điều kiện, HS đọc thêm các tài liệu ngoài giáo khoa.
HS không nên sa đà vào những bài tập khó quá, nên xem lại
những bài đã giải (tránh học thuộc đáp án); HS cũng cần dành
thời gian làm toán nhiều vì khi giải bài toán là sự ôn lại lý thuyết
tốt nhất.
Phần 2: Kinh nghiệm
cho từng môn

1. Toán

Môn toán: không quá khó

TT - Thông thường, thang điểm môn toán của đề thi tuyển sinh
ĐH được phân bố như sau: phần khảo sát hàm và những vấn đề
liên quan (2 điểm); phần hình học giải tích (2 điểm) và phần
hình học cổ điển (1 điểm); phần đại số và lượng giác (3 điểm);
phần tích phân và giải tích tổ hợp (2 điểm).
Nhìn lại 27 đề thi môn toán trong ba năm (từ 2002 - 2004 gồm

chín đề thi chính thức và 18 đề dự trữ) chúng ta thấy những vấn
đề thường xuất hiện trong đề thi như sau:
1) Toàn bộ các đề thi đều có câu khảo sát và vẽ đồ thị hàm số
(100%).
2) Biện luận về sự tương giao của đồ thị bằng kiến thức tam
thức bậc 2 (40%). Thật ra, hơn 90% các đề thi đều đòi hỏi biết
sử dụng kiến thức về tam thức bậc 2.
3) Tìm giá trị nhỏ nhất và lớn nhất (25%).
4) Tìm điều kiện để hàm số có cực trị (23%).
5) Viết phương trình tiếp tuyến (15%).
6) Tìm giới hạn của hàm số bằng cách khử dạng vô định (14%).
7) Viết phương trình đường thẳng; xác định tọa độ các điểm đặc
biệt như tâm đường tròn,
trực tâm tam giác… (40%).
8) Các câu hỏi về đường tròn (30%).
9) Các câu hỏi về elip (15%).
10) Các câu hỏi về parabol (6%).
11) Các câu hỏi về tọa độ điểm, đoạn vuông góc chung, phương
trình đường thẳng, mặt phẳng trong không gian (60%).
12) Những câu hỏi liên quan đến mặt cầu (30%).
13) Các bài toán liên quan đến tích phân (75%).
14) Các bài toán liên quan đến giải tích tổ hợp (76%).
15) Phương trình, bất phương trình và hệ phương trình chứa
logarit (60%).
16) Phương trình, hệ phương trình, bất phương trình chứa căn
(27%).
17) Chứng minh các bất đẳng thức bằng các phép biến đổi tương
đương và dùng bất đẳng thức Cauchy (28%).
18) Các hệ phương trình đối xứng (13%).
19) Những bài toán thuần túy là hình học cổ điển thường có tỉ lệ

là 1 điểm.
Để chắc chắn đậu đại học, các em nên học thật chăm từ năm lớp
10, cần hiểu kỹ những điều căn bản trong sách giáo khoa và chỉ
cần làm bài tập với độ khó ở mức trung bình và trung bình khá.
Thạc sĩ PHẠM HỒNG DANH (GV toán Trường ĐH Kinh tế
TP.HCM)

Môn Toán: Bí quyết nằm ở
sách bài tập
(Tư vấn của thầy Nguyễn Thượng Võ, cựu giáo viên Toán,
Trường THPT Hà Nội – Amsterdam).
Tôi vẫn nói với HS, ra Hà Nội ôn thi, các bạn mất ba thứ: tiền
bạc, thời gian và sức lực thì các bạn phải “moi” cho được ba
thứ: kiến thức cơ bản, cách trình bày và tốc độ làm bài.

Kiến thức cơ bản ở đâu?
Để đạt điểm cao, trước hết HS phải nắm chắc kiến thức cơ bản.
Kiến thức cơ bản nằm trong SGK và ba cuốn sách bài tập Toán
lớp 10, 11, 12. Tại sao là sách bài tập Toán? Là vì đề thi ĐH có
tới gần một nửa là kiến thức từ lớp 11 và lớp 10. Vì vậy, nếu
không có thầytổng kết giúp thì cứ sách bài tập mà làm, làm tất
cả bài tập trong đó là đã có thể yên tâm vào phòng thi ĐH.

Trong sách bài tập có cả đáp số, làm xong có thể đối chiếu, tự
tìm ra cái sai. Bí nữa, có thể hỏi các thầy giáo ở địa phương, tôi
tin là các thầy đều có thể giải thích được. Hai đề thi năm 2003
về tính giá trị lớn nhất - nhỏ nhất, ra y hệt dạng đề trong SGK.
Đề tích phân khối B năm ngoái còn dễ hơn SGK nhưng HS vẫn
không làm được vì coi thường SGK.


Đừng tách ra luyện thi khối A, khối B, khối D vì không có sự
chênh lệch rõ rệt về độ khó. Đề năm 2004, câu tích phân của
khối B khó hơn khối A. Tất nhiên, cũng có những câu của đề
khối A ra khá hóc búa (như câu 5 được 1 điểm của năm ngoái)
để tìm HS giỏi.

Bài làm: 6 - 8 mặt giấy là vừa

Những tính toán lặt vặt đừng viết vào bài thi, hãy tính ra giấy
nháp. Một bài thi chỉ 6 – 8 mặt giấy là vừa, có người làm đến 12
mặt giấy thì quả là khủng khiếp. Trời nắng nóng, tìm mãi không
thấy đáp số dễ gây ức chế cho người chấm bài. Ví dụ, sau khi
tính được tích phân, dùng định nghĩa thay giá trị cận trên cận
dưới, khi thay số vào có thể làm ra giấy nháp và điền kết quả
vào, vì người ta có thể nhẩm được, không thầy nào chấm điểm
cho bạn khi bạn thay số vào cả. Hoặc như khi giải phương trình
bậc hai cũng không cần phải tính ∆ luộm thuộm, dài dòng trong
giấy thi. Nếu không nhẩm được nghiệm thì tính ra giấy nháp và
điền kết quả. Khi vẽ hàm số, cần vẽ chính xác, không cần đẹp.

Tối kị: sai cơ bản, lạc đề

Có những người nhờ tôi chấm lại bài trên giấy nháp, thấy đúng
hết nhưng điểm vẫn thấp. Đó là vì khi làm bài trên giấy nháp thì
tập trung nhưng khi chép ra bài thi, đầu óc bắt đầu “lỏng”, vì
chủ quan, nghĩ là làm xong rồi. Thậm chí vừa chép vừa nghĩ ra
cách giải bài khác nên dòng nọ đánh dòng kia, nhầm con số, vậy
là giấy nháp đúng còn bài sai. Vì vậy nên hết sức chú ý để tăng
tốc độ làm bài.


Một điều nữa tôi muốn nói, đó là các bạn đừng xao động vì
những tin đồn, có người gần ngày thi cứ nói sẽ ra đề này, ra đề
kia chỉ làm hoang mang tư tưởng, chưa bao giờ tôi thấy các tin
đồn đó là chính xác cả. Tuần cuối cùng trước khi thi, phải “quán
triệt”: không học thêm, không làm bài tập. Thay vào đó, phải
đọc kỹ lý thuyết từ đầu đến cuối.

Với người chấm, cái “kỵ” nhất là sai cơ bản, sai cơ bản là gạch
ngay. Cái “kỵ” thứ hai là lạc đề vì không đọc kỹ đầu bài. Ví dụ,
tiếp tuyến tại điểm khác với tiếp tuyến đi qua. Tại điểm chỉ có
một tiếp tuyến, đi qua có nhiều tiếp tuyến. Nếu không đọc kỹ đề
sẽ rất nhầm. Sau khi phát đề, đừng cắm đầu làm ngay, hãy đọc
kỹ đề trong năm phút, gạch dưới những ý chính, những từ quan
trọng trong đề. Câu nào khó thì đánh dấu hỏi (?) ra bên cạnh. Đề
ra yêu cầu tính diện tích thì gạch dưới từ “diện tích”, hỏi khoảng
cách thì gạch dưới từ “khoảng cách”… để tránh nhầm.

*****************
hãy thử tạo cảm hứng trước đi. Cách tạo cảm hứng có thể sử
dụng theo cách sau đây. Chắc em biết bọn cờ bạc bịp hay mồi
mọi ngưòi kiểu nào rồi chứ. Mình cũng bắt trước nhé.

Đầu tiên em hãy học định lí công thức cơ bản, ít thôi rồi sau đó
làm luôn bài tập, mà làm mấy bài dễ dễ thôi để mình có thể làm
được, càng ngày càng nâng mức độ khó lên chút để mình phải
loay hoay lâu hơn. Nhưng anh chắc rằng khi làm xong em sẽ
thấy vui vì mình đã làm được. Sau đó em lại chuyển qua phần
khác và làm tương tự như thế. Sau một thời gian em đã có hứng
thú hơn và đã học qua mọi cái một lượt thì bắt đầu nâng cao và
ôn lại tất cả từ đầu. Hi vọng là lúc này em đã có đủ kiên nhẫn,

hứng thú và kiến thức để giải quyết những bài khó hơn.

*******************
các bạn nên chú ý các công thức và nắm vững cách giải các bài
tập cơ bản nhất là hình học không gian.Khi làm bài thì nhớ dành
khoảng 10 đến 15 phút đọc đề và định hướng cách làm bài.

*************
Toán phải học thường xuyên, làm bài tập nhiều vào kể cả những
thứ dễ nhất, không được chủ quan. Năm ngoái, phần vẽ đồ thị,
chả hiểu sao đến lúc vào phòng thi bị khớp nên loay hoay chẳng
biết nên vẽ sao vì bình thường toàn cho qua mà >< Toán học
theo sách GK là tốt nhất, không cần làm bài tập cao siêu làm gì
vì đề sẽ không bao giờ ra cao siêu cả , chạy theo cao mà bỏ cơ
bản là sai lầm.

******************
Môn toán: Là một môn đòi hỏi bạn phải có một hệ thống kiến
thức chặt chẽ từ đễ đến khó, và bạn có tư duy khá tốt thì môn
này sẽ trở nên dễ dàng hơn, nhưng bạn tư thấy mình không
thông minh cho lắm thì: “ cần cù bù thông minh” bạn vẫn có thể
học tốt nếu bạn thực sự cố gắng, vậy để học tốt môn này đầu
tiên bạn phải nắm vững được những kiến thức căn bản. Bạn cần
phải chịu khó học những công thức, các định lý, và cũng nên có
một quyển sổ tay và nghi cẩn thận chúng lại.

Và môn nào cũng vậy nếu có người kèm cặp bạn sẽ thấy học có
hiệu quả hơn, bạn có anh có chị, thế thì tốt rồi, đó là một kho
kiến thức cho bạn đấy. Nếu bạn không có anh có chị…, thì chỉ
bằng cách tìm thầy thôi, tức là bạn phải bỏ tiền để mua kiến

thức, còn kinh tế không cho phép thì tất nhiên bạn cần phải cố
gắng rất nhiều rồi, và bạn cũng đừng quên những người thầy
xung quang mình nhé đó là những người bạn, bạn không nên
ngại gì cả, có thế bạn mới học tốt được, bạn hãy nên nhớ câu:
“học thầy không tày học bạn”.
À còn quan trọng hơn đó là việc học ở nhà. Để tiếp thu bài tốt ít
nhất bạn phải đọc trước bài mới ở nhà ít nhất là một lần một
cách cặn cẽ, có thể bạn thấy không hiểu nhưng bạn hiểu phần
nào rồi thì càng tốt, phần còn lại bạn sẽ tiếp thu trên lớp. Ở lớp ,
nên nghe giảng thật chăm chú, ghi chép bài đầy đủ, nhưng đầy
đủ ở đây không phải là tất cả, đâu có thể lúc nào cũng mải mê
chép được phải không bạn. Và bạn đừng bao giờ bỏ qua bất kì
bài tập nào nhé!
Đó cũng chỉ là những điều chung chung, khái quát nhất về môn
toán. Môn Toán thì có nhiều phần và mỗi phần đều có nội dung
khác nhau vì vậy cũng có phương pháp khác nhau, nhưng cũng
vẫn không thể thiếu được những điều trên.
Đây cũng chỉ là phương pháp mang tính chất ca nhân để bạn có
thể tham khảo.
Hỏi đáp liên quan
Hỏi:
* Cho em hỏi bất đẳng thức Bunhiacopxki và Hệ thức Vi-ét bậc
3 có được sử dụng khi thi ĐH không?
Trả lời:
- Thầy Bùi Văn Viện: Cả bất đẳng thức Bunhiacopxki và Hệ
thức Vi-ét bậc 3 đều được sử dụng trong khi làm bài thi đại học.
Hỏi:
* Trong những tuần cuối nên ôn môn Toán thế nào để tự tin khi
bước vào phòng thi? Nên chú trọng phần nào? Những câu khó
trong đề toán thường ở dạng nào? Việc vận dụng những công

thức ngoài giáo khoa?
Trả lời:
- Thầy Bùi Văn Viện: Không có phần chú trọng và không chú
trọng. Xuyên suốt bộ môn Toán là phần Hàm số với các ứng
dụng của hàm số trong giải toán phương trình, lưu ý kỹ năng
giải phương trình vì hầu hết các bài toán đều liên quan đến giải
phương trình. Đề thi toán không có một câu lý thuyết nào nhưng

×