1. Mở đầu
Văn bản pháp luật là phương tiện quan trọng và chủ yếu trong hoạt
động quản lý của Nhà nước. Trên thực tế, văn bản pháp luật thường có mối
quan hệ nhất định với các quan hệ xã hội và tác động vào đời sống xã hội ở
những phạm vi và giới hạn nhất định. Hiệu quả của sự tác động đó được xem
xét từ nhiều yếu tố như: Thẩm quyền ban hành văn bản, hình thức văn bản,
phạm vi điều chỉnh và chất lượng của văn bản pháp luật. Trong đó, chất lượng
văn bản pháp luật được đánh giá là một nội dung quan trọng, mang tính quyết
định đối với hiệu lực và hiệu quả tác động của văn bản pháp luật. Nhìn chung,
chất lượng văn bản pháp luật thường thể hiện ở sự phù hợp đối với nhu cầu và
mục đích của xã hội, ở mức độ và hiệu quả tác động tới các quan hệ xã hội, ở
tính khả thi trong cuộc sống. Do đó tính khả thi của văn bản là một trong
những điều kiện mang lại hiệu lực thực tế cho văn bản pháp luật nên ta sẽ tìm
hiểu các điều kiện để đảm bảo tính khả thi trong văn bản pháp luật.
2. Nội dung chính
2.1. Khái quát về tính khả thi của văn bản pháp luật.
Khi thảo luận về một dự thảo luật hoặc một văn bản luật đã được Quốc
hội ban hành chúng ta thường nói đến tính khả thi của văn bản và thường băn
khoăn liệu văn bản đó có tính khả thi hay không? Vậy khả thi là gì? Một văn
bản pháp luật cần phải đáp ứng những yêu cầu nào để có tính khả thi và phải
làm như thế nào để xây dựng được một văn bản pháp luật đảm bảo tính khả
thi.
"Khả thi" theo từ điển tiếng Việt có nghĩa là khả năng thực hiện được
của một dự kiến, đề án hay một cách khác là những quy định của dự án luật
có khả năng đi vào cuộc sống mà không dừng lại ở trên giấy. Trên cơ sở đó
hình thành cách hiểu phổ biến về tính khả thi của văn bản pháp luật, coi đó là
mối liên hệ trực tiếp giữa tính hợp pháp và sự thoả mãn những đòi hỏi cơ bản
của đời sống xã hội, là thuộc tính của những văn bản có thể thi hành được
trong thực tiễn vì có nội dung phù hợp (không cao hơn các điều kiện khách
quan của đời sống xã hội).
Như vậy, tính khả thi là một trong những điều kiện mang lại hiệu lực
thực tế cho văn bản pháp luật, những văn bản pháp luật có tính khả thi thì có
hiệu lực thực tế cao, tức là sự tác động đạt mức độ, chất lượng cao. Ngược lại,
những văn bản pháp luật không khả thi mà có hiệu lực pháp lý thì vẫn được tổ
chức thực hiện nên vẫn tác động vào các quan hệ xã hội, do đó vẫn có hiệu
lực thực tế nhưng lại ở mức độ thấp, chất lượng của sự tác động thấp. Mặt
khác, những văn bản pháp luật có tính khả thi nhưng do có các quy định quá
lạc hậu so với điều kiện xã hội thì các chủ thể có liên quan sẽ cố ý không thực
hiện và văn bản có thể không có hiệu lực thực tế. Còn hiệu lực pháp lý và tính
khả thi của văn bản là hai phạm trù hoàn toàn độc lập với nhau, văn bản có
hiệu lực pháp lý.
Do vậy việc đảm bảo tính khả thi của văn bản pháp luật là một yêu cầu
rất quan trọng được đặt ra trong quá trình xây dựng văn bản. Theo quy định
của luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong giai đoạn soạn thảo dự
án luật, cơ quan soạn thảo phải thực hiện rất nhiều hoạt động để bảo đảm chất
lượng của dự án, đồng thời cơ quan thẩm định văn bản phải tiến hành thẩm
định về tính khả thi của văn bản; Trong giai đoạn dự án luật được chuyển
sang các uỷ ban của Quốc hội để thẩm tra thì uỷ ban chủ trì thẩm tra, phải tiến
hành thẩm tra về tính khả thi của văn bản. Tất cả những quy định đó của luật
ban hành văn bản quy phạm pháp luật là nhằm đảm bảo cho dự án luật sau khi
được Quốc hội thông qua có tính khả thi, có khả năng phát huy hiệu quả
trên thực tế.
2.2. Các điều kiện để bảo đảm tính khả thi trong văn bản pháp luật.
Đời sống xã hội giữ vai trò quyết định tới nhu cầu ban hành văn bản và
nội dung văn bản pháp luật nên sự tác động của văn bản vào đời sống xã hội
được quyết định bởi những yếu tố tồn tại trong thế giới khách quan của đời
sống xã hội mà nhà quản lý phải dựa vào đó để hình thành nội dung văn bản,
để tác động vào đời sống xã hội. Nếu văn bản đó có chất lượng cao, sự phản
ánh đó là đúng đắn thông qua các quy định phù hợp thì văn bản sẽ được xã
hội thừa nhận, tức là đã tự làm nảy sinh hiệu lực thực tế. Ngược lại, nếu văn
bản có chất lượng thấp, phản ánh sai lệch bằng những quy định quá cao hoặc
quá lạc hậu so với thực tiễn thì văn bản đó khó có thể được thi hành. Do vậy
sẽ có một số điều kiện để bảo đảm tính khả thi trong văn bản pháp luật như
sau:
Một là, tính khả thi của văn bản thể hiện ở sự phù hợp của nội dung văn
bản pháp luật với đường lối chính sách của Đảng, với lợi ích của các bên có
liên quan vì nội dung văn bản pháp luật luôn trực tiếp hay gián tiếp ảnh
hưởng tới lợi ích của cá nhân, tổ chức.
Với tư cách là phương tiện cơ bản của nhà nước trong quản lý, các văn
bản pháp luật có phải có nội dung phù hợp với đường lối chính sách của Đảng
Cộng sản Việt Nam trong quá trình thể chế hoá thành pháp luật hoặc trong
việc tổ chức thực hiện có hiệu quả và mới bảo vệ hữu hiệu lợi ích cơ bản của
giai cấp công nhân, nông dân và các tầng lớp lao động khác.
So sánh với xã hội có giai cấp thì vấn đề lợi ích luôn hết sức phức tạp,
ở một chừng mực nào đó vẫn tồn tại những mâu thuẫn gay gắt về lợi ích giữa
các giai tầng khác nhau và khi đó nếu nội dung văn bản phù hợp với lợi ích
của giai tầng này nhưng có thể sẽ bất lợi cho giai tầng khác. Vì vậy, với bản
chất xã hội của mình nhà nước là chủ thể duy nhất đại diện hợp pháp cho toàn
xã hội và Nhà nước phải có nhiệm vụ xem xét để tạo ra sự hợp lý về lợi ích
của tất cả các giai tầng trong xã hội thì mới có thể tạo ra sự ổn định, tạo tiền
đề cho sự phát triển của xã hội. Trong quá trình đó cần xác định rõ những lợi
ích nào là lợi ích chung cơ bản phải bảo vệ, không thể dung hoà, những lợi
ích nào là riêng hoặc thứ yếu và có thể dung hoà.
Đối với những vấn đề cơ bản như: Vai trò lãnh đạo của Đảng định
hướng phát triển, nền tảng tư tưởng của xã hội quyền sở hữu của nhà nước,
quyền tự do dân chủ của công dân thì nhà nước phải thiết lập, bảo vệ, còn đối
với những lợi ích riêng của một giai tầng nào đó đối lập với lợi ích của giai
tầng khác thì nhà nước cần có giải pháp dung hoà lợi ích của những giai tầng
đó. Khi đó văn bản pháp luật sẽ được tự giác thực hiện và nhờ đó sẽ có khả
năng tác động cao nhất khi có nội dung phù hợp với lợi ích của những bên
hữu quan; Trong trường hợp ngược lại thì khó có thể tránh khỏi sự lẩn tránh
thực hiện, thậm chí chống đối là sự tác động của nhà nước, văn bản có hiệu
lực thấp và muốn được thực hiện trong thực tế thì nhà nước phải sử dụng sức
mạnh cưỡng chế.
Hai là, tính khả thi của văn bản pháp luật thể hiện ở sự phù hợp với nội
dung văn bản với thực trạng và quy luật vận động của đời sống xã hội.
Sự phù hợp đó trước hết thể hiện trong tính kịp thời của các văn bản
pháp luật. Vì các vấn đề phát sinh trong quản lý nhà nước rất đa dạng, có
những vấn đề phát sinh từ trước đang được tác động bằng những văn bản
pháp luật nhưng sự tác động chưa khoa học, kém hiệu quả. Có vấn đề mới
phát sinh mà chưa có văn bản nào tác động hay có vấn đề tất yếu sẽ phát sinh
và khi phát sinh cần được tác động ngay nên việc chủ yếu có thẩm quyền nắm
bắt chính xác kịp thời những vấn đề đó vì ra văn bản pháp luật để giải quyết
là cần thiết, là tất yếu khách quan, đáp ứng đòi hỏi bức xúc của đời sống xã
hội, kịp thời tác động tích cực vào các quan hệ xã hội (khả năng tác động
cao). Ngược lại, nếu văn bản được ban hành dựa trên suy đoán chủ quan, duy
ý chí, xa rời thực tiễn của chủ thể quản lý nhà nước thì khó có thể biến thành
hiện thực (khả năng tác động thấp) vì thực tiễn không có nhu cầu được tác
động bởi văn bản đó.
Thực tế cho thấy, có những văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ
quy định về việc cấm đốt pháo (cách đây 10 năm). Khi mới ban hành ai cũng
băn khoăn về tính khả thi của quy định và nhiều người cho rằng không thể
thực hiện được vì đây là truyền thống, phong tục tập quán lâu đời của người
Việt Nam, băn khoăn về việc chúng ta không đủ lực lượng để xử lý vi phạm.
Thực tế các quy định đó được thực hiện nghiêm túc trong rất nhiều năm qua
do khâu tổ chức thực hiện tốt, người tổ chức thực hiện kiên quyết và quan tâm
đến việc chỉ đạo, tiến hành sâu rộng các biện pháp tuyên truyền, phổ biến giáo
dục, kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm. Quy định rõ trách nhiệm của các
cấp, các ngành, việc thực hiện dựa vào sức mạnh của cộng đồng dân
cư...Nhưng ngược lại cũng có những văn bản quy phạm pháp luật của chính
phủ có tính chất tương tự như quy định về việc cấm hút thuốc lá tại công sở.
(và kèm theo nó là các quy định về phạt tiền đối với hành vi vi phạm) tuy cũng
là văn bản hoàn toàn có tính khả thi (rất nhiều nước trên thế giới đã thực hiện
được). Nhưng trên thực tế lại không được thực hiện ở Việt Nam và khi Nghị
quyết của Chính phủ quy định về bắt buộc đội mũ bảo hiểm đi mô tô, xe máy
trên mọi tuyến đường có hiệu lực thì việc người dân có chấp hành hay không
sẽ phụ thuộc rất nhiều vào công tác tổ chức thực hiện quy định này của Chính
phủ...
Đồng thời nội dung văn bản pháp luật phải phù hợp với thực trạng các
yếu tố thuộc cơ sở vật chất trong xã hội. Cơ sở của đời sống xã hội rất đa
dạng gồm: tài chính, nguyên liệu, vật liệu, tài nguyên môi trường, đất đai,
giao thông... là những điều kiện vật chất cần thiết cho việc thực hiện văn bản
nên nội dung văn bản phải phản ánh (trực tiếp và gián tiếp) về thực trạng, phải
phù hợp (không cao hơn hoặc thấp hơn) thì mới bảo đảm tính khả thi, ngược
lại, chính những yếu tố đó sẽ bị biến đổi trong những chừng mực nhất dịnh
khi có sự tác động của văn bản. Vì vậy, khi hình thành nội dung văn bản, chủ
thể ban hành phải dựa trên cơ sở các điều kiện vật chất vốn có trong thực tiễn
mà không thể chủ quan duy ý chí, phải chú ý tới khả năng mang lại hiệu quả,
đặc biệt là hiệu quả, đặc biệt là hiệu quả kinh tế của chúng trong quá trình tác
động, nếu không văn bản có thể rơi vào tình trạng không khả thi hoặc không
có hiệu quả, thậm chí phản tác dụng và có thể gây ra những thiệt hại khó
lường.
Mặt khác, nội dung văn bản phải phù hợp với thực trạng điều kiện nhân
lực trong xã hội vì con người vừa là chủ thể hình thành nên văn bản pháp luật