Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Bệnh tuyến yên (diseases of the pituitary) (Kỳ 4) potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.85 KB, 7 trang )

Bệnh tuyến yên
(diseases of the pituitary)
(Kỳ 4)
TS. Hoàng Trung Vinh (Bệnh học nội khoa HVQY)
- Nội khoa:
. Thuốc đối kháng với dopamin: bromocriptine, pergolide, cabergoline có
thể làm bình thường hoá IGF- 1 và ức chế tiết GH.
Bromocriptine viên hàm lượng 2,87mg, biệt dược parlodel: viên nang
11,47mg (dạng mesylat, tương ứng với 10 mg dạng base) hay được sử dụng
hơn cả, liều bắt đầu 1,25-2,5 mg uống vào buổi tối tránh tác dụng phụ hạ huyết
áp tư thế đứng. Liều tăng dần có thể 20 mg/ngày, chia 3 lần. Tác dụng của thuốc
rõ rệt từ tuần thứ 6 trở đi.
. Octreotide: thuốc tương tự somatostatin, có tác dụng kích thích các thụ
thể tiếp nhận somatostatin ở khối u tuyến yên do đó ức chế giải phóng GH, ức
chế somatomedin C.
Liều khởi đầu 150-300 µg/ngày, nếu cần thiết tăng liều sau 2-4 tuần,
thuốc uống ngày 3 lần: 100µg/ cứ mỗi 8 giờ, tối đa 500µg/8 giờ.
Sandostatin là thuốc tác dụng kéo dài, làm giảm nồng độ GH và bình
thường hoá IGF-
1, liều 100µg/lần x 3 lần/ngày, tiêm dưới da, tác dụng mạnh hơn
bromocriptine.
Trường hợp cần thiết dùng các hormon thay thế như hydrocortisol, hormon
sinh dục.

Bảng 4.22. Tóm tắt các phương pháp điều trị bệnh acromegaly.

Phương
pháp
K
ết quả
B


iến
chứn
g
Phẫu thuật

Khỏi
ở 50% các
trường hợp,
nếu u nhỏ thì

kết quả cao hơn.
- Suy chức năng
thùy
trước tuyến yên
(18%).
- Đái tháo nhạt (2,6%)
- Chảy dịch não tủy qua m
ũi
(1,5%).
- Biến chứng thần
kinh
(<1%).
Xạ trị Giảm GH <5
µg/l
từ
15 đến 20 năm
- Suy chức năng tuyến
yên
(>50%)
- Biến chứng thần

kinh
(hiếm gặp).
Octreotide

(Sandostati
n)
Đưa nồng đ

IGF-1 về mức
bình thường ở

ỉa chảy, đau bụng,
phân
lỏng, buồn nôn
(thường tự hết), sỏi m
ật
60-70%
trường hợp.
(24%).
Bromocript
ine
Đưa nồng đ

IGF-1 về mức
bình thường ở

10% trường hợp.
Buồn nôn, trướng bụng, h

huyết áp, ngạt

mũi.
1.3. Suy chức năng tuyến yên ( hypopituitarism):
1.3.1. Khái niệm chung:
Suy chức năng tuyến yên là tình trạng thiếu hụt một hoặc nhiều hormon
tuyến yên gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Thiếu hụt hormon tuyến yên có thể bẩm sinh hoặc mắc phải. Thiếu đơn
độc hormon tăng trưởng và hormon sinh dục hay gặp hơn cả. Sự thiếu hụt
ACTH tạm thời cũng thường gặp trong các trường hợp dùng glucocorticoide
kéo dài, thiếu hụt riêng biệt ACTH hoặc TSH lâu dài rất hiếm gặp.
Sự thiếu hụt bất cứ một loại hormon nào của thùy trước tuyến yên có thể
xảy ra do tổn thương ngay tại tuyến yên hoặc vùng dưới đồi. Khi có đái tháo
nhạt, khiếm khuyết tiên phát thường ở vùng dưới đồi hoặc mức cao của cuống
tuyến yên; đái tháo nhạt thường hay đi kèm với tăng tiết prolactin mức độ nhẹ
và giảm chức năng thùy trước tuyến yên.
1.3.2. Nguyên nhân sinh bệnh:
+ Thiếu hụt hormon đơn độc: thiếu hụt bẩm sinh hoặc mắc phải do đột biến.
+ Khối u tuyến yên hoặc bên cạnh tuyến yên:
- Adenoma tuyến yên kích thước lớn.
- Chảy máu vào tuyến yên
- U vùng dưới đồi: u sọ hầu, u màng não, phình mạch.
- Ung thư di căn tới tuyến yên.
+ Bệnh lý do viêm:
- Bệnh tế bào hạt: sarcoidosis, lao, giang mai.
- U hạt ưa eosin.
- Viêm tuyến yên thâm nhiễm lympho tự miễn.
+ Bệnh lý mạch máu:
- Hoại tử tuyến yên sau đẻ (hội chứng Sheehan).
- Hoại tử tuyến yên ở bệnh nhân đái tháo đường trước và sau đẻ.
- Phình động mạch cảnh.
+ Chấn thương:

- Sau phẫu thuật.
- Cắt vào cuống tuyến yên.
- Chiếu xạ
- Chấn thương sọ não.
+ Bất thường các quá trình phát triển:
- Bất sản tuyến yên.
- Thoát vị não.
+ Xâm nhiễm:
- Bệnh hemochromatosis.
- Nhiễm bột (amyloid)
- Bệnh tổ chức bào (hand-schuller-christian).
+ Không rõ nguyên nhân:
- Bệnh lý tự miễn.
- Bệnh có tính gia đình.
Tuy vậy xác định được các nguyên nhân gây suy tuyến yên nhiều khi rất
khó khăn, nhưng nếu xác định được rất có lợi cho điều trị cũng như tiên lượng.

×