Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

BƯỚU GIÁP ĐƠN (Kỳ 3) pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.44 KB, 7 trang )

BƯỚU GIÁP ĐƠN
(Kỳ 3)
VIII. ĐIỀU TRỊ
1. Nguyên tắc điều trị:
Nhằm bình thường hóa nồng độ hormon tuyến giáp, mà không đòi hỏi
tuyến giáp phải tăng hoạt và phì đại, do đó nếu bệnh nguyên:
Thiếu iode thì cung cấp iode, không do thiếu iode, cung cấp thêm hormon
giáp tổng hợp.
Trong bướu giáp đơn do thiếu iode, điều trị bằng iode hay hormon giáp làm
tuyến giáp nhỏ lại nhiều hay ít thay đổi tuỳ thuộc nhiều yếu tố, như thời gian xuất
hiện bướu, kích thước bướu, độ xơ hoá của bướu.
Trong những nguyên nhân khác gây bướu giáp đơn lan toả không độc,
Levothyroxine có thể được dùng với mục đích nhằm giảm kích thước tuyến giáp.
2. Điều trị cụ thể:
2.1. Điều trị bướu giáp đơn lan toả (không độc).
2.1.1. Điều trị ngoại khoa:
Hạn chế tối đa phẫu thuật vì bướu giáp trong trường hợp này lớn là do hoạt
động bù, nếu cắt bỏ dễ bị suy giáp, nhất là hiếm khi chỉ định đối với các bướu lớn
lan toả.
Tuy nhiên can thiệp phẫu thuật có thể đặt ra trong những trường hợp sau:
- Bướu giáp quá lớn gây chèn ép (khó nuốt, khó thở, nói khàn). Bướu giáp
lâu năm dễ bị ung thư hoá hoặc nghi ngờ ung thư hoá. Bướu nhiều nhân.
- Vì lý do thẩm mỹ.
Sau khi phẫu thuật, phải thường xuyên kiểm tra FT4, TSH để phát hiện suy
giáp kịp thời
2.1.2. Điều trị nội khoa:
* Đối với bướu giáp do thiếu iode hay bướu giáp địa phương:
Phần lớn không hoặc ảnh hưởng rất ít đến chức năng tuyến giáp, nhưng
nguyên nhân chính là do thiếu iode, nên tốt nhất là đưa iode vào điều trị và dự
phòng, Iode có nhiều dạng:
- Iode dưới dạng iodur de potassium (IK) (Lugol) 1 mg muối K/ngày, tối


thiểu trong 6 tháng, hoặc iodat de potassium (KIO
3
).
Cần theo dõi biến chứng Iode-Basedow.
Tuy nhiên vì cơ chế Feedback còn bình thường, nên có thể sử dụng hormon
giáp để làm giảm thể tích tuyến giáp. L. Thyroxine viên được chỉ định khi:
+ Lâm sàng và siêu âm xác định bướu giáp lớn.
+ Nồng độ Thyroxine giảm và TSH huyết tương tăng.
+ Thể tích tuyến giáp có nhỏ lại so với trước khi điều trị.
- Thyroxin (Levothyroxine, L-Thyroxine, Levothyrox) (T4), viên 50µg,
75µg, 100µg, liều tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh nhân 0,5-2 viên/ngày.
Levothyroxine có 1/2 đời là 7 ngày, hấp thu tốt, dùng buổi sáng để tránh mất ngủ.
- Triiodothyronine (Liothyronine) (T3) viên 25 µg, 1-2 viên/ngày, ít dùng vì
hấp thu nhanh, 1/2 đời ngắn, hiệu quả chỉ thoáng qua. Không dùng ở bệnh nhân
THA, bệnh mạch vành.
Ở người trẻ, liều bắt đầu 100 µg/ngày, và ngưng khi TSH ở mức bình
thường-thấp. Theo dõi cho tăng liều dần để đạt hiệu qủa tốt, theo dõi biến chứng
cường giáp (mạch nhanh, gầy).
Ở bệnh nhân già, liều khởi đầu 50 µg/ngày, cần cho liều tăng dần theo dõi
cơn đau thắt ngực và đo điện tim.
Kết quả:
- Bởi vì có khả năng bệnh tuyến giáp tự miễn tiềm tàng, nên thận trọng
không dùng Thyroxine đặc biệt khi khi TSH ở giới hạn thấp.
- Ở bệnh nhân già, bướu nhân hoặc bướu xơ hoá, khả năng bướu co nhỏ lại
chừng 1/3, bệnh thường giảm sau 3-6 tháng điều trị, nếu sau thời gian này không
giảm thì khó có hiệu quả tốt.
* Đối với bướu cổ lẻ tẻ không do thiếu iode: Vẫn điều trị bằng Thyroxine
liều như trên, nhằm giảm phì đại tuyến giáp.
* Điều trị bướu giáp đa nhân không độc.
- Phần lớn bướu giáp đa nhân không độc có thể để bảo tồn.

- Cung cấp Thyroxine hiếm khi làm tuyến giáp nhỏ lại.
Nếu dùng Levothyroxine, dùng liều khởi đầu là 50 µg/ngày, có thể tăng dần
liều, nhưng theo dõi TSH.
Chất cản quang hoăc các chất chứa iode nên tránh vì có nguy cơ đưa đến
cường giáp do iod (iod-Basedow) do tăng sản xuất hormon giáp của các nhân giáp.
- Xạ trị liệu ngày càng được chỉ định vì làm kích thước tuyến nhỏ lại, và có
thể cắt bỏ chọn lọc các nhân tự trị. Liều I
131
phụ thuộc vào kích thước tuyến giáp,
và sự bắt giữ iode phóng xạ. Thường khoảng ≥ 100 µCurie/gram mô tuyến. Điều
trị có thể lặp lại nếu cần. Phần lớn bệnh nhân, kích thước tuyến giáp giảm khoảng
40-50%.
- Khi có sự chèn ép cấp xảy ra, glucocorticoid hoặc phẫu thuật có thể cần
thiết được chỉ định.
Suy giáp sau xạ điều trị bướu giáp đa nhân không độc ít xảy ra hơn so sau
xạ điều trị Basedow. Tuy nhiên khoảng trên 5% suy giáp tự miễn có thể xảy ra sau
điều trị bệnh bướu giáp đa nhân không độc.
IX. PHÒNG BỆNH
Đối với vùng thiếu iode: Có nhiều phương pháp để bổ sung.
1. Muối iode hóa:
Nồng độ iode trộn vào muối được đề nghị là 1 phần iode cho 10.000-
100.000 phần muối, bằng cách dựa trên sự tiêu thụ khoảng 5-10 g muối/ngày,
cung cấp chừng 50-500 µg iode/ngày. Hiện nay dùng iodat bền vững hơn iodure
(IK) do đặc tính ổn định của nó trong vùng nhiệt đới ẩm thấp.
Dự phòng bướu cổ bằng cách dùng muối iode có kết quả tốt trong một số
quốc gia như Hoa Kỳ, Thuỵ Sĩ, Ấn Độ, Mêxico, Phần Lan, Tiệp Khắc. Tại Hoa
Kỳ sau 30 năm cung cấp iode dự phòng đã giảm độ tập trung phóng xạ vào thời
điểm 24 giờ từ 40-45% (1960) xuống còn 8-30% (1990). Tuy nhiên theo khuyến
cáo của TCYTTG (1996) về sử dụng muối iode cần lưu ý:
- Khoảng 20% iode bị mất đi từ khi sản xuất cho đến khi sử dụng.

- Khoảng 20% iode bị hư biến trong quá trình chế biến thức ăn.
- Lượng muối sử dụng trung bình trong ngày là 10g.
Cách trộn: Kali iodat (iodate de potassium: KIO µg) hoặc iodure Kali (IK)
20-25 mg/kg muối, tương ứng nhu cầu trung bình là 150-300 µg/ngày.
Sự cung cấp được đánh giá tốt khi nồng độ iode trong nước tiểu trung bình
từ 100-200µg iode/l.
2. Dầu iode: hấp thụ chậm.
- Lipiodol.
+ Đường uống: 1ml chứa 480mg iode, liều duy nhất bằng 1ml, dự phòng 1-
2 năm.
+ Tiêm bắp: liều 0,5-1 ml (1ml chứa 480mg iode), dự phòng bướu cổ và
chứng đần địa phương trong 3-5 năm.
Trẻ em < 1tuổi: liều 0,5ml, TB ở mông.
Trẻ em > 1tuổi và người lớn TB ở tay, liều 1ml.
3. Nuớc pha iode: iode loại dung dịch đậm đặc I
2
, IK hay KIO
3
cho vào
nước uống đạt nhu cầu 150µg/ngày.
4. Lugol: 5g I
2
+ 10g IK trong 100ml (hoặc 6mg iode chứa trong 1 giọt
Lugol). Thời gian tác dụng ngắn hơn so với loại dầu iode, nên cho nhiều lần trong
ngày.
Có nhiều cách bổ sung iode, nhưng iode hóa muối là phương pháp được ưa
chuộng nhất trong việc bổ sung iode ở quần thể thiếu hụt iode.




×