Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

trao đổi xã hội và ứng dụng trong CTXH nhóm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.35 KB, 19 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA XÃ HỘI HỌC

TIỂU LUẬN
MÔN: CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM
ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT TRAO ĐỔI XÃ HỘI VỚI NHÓM TRẺ EM
LANG THANG TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM
Giảng viên : T.S. Đỗ Thị Ngọc Phương
Học viên: Đỗ Thị Miền
Lớp : Công tác xã hội
Hà Nội – 2011


MỤC LỤC
MỞ BÀI
2
Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai là câu nói bao hàm đầy đủ nhất về
ý nghĩa và tầm quan trọng của trẻ em trong tiến trình xây dựng và phát triển
đất nước. Chăm sóc và bảo vệ trẻ em là trách nhiệm chung của mỗi gia đình
và toàn xã hội. Nhưng một thực tế hiện nay, tình trạng trẻ em lang thang
kiếm sống đang diễn ra phổ biến gây nhức nhối trong cộng đồng xã hội. Các
em đang phải đối mặt với những nguy cơ không nhỏ về sức khỏe, giáo dục,
sự an toàn hay xâm hại tình dục
Công tác xã hội nhóm là phương pháp công tác xã hội nhằm giúp tăng
cường, củng cố chức năng xã hội của cá nhân thông qua các hoạt động nhóm
và khả năng ứng phó với các vấn đề của cá nhân. Nhân viên xã hội ứng dụng
những kiến thức, kĩ năng liên quan đến tâm lý nhóm với các mục tiêu xã hội
đã được thiết lập nhằm hỗ trợ mỗi cá nhân trong nhóm thay đổi hành vi, thái
độ, niềm tin, giúp họ tăng năng lực đối phó, chức năng xã hội thông qua chia
sẻ các kinh nghiệm của nhóm có mục đích để giải quyết các vấn đề của mình


và thỏa mãn nhu cầu. Trong công tác xã hội nhóm, các trao đổi và chia sẻ
giữa thông tin, kinh nghiệm giữa các thành viên trong nhóm là nhân tố quyết
định sự thành công, tính gắn kết của hoạt động nhóm đem lại hiệu quả cao
nhất cho nhóm. Nhân viên xã hội ứng dụng lý thuyết trao đổi xã hội trong
công tác xã hội nhóm với nhóm trẻ em lang thang, nhằm trợ giúp các em có
cái nhìn tích cực hơn, xây dựng được cho mình những kiến thức, kĩ năng cần
thiết nhất để hòa nhập xã hội.
NỘI DUNG CHÍNH
I. Lý thuyết
3
1. Thuyết trao đổi xã hội
1.1. Xuất xứ
Thuyết trao đổi xã hội được biết tới thông qua các tác giả Peter Blau,
Homans, Thibaut và Kelly.
Peter Blaut (1918- 2002) là một nhà xã hội học Mỹ, ông sinh ra tại
Vienna Áo. Trong các bài viết đầu tiên của ông chủ yếu tập trung trên lý
thuyết trao đổi xã hội, ông khuyến khích các nhà lý luận nhìn về phía trước
như những gì họ mong đợi, phần thưởng sẽ là sự tương tác xã hội của họ.
ông cho rằng nếu cá nhân tập trung quá nhiều vào các khái niệm tâm lý
trong lý thuyết họ sẽ không học tập được các khía cạnh phát triển của trao
đổi xã hội.
Harold Kelly (16/2/1921- 29/1/2003) tại Malibu, California là một nhà
tâm lý học xã hội Mỹ và là giáo sư tâm lý học và là giáo sư tâm lý hoạc tại
Đại học California, Los Angeles
John Thibaut (1968- 1985) là giáo sư tâm lý học và là chủ tịch của
Cục Tâm lý học của Đại học Bắc Carolina tại Chapel Hill, 1960-1966.
Harold H. Kelly là giáo sư tâm lý học tại Đại học California, Los Angles.
Chủ yếu là sự tương ứng giữa John W. Thibaut và Harold H. Kelly liên quan
đến cuốn sách của họ, Tâm lý xã hội của các nhóm và Cẩm nang của tâm lý
xã hội. Lý thuyết này đã ảnh hưởng lớn đến thế hệ các nhà khoa học nghiên

cứu về động lực nhóm, được xác định thông qua mô hình về sự phụ thuộc
lẫn nhau trong sự tương tác giữa các cá nhân, xác định các mức độ mà một
đối tác có thể ảnh hưởng đến, hay quan hệ nhân quả. Thông qua các công
việc của mình trên các mối quan hệ cá nhân, ông đã xác định 3 mối quan hệ
của cá nhân: sự phụ thuộc lẫn nhau trong những hậu quả của các hành vi cụ
thể, tương tác đáp ứng với các kết quả khác, và chỉ định của các sự kiện
tương tác tới các khuynh hướng.
4
George Homans (11/8/1910- 29/5/1989) là một nhà xã hội học Mỹ,
người sáng lập của xã hội học và lý thuyết hành vi trao đổi. Homans được
biết đến với nghiên cứu của mình trong hành vi xã hội và tác phẩm của ông
bao gồm Tập đoàn con người, hành vi xã hội: các hình thức tiểu của nó, lý
thuyết trao đổi tín chỉ và các kiến nghị khác nhau nhiều ông thi hành để giải
thích hành vi xã hội tốt hơn. Trung tâm của lý thuyết trao đổi Homans nằm
trong mệnh đề dựa trên các nguyên tắc tâm lý. Theo Homans họ là tâm lý vì
hai lý do: thứ nhất, chúng thường được thử nghiệm trên những người tự gọi
mình là nhà tâm lý học và thứ hai, họ là tâm lý bởi vì mức độ mà họ đối phó
với các cá nhân trong xã hội. Homans nói, "họ là những mệnh đề về hành vi
của mỗi con người, chứ không phải là mệnh đề về các nhóm xã hội." Ông tin
rằng một xã hội học được xây dựng trên các nguyên tắc của ông sẽ có thể
giải thích tất cả các hành vi xã hội. Homans đi sâu vào tập trung đến các
hành vi của cá nhân khi tương tác với nhau. Ông tin rằng các đặc điểm như
năng lượng, sự phù hợp, lãnh đạo, tình trạng và công bằng trong hành vi xã
hội là rất quan trọng để giải thích lý thuyết.
Như vậy nội dung của thuyết trao đổi xã hội là tập trung vào hành vi
của mỗi cá nhân trong nhóm, sự công bằng. Theo thuyết sự thay đổi của xã
hội và tính ổn định của tiến trình trao đổi được các bên thương thuyết với
nhau.
1.2. Nội dung thuyết trao đổi xã hội
Thuyết trao đổi xã hội giải thích sự thay đổi của xã hội và tính ổn định

của tiến trình trao đổi được thương lượng giữa các bên với nhau. Thuyết trao
đổi xã hội cho rằng, tất cả các mối quan hệ của con người được hình thành
bởi sự phân tích lợi ích một cách chủ quan và sự so sánh giữa các lựa chọn.
Cốt lõi của thuyết trao đổi xã hội là ý niệm về sự công bằng. Thuyết này gắn
bó mật thiết với thuyết lựa chọn dựa trên lý trí và bao hàm tất cả những giả
5
thiết cơ bản của nó. Thuyết trao đổi xã hội muốn làm giảm đi mối quan hệ
tương tác con người dựa trên cảm xúc để đi đến một tiến trình lí trí mà nó
xuất phát từ thuyết kinh tế (giá cả và lợi nhuận kinh tế).
Thuyết này nhấn mạnh đến hành vi cá nhân của các thành viên trong
nhóm. Xuất phát từ những học thuyết trò chơi, phân tích kinh tế, tâm lý động
vật các nhà lý thuyết trao đổi xã hội cho rằng khi người ta tương tác trong
nhóm, mỗi người đều cố gắng hành xử để gia tăng tối đa sự khen thưởng và
giảm thiểu tối đa sự trừng phạt. Các thành viên trong nhóm bắt đầu tương
tác vì những sự trao đổi xã hội này đem lại cho họ điều gì đó có giá trị, như
sự tán thành. Theo các nhà lý thuyết trao đổi xã hội thì thường người ta
không thể nhận được gì nếu người ta không cho hay có sự trao đổi ngầm
trong mọi mối quan hệ giữa con người. Trong lý thuyết trao đổi xã hội, hành
vi nhóm được phân tích bằng cách quan sát cách mà những cá nhân thành
viên tìm kiếm sự khen thưởng trong khi ứng phó với sự tương tác diễn ra
trong nhóm. Đối với một cá nhân trong một nhóm, quyết định diễn tả mọi
hành vi dựa vào sự cân nhắc, so sánh giữa sự khen thưởng và trừng phạt có
thể có từ hành vi đó. Các thành viên trong nhóm cư xử để gia tăng những
hiệu quả tích cực và làm giảm những kết quả tiêu cực.
Lý thuyết trao đổi xã hội cũng nhấn mạnh đến cái cách mà các thành
viên nhóm ảnh hưởng lẫn nhau trong các tương tác xã hội. Kết quả của bất
kỳ sự tương tác xã hội nào cũng đều dựa trên quyền lực xã hội và sự lệ thuộc
xã hội trong mối tương tác đặc biệt.
Lý thuyết này được sử dụng để làm việc với nhóm thanh thiếu niên
phạm pháp trong cơ sở, nhóm cấu trúc được sử dụng để đối đầu, thách thức,

và xóa đi những qui chuẩn nhóm đồng đẳng chống xã hội và thay thế chúng
bằng những qui chuẩn hỗ trợ xã hội thông qua sự tương tác nhóm đồng đẳng
được hướng dẫn.
6
Lý thuyết cũng chú trọng đến hành vi của các thành viên trong nhóm.
Đối với cá nhân, quyết định thể hiện hành vi dựa trên sự so sánh giữa
thưởng và phạt xuất phát từ các hành vi.
1.3. Vận dụng lý tuyết trao đổi xã hội trong công công tác xã hội
nhóm.
Trong công tác xã hội nhóm, sự tương tác giữa các thành viên đóng
vai trò quan trọng cho sự thành công của cả nhóm. Do vậy nhân viên xã hội
khi làm việc với nhóm, tiến hành áp dụng lý thuyết trao đổi xã hội cần có sự
nhạy bén, linh hoạt, trong lựa chọn các hình thức tương tác, khen thưởng,
phạt để thu được hiệu qua mong muốn.
Khi vận dụng thuyết trao đổi xã hội, nhan viên xã hội sẽ cải thiện
được chức năng xã hội của cá nhân, gia đình, nhóm và các tổ chức thông qua
việc nhận biết và sử dụng khả năng hành động của con người trong việc
tránh sự hao tổn. Khi nhận thức được sức mạnh của lợi ích cá nhân trong các
cơ hội lựa chọn của đối tượng cũng như các hành vi của họ sẽ tăng tính
chính xác trong việc đánh giá, do vậy sẽ tăng hiệu quả can thiệp. Việc nhận
biết được nhu cầu, lợi ích của đối tượng sẽ được kết hợ để xây dựng và thực
hiện kế hoạch can thiệp
Thuyết trao đổi xã hội trong công tác xã hội nhóm giúp mỗi cá nhân
nhận biết và điều chỉnh được khả năng hành động để tránh những hao tổn
không cần thiết, đi ngược quy luật của xã hội; đặc biệt theo một số tác giả có
hai phương pháp làm việc theo nhóm thuyết này là tương tác nhóm có định
hướng và văn hóa tích cực của các thành viên đồng niên.
Thuyết trao đổi xã hội nhấn mạnh đến hành vi cá nhân của các thành
viên trong nhóm. Các nhà lý thuyết tương tác xã hội cho rằng khi người ta
tương tác trong nhóm, mỗi cá nhân đều cố gắng hành động để gia tăng tối

đa sự khen thưởng và giảm thiểu tối đa sự trừng phạt. Theo họ thì người ta
7
thường không nhận ra cái gì nếu người ta không cho có một mối quan hệ
ngầm trong mọi mối quan hệ giữa con người.
Theo thuyết này, hành vi nhóm được phân tích bằng cách quan sát
theo cách mà những thành viên nhóm tìm kiếm sự khen thưởng trong hki
ứng phó với sự tương tác diễn ra trong nhóm. Lý thuyết này cũng nhấn mạnh
đến cách mà thành viên nhóm ảnh hưởng lẫn nhau trong các tương tác xã
hội.
Trong công tác xã hội nhóm, nhân viên xã hội khi lựa chọn phương
pháp can thiệp trợ giúp cần xem xét trên khía cạnh mối quan tâm chung của
cả nhóm. Đưa ra các kế hoạch trợ giúp trên cơ sở các mục tiêu và mong đợi
của từng thành viên trong nhóm. Có hình thức khen thưởng và xử phạt phù
hợp, công bằng. Nhân viên xã hội cần nhấn mạnh yếu tố tương tác trong
nhóm, khuyến khích các thành viên chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm cũng như
những cảm nhận của bản thân về một lĩnh vực nào đó của đời sống xã hội.
Sự chia sẻ trong nhóm giúp gắn kết các thành viên, gia tăng tinh thần đoàn
kết và hoạt động nhóm từ đó đem lại những hiệu quả tích cực.
2. Trẻ em lang thang
2.1. Khái niệm trẻ em lang thang
Theo luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004: Trẻ em lang
thang là trẻ em rời bỏ gia đình, tự kiếm sống, nơi kiếm sống và nơi cư trú
không ổn định, trẻ em cùng với gia đình đi lang thang.
2.2. Đặc điểm của trẻ em lang thang
Trẻ em lang thang là những đứa trẻ thích tự do và sự tự do đó không
giống nhau qua các hoàn cảnh của từng đối tượng.
Trẻ lang thang không sống trong khuôn khổ và một nơi cụ thể, ổn
định
8
Trẻ lang thang thường có tính phòng vệ cao, đôi khi hơi hung hãn với

những người lạ mặt, có tính tự lập cao, biết cách tổ chức cho cuộc sống riêng
của mình.
Trẻ em lang thang thường có tâm lý dễ đổ vỡ và tổn thương về tình
cảm, dễ nghi ngờ về mọi người xung quanh.
Trẻ dễ có hành vi sai trái, vi phạm pháp luật do sự lôi kéo của các bạn
xấu trong môi trường sống
2.3. Nhu cầu chung của trẻ em lang thang
Trẻ em lang thang cần được thỏa mãn các điều kiện cơ bản về ăn,
mặc, ở, sinh hoạt
Được đảm bảo về sức khỏe, sự an toàn, được chăm sóc và nuôi
dưỡng, được giáo dục và hòa nhập xã hội
Cũng như bao đứa trẻ bình thường khác, trẻ em lang thang luôn khao
khát được thể hiện và khẳng định mình, được xã hội thừa nhận, được quan
tâm và cống hiến
2.4. Những nguy cơ đối với trẻ em lang thang
Trẻ em lang thang thường phải làm những công việc nặng nhọc, nguy
hiểm gây độc hại cho sức khỏe, bị thiếu ăn, thiếu chất, ốm yếu bệnh tật
Trẻ em lang thang dễ bị xâm hại tình dục, bị bạo hành, bị lạm dụng,
hay lao động sớm, buôn bán trẻ em
2.5. Công tác xã hội nhóm với trẻ em lang thang
Công tác xã hội là một ngành khoa học, một nghề mới ở Việt Nam với
bản chất hướng tới sự trợ giúp con người trong cuộc sống, nhất là những đối
tượng dễ bị tổn thương bằng các mô hình can thiệp, phương pháp, kĩ năng
của mình. Với nhóm trẻ em lang thang, đó là những cá nhân dễ bị tổn
thương, các em rất cần được che chở, quan tâm, chăm sóc của gia đình và xã
hội. Nhân viên xã hội khi làm việc với nhóm trẻ này cần chú ý:
9
Thân thiện, tạo dựng sự tin tưởng trong trẻ
Tìm hiểu nhu cầu, mong muốn của các em, những khó khăn mà các
em đang gặp phải

Liên kết các nguồn lực trong xã hội để trợ giúp các em: như chỗ ở, các
dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe, điều kiện sinh hoạt khác
Tư vấn về học nghề, giới thiệu việc làm
Trợ giúp cho các em có khó khăn hay khủng hoảng về tâm lý, ổn định
và vươn lên hòa nhập xã hội.
II. Ứng dụng lý thuyết trao đổi xã hội trong công tác xã hội nhóm
với trẻ em lang thang.
1. Mô tả về nhóm trẻ
Nhóm 7 trẻ lang thang trong độ tuổi từ 9 đến 16 tuổi, đang sống tại
các gầm cầu và khu chợ. Sinh sống bằng đánh giầy và bán vé số, chưa được
hỗ trợ về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, học nghề và giới thiệu việc làm.
Đã từng đánh nhau với các trẻ khác, có hành vi trộm cắp khi đánh giầy cho
khách
2. Ứng dụng thuyết trao đổi xã hội với nhóm trẻ lang thang trong
công tác xã hội nhóm.
2.1. Tiến trình công tác xã hội nhóm:
* Giai đoạn chuẩn bị và thành lập nhóm:
- Là giai đoạn khi mới bắt đầu các thành viên từ nhiều nơi khác nhau
hợp thành một nhóm để thực hiện một hoạt động với mục tiêu nhất định.
- Gồm các bước:
+ Xác định mục đích hỗ trợ nhóm
+ Đánh giá khả năng thành lập nhóm
+ Thành lập nhóm (tuyển chọn thành viên, thành phần nhóm, quy mô)
+ Định hướng các thành viên nhóm
10
+ Chuẩn bị môi trường (cơ sở vật chất, kế hoạch tài chính)
+ Viết đề xuất nhóm
* Giai đoạn bắt đầu hoạt động nhóm
- Giới thiệu các thành viên nhóm
- Xác định mục đích của nhóm: nhóm mong muốn đạt được gì trong

quá trình hoạt động của nhóm
- Xác định mục tiêu của nhóm
- Thảo luận nguyên tắc bảo mật thông tin nhóm
- Giúp các thành viên cảm nhận họ là một thành phần của nhóm
- Định hướng phát triển nhóm
- Cân bằng giữa nhiệm vụ, yếu tố tình cảm xã hội của tiến trình
- Thỏa thuận các công việc của nhóm
- Khích lệ động cơ của các thành viên
- Dự đoán những khó khăn cản trở
* Giai đoạn can thiệp hoặc thực hiện nhiệm vụ
* Giai đoạn kết thúc, chuyển giao
- Lượng giá
- Kết thúc
+ Giải quyết cảm xúc của những thành viên
+ Giảm sự phụ thuộc vào nhóm
+ Duy trì, phát huy những nỗ lực thay đổi
+ Lập kế hoạch cho tương lai, chuyển giao
2.2. Tiến trình trợ giúp nhóm trẻ
2.2.1. Chuẩn bị và thành lập nhóm
- Mục đích hỗ trợ nhóm: trợ giúp các em có chỗ ăn, ở, sinh hoạt, được
học nghề và giới thiệu việc làm, thay đổi nhận thức và hành vi của trẻ
11
- Đánh giá khả năng thành lập nhóm: đây là các em lang thang bán
báo và đánh giầy, các em không có nơi ở, mà chỉ sống tạm tại gầm cầu và
khu chợ. Cuộc sống rất khó khăn, các em thường xuyên có hành vi đánh
nhau với các trẻ khác.
- Với những trẻ em này, bước đầu nhân viên xã hội tiếp cận các em,
sử dụng các kĩ năng và phương pháp cần thiết như thấu cảm, lắng nghe, thu
thập, phân tích và xử lý thông tin , khi đó phát hiện ra vấn đề chung của
nhóm trẻ, cùng trẻ thành lập một nhóm hành động chung dựa trên tinh thần

tự nguyện hợp tác tham gia của các em.
- Tiến hành thành lập nhóm: gồm 7 trẻ
- Chú ý: thành lập nhóm trên cơ sở các căn cứ về tuổi, giới tính, sở
thích, nhu cầu của từng cá nhân. Phải có những nét tương đồng trong các đặc
điểm để thuận lợi trong quá trình hoạt động của nhóm.
2.2.2. Giai đoạn bắt đầu hoạt động nhóm
- Giới thiệu các thành viên trong nhóm
- Xác định mục đích của nhóm: trẻ có được chỗ ăn ở, được học nghề
và giới thiệu việc làm, thay đổi nhận thức và hành vi
- Xác định mục tiêu riêng của từng cá nhân để có kế hoạch và phương
pháp tác nghiệp phù hợp.
- Đưa ra nguyên tắc đảm bảo bí mật mọi thông tin
- Xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm:
Nhóm sẽ hoạt động trên cơ sở các nguyên tắc chung, áp dụng thưởng
và phạt nghiêm ngặt
Quan sát nhóm trẻ, tìm ra một em có năng lực lãnh đạo làm trưởng
nhóm
Xây dựng kế hoạch trên cơ sở mục tiêu chung của nhóm, dựa trên nhu
cầu và nguyện vọng của các thành viên.
12
Nhóm quyết định hoạt động 3 lần/tuần vào thứ 3, 5, 7
- Đưa ra nguyên tắc hoạt động chung cho cả nhóm:
Các thành viên phải tuân thủ nguyên tắc của nhóm
Thực hiện trên cơ sở tôn trọng, theo sự hướng dẫn và lãnh đạo của
nhóm trưởng
Cùng nhân viên xã hội xác lập các nội dung về thông tin của từng
thành viên để có kế hoạch liên kết đến các tổ chức xã hội
- Tìm hiểu về các mối quan hệ của trẻ: trẻ còn gia đình không, còn
liên lạc với gia đình không, có mối quan hệ với ai khác nữa không. Quan hệ
thân thiết nhất của trẻ là với ai

- Tìm hiểu chức năng, vai trò của từng thành viên trong nhóm: xem
xét mỗi trẻ đóng vai trò gì trong nhóm, đảm nhiệm công việc gì, trẻ có thực
hiện các hoạt động giao lưu, trao đổi trong nhóm không
+ Trao đổi về suy nghĩ, cảm nhận khi tham gia vào nhóm
+ Chia sẻ những trải nghiệm, sở thích, ưu nhược điểm của từng người
để mỗi thành viên trong nhóm hiểu nhau hơn từ đó có những hỗ trợ nhau
phù hợp.
+ Tinh thần hoạt động chung của cả nhóm: cùng chia sẻ, và vượt qua
những vấn đề gặp phải trong xã hội; cùng chung mục đích muốn được gia
nhập một tổ chức xã hội, được học nghề và giới thiệu việc làm. Xác định
những mục đích này một cách rõ ràng sẽ khích lệ tinh thần tham gia chung
của cả nhóm. Mặt khác, cùng trao đổi, chia sẻ và vượt qua những khó khăn,
nhóm trẻ sẽ hiểu nhau hơn, từ đó xây dựng tinh thần tự giác.
+ Do đặc thù là nhóm trẻ lang thang, lại chưa có nơi ở cố định, khi các
em gia nhập nhóm và có mục tiêu hoạt động chung, các em sẽ tự bảo vệ
được bản thân và bảo vệ cho nhau tránh những nguy cơ từ phía xã hội
13
- Nhân viên xã hội cùng tham gia các buổi sinh hoạt nhóm của trẻ,
quan sát cách thức trao đổi công việc, hướng dẫn các em phương pháp làm
việc nhóm hiệu quả. Phân tích để trẻ hiểu việc trao đổi và chia sẻ giữa các
thành viên trong nhóm có tác dụng to lớn cho sự thành công của cả nhóm.
- Trong các buổi sinh hoạt nhóm, nhân viên xã hội nên có các phần
thưởng nho nhỏ khuyến khích trẻ khi trẻ hoàn thành một nhiệm vụ nào đó:
như khi trẻ tự học và lam được một bài tập, hay hôm nay trẻ đã giúp được
bạn trong nhóm việc gì Bên cạnh đó có hình phạt cho những trẻ có hành vi
vi phạm nguyên tắc hoạt động chung của nhóm: như vẫn còn gây gổ đánh
nhau, trộm cắp đồ, không chia sẻ và trao đổi với các bạn trong nhóm
- Nhân viên xã hội trong bất cứ buổi sinh hoạt nhóm nào, đều chỉ
đóng vai trò người tham mưu và hướng dẫn, còn các công việc cụ thể giao
cho trưởng nhóm và từng thành viên.

2.2.3. Giai đoạn thực hiện
- Nhân viên xã hội thường xuyên có những buổi kiểm tra kết quả hoạt
động của nhóm, quan sát sự thay đổi của từng thành viên, quan sát phương
thức trao đổi của mỗi trẻ, cách thức mà trưởng nhóm trao đổi với các thành
viên. Trẻ mong muốn gì khi tham gia trao đổi với các thành viên khác (tức là
trẻ nhận được gì sau quá trình trao đổi)
- Từ đó nhân viên xã hội sẽ lên kế hoạch cho những buổi hoạt động
nhóm tiếp theo, có cách thức và phần thưởng trao đổi với mỗi trẻ để trẻ hoàn
thành nhiệm vụ được giao.
- Củng cố mối quan hệ trong nhóm tạo sự ổn định cho hoạt động
nhóm bằng cách quan tâm đến từng thành viên, tìm hiểu lý do nếu trẻ vắng
mặt trong buổi sinh hoạt, tìn hiểu những nguyên nhân tác động tới sự thay
đổi của trẻ (nếu có)
- Cùng cả nhóm thay đổi kế hoạch cho phù hợp với hoàn cảnh hiện tại
14
- Duy trì các buổi sinh hoạt nhóm tiếp theo.
2.2.4. Kết thúc nhóm
- Nhân viên xã hội cùng cả nhóm lượng giá quá trình, tổng kết những
kết quả đạt được sau một thời gian hoạt động nhóm. Các em đã có cái nhìn
và định hướng đúng đắn cho con đường đi của mình, có sự thay đổi trong
nhận thức và hành vi, được gia nhập một tổ chức xã hội và được học nghề
- Kết thúc nhóm
- Chia tay nhóm, đưa trẻ đến với các tổ chức xã hội.
- Giữ liên lạc với trẻ, ghé thăm, trao đổi điện thoại liên lạc
2.2.5. Đánh giá những ưu, nhược điểm của lý thuyết trao đổi xã hội
khi áp dụng với nhóm trẻ lang thang trong công tác xã hội nhóm
* Ưu điểm của lý thuyết trao đổi xã hội
- Trong làm việc nhóm, nhờ quá trình trao đổi, tương tác lẫn nhau tạo
ra được sự đoàn kết và nhất trí cao trong nhóm, các nhóm viên hiểu nhau
hơn từ đó đem lại hiệu quả cao trong hoạt động chung

- Quá trình trao đổi, sử dụng các hình thức thưởng phạt là động lực
giúp mỗi nhóm viên cố gắng hơn hoàn thành nhiệm vụ được giao
- Nhờ sự trao đổi giữa các nhóm viên mà mỗi nhóm viên sẽ có ý thức
trách nhiệm hơn trong hoạt động chung của cả nhóm, tâm lý không muốn
kém hơn người khác, muốn được thể hiện mình sẽ khiến mỗi nhóm viên
hăng say hết mình cho hoạt động chung.
- Sử dụng thuyết trao đổi xã hội, mỗi nhóm viên sẽ gần gũi nhau hơn,
đặc biệt với nhóm trẻ lang thang thiếu thốn tình cảm gia đình, khi gia nhập
nhóm và được trao đổi với các bạn, các em sẽ có cảm giác mình có thêm
một gia đình mới, có sự quan tâm, chia sẻ của các bạn từ đó trẻ sẽ có cái
nhìn lạc quan, tích cực hơn đối với hoàn cảnh.
* Hạn chế của thuyết trao đổi xã hội
15
- Thuyết trao đổi xã hội có hạn chế nhất định khi áp dụng vào nhóm
trẻ lang thang: khi muốn khuyến khích trẻ chia sẻ hay tham gia các hoạt
động mà trẻ không hoàn toàn hứng thú, việc sử dụng các phần thưởng mà trẻ
yêu thích sẽ dần dần hình thành trong trẻ tâm lý phải có điều kiện trao đổi
thì trẻ mới thực hiện. Trong đời sống xã hội, nếu quá chú trọng đến lợi ích,
phải được cái gì thì mới thực hiện sẽ dẫn đến lối suy nghĩ và lối sống ích kỉ;
không khuyến khích được tinh thần tự nguyện trong công việc, dẫn đến sự lệ
thuộc vào các phần thưởng hay lợi nhuận.
- Trong thuyết trao đổi xã hội, khi áp dụng vào nhóm trẻ, nếu nhu cầu
của các em gần như hoàn toàn được thoả mãn hoặc thỏa mãn ít thì cá nhân
sẽ ít cố gắng hơn trong việc nỗ lực tìm kiếm chúng.
KẾT LUẬN
Xã hội ngày càng phát triển cao kéo theo đó là những hệ lụy của lối
sống công nghiệp, những vấn đề xã hội nhức nhối cả cộng đồng Công tác
16
xã hội với vai trò và chức năng là một nghề nghiệp trợ giúp xã hội hơn lúc
nào hết luôn phải đối phó với những khó khăn, thách thức; người nhân viên

xã hội luôn phải hết mình cho lý tưởng và tôn chỉ nghề. Nhân viên công tác
xã hội nói chung và công tác xã hội nhóm nói riêng cần cố gắng hơn nữa
trau dồi tri thức, kĩ năng, phương pháp tác nghiệp để trợ giúp những con
người gặp khó khăn trong xã hội vươn lên hòa nhập cộng đồng, làm chủ
mình, làm chủ xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Blau, Peter, Trao đổi và quyền lực trong xã hội, 1964
17
2. Homans, George C. (1958). "Hành vi xã hội như Exchange". Tạp
chí Xã hội học
3. Thibaut, JW , Kelley, hộ gia đình (1959). tâm lý xã hội của các
nhóm . New York: Wiley
4. Nguyễn Duy Nhiên, Công tác xã hội nhóm, 2010
5. Nguyễn Thị Hương Trà, Giáo trình xã hội học đại cương, 2008

18

19

×