Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

quản lý rủi ro

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.44 KB, 24 trang )

I. Lý thuyết:
1. Các khái niệm rủi ro.
*khái niệm
- rủi ro gắn với khả năng xảy ra một biến cố không lường trước, biến cố mà ta hoàn
toàn không biết chắc.
Ví dụ: Bạn đang tới một cuộc hẹn với đối tác thì bị hỏng xe giữa đường.
- rủi ro ứng với sự sai lệch giữa dự kiến và thực tế hoặc là rủi ro là sự không thể dự
đoán trước được nguyên nhân dẫn đến kết quả thực khác với kết quả dự đoán.
* Trong thực tế khi nói đến rủi ro người ta thường có hai quan niệm:
+ rủi ro chỉ liên quan đến các thiệt hại- rủi ro không đối xứng: với quan niệm này chúng
ta có thể thấy một số khái niệm rủi ro tương ứng như: rủi ro là toàn bộ biến cố ngẫu
nhiên tiêu cực tác động lên quá trình đầu tư làm thay đổi kết quả theo chiều hướng bất
lợi, rủi ro là khả năng xảy ra một sự cố không may hoặc rủi ro là sự kết hợp của nguy cơ
hoặc rủi ro là khả năng xảy ra tổn thất và vì vậy thông thường chúng ta coi rủi ro là sự
ngẫu nhiên, là sự cố gây tổn thất và là sự kiện ngoài mong muốn.( một số quan niệm
thường gặp: rủi ro là sự không chắc chắn hoặc các mối nguy hiểm, rủi ro được hiểu là
khi các kết quả thực tế chệch hướng khỏi dự báo, rủi ro được hiểu là mất mát).
Ví dụ: tai nạn ập đến và 1 tòa nhà bị đổ sập hoàn toàn.
+ rủi ro liên quan đến cả thiệt hại và may mắn- rủi ro đối xứng: rủi ro là khả năng sai
lệch xảy ra giữa giá trị thực tế và kỳ vọng kết quả, sai lệch càng lớn, rủi ro càng nhiều.
Ví dụ: một trận động đất hay sóng thần sẽ mang lại thiệt hại nặng nề song vẫn có sự
may mắn là nhiều người thoát chết trong gang tất.
* Đặc trưng của rủi ro
Khi đã xác định được các vấn đề tiềm ẩn đáng kể và hiển nhiên chúng ta không đủ tài
nguyên để ứng phó với mọi vấn đề tiềm ẩn này. Vì vậy cần xác định được những vấn đề
nào là lớn nhất có khả năng đe doạ dự án lớn nhất. Có nhiều phương pháp song có một
phương pháp được sử dụng phổ biến và cũng là đơn giản nhất đó là đưa ra các phán
đoán chủ quan về 2 đặc tính của vấn đề tiềm ẩn là tần số và biên độ.
+ Tần số: đồng nghĩa với việc thích rủi ro nhiều hay thích rủi ro ít. Được thể hiện
bằng xác suất hoặc khả năng xuất hiện của biến cố.
+ Biên độ: mồi lần xảy ra có lớn hay không? Lớn bao nhiêu? Được thể hiện bằng giá


trị của các biến cố hoặc tác động của các biến cố.
Đối với các nhà quản trị rủi ro họ chú trọng tần suất lớn, biên độ lớn của rủi ro. Vì:
Rủi ro = Tần suất * biên độ.
Với những loại rủi ro này luôn được các nhà đầu tư để ý đến để có các biện pháp đề
phòng rủi ro một cách có hiệu quả nhất.
2. Phân loại rủi ro trong đầu tư? Ý nghĩa của các cách phân loại?
a. Theo các giai đoạn của quyết định đầu tư
- Rủi ro trước khi ra quyết định (rủi ro thông tin): đây là loại rủi ro xảy ra khi thu
thập các thông tin không đầy đủ, không chính xác dẫn đến nhận diện sai về bản chất của
các yếu tố liên quan đến phương án đầu tư, điều này dẫn tới ra các quyết định đầu tư
sai.
- Rủi ro khi ra quyết định (rủi ro cơ hội): rủi ro này xảy ra khi chúng ta lựa chọn
các phương án không tối ưu.
- Rủi ro sau quyết định: là loại rủi ro thể hiện ở sự sai lệch giữa dự kiến và thực tế
Ưu:
+ Rủi ro được nhận diện theo từng giai đoạn nên thuận lợi cho việc quản lý
+ Các giai đoạn có quan hệ mật thiết với nhau theo trình tự làm tốt công việc trước sẽ
tạo điều kiện thuận lợi cho giai đoạn sau được thực hiện dễ dàng hơn.
Nhược :
+ Mang tính chủ quan cao
+ Số liệu dự kiến và nó có quan hệ trình tự theo các giai đoạn nên dễ dẫn đến sai lầm,
rủi ro trong đầu tư.
b. Theo phạm vi
- Rủi ro theo ngành dọc (rủi ro cá biệt): là rủi ro ảnh hưởng đến từng khâu, từng
bộ phận riêng biệt trong hoạt động đầu tư. Đây là rủi ro có thể giảm thiểu bằng cách đa
dạng hóa đầu tư.
- Rủi ro chung: là rủi ro ảnh hưởng đến tất cả các khâu, các bộ phận trong hoạt
động đầu tư như chính sách tài chính - kinh tế của chính phủ như chính sách tài khóa
chính sách tiền tệ, lãi suất, các loại thuế đặc biệt và chúng ta không thể loại trừ bằng
phương pháp đa dạng hóa đầu tư.

Ưu: +
Có cái nhìn tổng thể về những rủi ro có thể gặp phải trong ngắn hạn và dài hạn.
+ Phương pháp quản trị đơn giản hơn.
Nhược :+ Chỉ mang tính định tính, không định lượng được mức độ tác động
c. Theo tính chất tác động
- Rủi ro theo suy tính (rủi ro mang tính chất đầu cơ): là loại rủi ro phụ thuộc vào
mong muốn chủ quan của nhà đầu tư, nó xảy ra trong trường hợp nhà đầu tư chủ động
lựa chọn phương án cho dù biết rằng có thể có lợi hoặc bị thiệt hại.
- Rủi ro thuần túy: là rủi ro mang tính khách quan, không phụ thuộc vào ý chí
chủ quan của chủ đầu tư, rủi ro này thường chỉ mang lại những thiệt hại cho các phương
án đầu tư. Nó diễn ra ngoài dự tính và bất ngờ như tai nạn,cháy nhà…
Ưu nhược điểm:
Ưu: +Mang cả tính khách quan và chủ quan, giúp nhà quản lý nắm bắt và xử lý vấn đề
góp phần tạo thói quen sống và đối diện với rủi ro
Nhược :+ Chỉ mang tính định tính, không định lượng được mức độ tác động
d. Theo bản chất
- Rủi ro tự nhiên: mang tính chất tự nhiên mà ta không thể đề phòng được,trong
trường hợp này thì thường chấp nhận rủi ro.
- Rủi ro về công nghệ và tổ chức: công nghệ lạc hậu quy trình sản xuất hoặc quản
lý thiếu chặt chẽ và khoa học sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả đạt được.
- Rủi ro về kinh tế - tài chính cấp vi mô và vĩ mô: yếu tố kinh tế cũng mang lại
cho doanh nghiệp nói chung và dự án nói riêng những thiệt hại không nhỏ. Khủng
hoảng kinh tế toàn cầu, lạm phát, chênh lệch tỷ giá…đều có thể gây ra những thiệt hại
nặng nề.
- Rủi ro về chính trị - văn hóa - xã hội: Sự bất ổn về tài chính, chính trị có ảnh
hưởng sâu rộng đến toàn bộ hoạt động của nền kinh tế.
Sự khác biệt phong tục tập quán, lối sống khác nhau, sự thiếu hiểu biết, tuổi tác…
đều là những nguyên nhân gây ra những mất mát, hạn chế trong kinh doanh, có thể làm
dự án gặp nhiều khó khăn.
- Rủi ro về thông tin khi ra quyết định đầu tư: có ý nghĩa quyết định là tập hợp

phân tích của những loại trên để có cái nhiên tổng thể và đầy đủ nhất về dự án, nếu
nhân định về thông tin sai sẽ đi đôi với quyết định sai lầm, cho nên trước khi ra quyết
định đầu tư thì các nhà quản lý phải cân nhắc và phân tích thật kỹ thông tin và các yếu
tố tác động trước khi ra quyết định cuối cùng.
 Ưu: + Tính đến tất cả các rủi ro có thể gặp phải,giúp nhận dạng đầy đủ và
tông quát các rủi ro trong từng lĩnh vực, giúp cho việc quản lý rủi ro dễ dàng hơn.
 Nhược : + Tốn nhiều thời gian, chi phí để phân tích.
e. Theo nơi phát sinh
- Rủi ro do bản thân dự án gây ra: phát sinh ngay trong nội bộ doanh nghiệp như
Ban lãnh đạo, chính sách hoạt động, trình độ nhân công, vốn… là các yếu tố ảnh hưởng
trực tiếp tới dự án. Nhà quản trị dự án trong nhiều trường hợp bị phụ thuộc vào các yếu
tố nội tại của doanh nghiệp. Để có thể hạn chế sự tác động từ doanh nghiệp, nhà quản
trị dự án nên chủ động xây dựng kế hoạch làm việc chi tiết cụ thể theo từng giai đoạn,
xây dựng lộ trình làm việc để có thể tiến hành công việc một cách chủ động.
- Rủi ro xảy ra bên ngoài (môi trường) và tác động xấu đến dự án: phát sinh ngoài
doanh nghiệp như ô nhiễm môi trường, lãi suất tăng cao, sự biến động tỷ giá lớn sẽ làm
phát sinh thêm chi phí làm giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp hoặc ảnh hưởng
trực tiếp đến dự án theo nhiều mức độ khác nhau.
 Ưu: + Nhận diện tổng quát và cụ thể theo từng nơi phát sinh giúp dễ
dàng lên kế hoạch quản lý.
 Nhược : + Không có cái nhìn tổng thể về khả năng xảy ra rủi ro trong tương
lai, chỉ chú ý đến rủi ro bên trong mà vô tình làm giảm hiệu quả của việc quản trị rủi ro.
f. Theo mức độ khống chế rủi ro
- Rủi ro không thể khống chế được (bất khả kháng): Thông thường đây là các rủi
ro do môi trường thiên nhiên mang lại. Đây là các yếu tố nằm ngoài tầm khống chế của
con người. Để quản trị được các rủi ro này, nhà quản trị cần tìm hiểu kỹ về các đặc
trưng tự nhiên của từng nơi kết hợp với sự phát triển của của khoa học kỹ thuật để có
thể đưa ra các dự đoán chính xác. Đồng thời cần xây dựng các phương án dự phòng,
khắc phục rủi ro nếu có xảy ra.
- Rủi ro có thể khống chế được: là những rủi ro mang tính chủ quan và ta có thể

lường trước được, do đó ta hoàn toàn có thể lập kế hoạch ứng phó với những phương án
cụ thể loại bỏ hoặc hạn chế rủi ro đến mức tối đa có thể.Yêu cầu cần đặt ra là các nhà
quản lỷ phải nhận diện được mức độ và độ lớn rủi ro để có thể đưa ra phương án nhằm
tối thiểu hóa thiệt hại.
Ví dụ: xây dựng 1 phòng y tế với đội ngũ y tá giỏi trong một trường đại học sẽ
tạo niềm tin cho sinh viên và giảm thiểu rủi ro đáng tiếc xảy ra.
 Ưu: + Nhận diện dễ dàng, biết trước được rủi ro nào có thể khống chế được để
tập trung nguồn lực khống chế rủi ro.
+ Chi phí quản trị rủi ro thấp.
 Nhược : + Mang tính chủ quan mà chưa phân tích kỹ các yếu tố bên ngoài tác động.
g. Theo giai đoạn đầu tư
- Rủi ro giai đoạn chuẩn bị đầu tư(chủ yếu là ra quyết định): quyết định đầu tư
vào đâu? đầu tư cái gì và đầu tư như thế nào? Là bước chuẩn bị đầu tư tạo tiền đề và
quyết định sự thành công hay thất bại của 2 giai đoạn sau đặc biệt là giai đoạn khai thác
và vận hành dự án. Chính vì thế khi quyết định nên đầu tư vào cái gì nhà quản lý cần
phân tích kỹ và đầy đủ, cần lường trước những tình huống bất trắc có thể xảy ra trong
tương lai để có thể ra quyết định chính xác nhất.
Ví dụ như khi ta quyết định xây nhà máy phân bón hay hóa chất thì cần tránh xa
khu dân cư…
- Rủi ro giai đoạn thực hiện đầu tư: nảy sinh trong quá trình triển khai thực hiện
đầu tư có thể không như dự tính làm phát sinh thêm chi phí và kết quả sai khác với với
dự định ban đầu. Ví dụ khi bắt tay vào khởi công dự án xây dựng một nhà máy thì bị
vướng mắc vào khâu giải phóng mặt bằng làm chậm tiến độ thi công, giá nguyên vật
liệu tăng làm phát sinh thêm chi phí…
- Rủi ro giai đoạn khai thác dự án : nếu kết quả của 2 giai đoạn trên không tốt và
kèm theo sự quản lý yếu kém trong khâu vận hành thì sẽ đem lại nhiều rủi ro cho dự án
và kết quả là dự án hoạt động kém hiệu quả.
Ví dụ trong giai đoạn đầu nếu phân tích cung – cầu thị trường không chính xác có
thể dẫn đến thừa cung làm giảm giá bán sản phẩm hoặc việc thực hiện chậm tiến độ thi
công sẽ ảnh hưởng đến cơ hội chiếm lĩnh thị phần hay thời điểm kinh doanh “vàng” đã

qua đi.
 Ưu:+ Rủi ro được nhận diện theo từng giai đoạn nên ta có thể hoàn toàn vạch ra kế
hoạch để thuận lợi cho việc quản lý.
 Nhược : + Có nhiều tình huống đa dạng xảy ra nên ít nhiều ảnh hưởng đến dự án.
+ Có quan hệ dây chuyền,chỉ cần giai đoạn trước thực hiện không tốt sẽ ảnh hưởng đến
toàn bộ dự án.
* rủi ro trong mối quan hệ với các tình huống khác:
- tình huống xác định: là tình huống khi thông tin đầu vào hoàn toàn xác định và vì vậy
kết quả đầu ra là duy nhất, xác suất xảy ra biến cố là 1. với tình huống xác định chúng
ta có thể dễ dàng, nhanh chóng ra quyết định. Đối với các dự án đầu tư chúng ta có thể
xác định các chỉ tiêu như NPV, IRR, thời gian thu hồi vốn, tỷ lệ lợi ích trên chi phí…,
và căn cứ vào các chỉ tiêu này để ra quyết định đầu tư.
- tình huống rủi ro: là tình huống khi thông tin đầu vào có nhiều giá trị, có phân bố xác
suất và vì vậy kết quả đầu ra là tập hợp nhiều kết quả có phân bố xác suất. với tình
huống rủi ro, chúng ta thường áp dụng lý thuyết xác suất để ra quyết định đầu tư. Lý
thuyết xác suất được thể hiện bằng các số đo rủi ro như: giá trị kỳ vọng, độ lệch tiêu
chuẩn, hệ số biến đổi…và khi phân tích có thể áp dụng các phương pháp phân tích độ
nhạy, phân tích theo kịch bản…
- tình huống bất định: là tình huống khi thông tin đầu vào không chắc chắn, không có
phân bố xác suất và vì vậy kết quả đầu ra cũng không xác định, không có phân bố xác
suất. đây là tình huống khiến chúng ta gặp khó khăn khi ra quyết định và thường áp
dụng lý thuyết trò chơi. Những tiêu chuẩn thường áp dụng: maximax, maximin,
maximum, likelihood, minimax regret…
3. Khái niệm quản trị rủi ro, Các phương pháp quản lý rủi ro.
* Khái niệm
Là việc xác định, phân tích và đề ra các biện pháp để kiểm soát, khống chế các tình
huống bất ngờ có ảnh hưởng xấu đến dự án. Trong một dự án đầu tư người đề xuất
thường thiếu những thông tin của dự án vì thế rất cần thiết để đo lường sự đóng góp
trong đầu tư đến mức độ rủi ro của công ty.
* Mục tiêu quản trị rủi ro.

- tăng đối đa khả năng xảy ra các sự kiện có tác động tích cực đến dự án.
- giảm thiểu khả năng xảy ra các sự kiện có ảnh hưởng bất lợi đối với mục tiêu của dự
án.
* phương pháp:
- tránh rủi ro:
+ loại bỏ lảh năng bị thiệt hại, không chấp nhận dự án có độ rủi ro quá lớn.
+ biện pháp này được áp dụng tỏng trường hợp khả năng bị thiệt hại cao và mức độ
thiệt hại lớn.
+ có thể được thực hiện ngay từ giai đoạn đầu của chu kỳ dự án. Nếu rủi ro dự án cao
cần phải loại bỏ nagy từ đầu.
+ phương pháp này xác định được những khả năng xảy ra rủi ro đối với dự án.
- chấp nhận rủi ro:
+ chấp nhận trong giới hạn, chấp nhận như thế nào.
+ họ quyết định mạo hiểm vì NPV lớn, ví dụ như đầu tư chứng khoán.
+ sống chung với rủi ro, rủi ro gây hại không lớn, biên độ xảy ra không cao có thể chấp
nhận trong khả năng cho phép.
- phòng ngừa thiệt hại:
+ giảm thiệt hại bằng các biện pháp.
+ cần xác định nguồn gốc thiệt hại
môi trường đầu tư: lạm phát, chính trị, nền kinh tế.
 nội tại: rủi ro thông tin.
Đưa ra các biện pháp nhằm ngăn ngừa sự phát triển của rủi ro, hạn chế tác động của nó.
- tự bảo hiểm.
+ chấp nhận rủi ro, đề ra những biện pháp nhằm phòng trừ và hạn chế rủi ro. Kết hợp
các công ty, các đơn vị có rủi ro giống nhau.
+ đặc điểm:
 nó là một hình thức chấp nhận rủi ro.
 các đơn vị cùng kết hợp thường là các công ty con cùng một công ty mẹ, chung một
ngành.
 có chuyển rủi ro và tái phân phối chi phí.

 có hoạt động dự đoán mức thiệt hại
 đáp ứng mọi chi tiêu của hệ thống bảo hiểm
 có lợi thế là nâng cao khả năng ngăn ngừa thiệt hại.
- giảm bớt thiệt hại:
+ đo lường, phân tích, đánh giá.
+ xây dựng kế hoạch đối phó.
- chuyển dịch rủi ro:
+ một bên liên kết với nhiều bên khác nhau để cùng chịu rủi ro.
+ các doanh nghiệp có thể khác nhau
+ giống phương pháp bảo hiểm: bất định về thiệt hại
- bảo hiểm:
+ là hình thức chuyển dịch rủi ro theo hợp đồng.
+ đối với xã hội: không những chuyển dịch rủi ro mà còn giảm thiệt hại.
+ các công ty bảo hiểm lấy tiền bán bảo hiểm để đi đầu tư vào lĩnh vực khác và chi cho
những rủi ro cho người tham gia bảo hiểm.
+ khi xác suất thấp, rủi ro lớn: chọn phương pháp này.
4. Phân tích quy trình quản trị rủi ro 4 bước:
* Nhận diện rủi ro
Là việc xác định các đe dọa và các cơ hội có thể xảy ra trong suốt thời gian hoạt
động của dự án đi kèm với sự bất định của chúng.
Thời gian hoạt động của dự án là thời gian trong suốt chu kỳ của dự án, không
phải thời gian hoạt động cảu đội quản lý dự án, thời gian này tính đến khi khách hàng
chấp nhận sản phẩm của dự án, thậm chí có dự án tính cả đến giai đoạn bảo hành. Các
rủi ro còn cần tính đến khi sản phẩm hoặc dịch vụ của dự án phát huy tác dụng. các rủi
ro do sự rò gỉ của sản phẩm do lỗi khi chúng ta thiết kế và sản xuất phải được tính đến
để ngăn chặn chúng không thể xảy ra.
Có thể nhận diện các rủi ro bằng nhiều cách khác nhau nhưng những cách nào có
thể xác định nhanh và hiệu quả thì cần được sử dụng.
* định lượng rủi ro
Là quá trình đánh giá rủi ro như những đe dọa và cơ hội tiềm năng.

Chúng thường quan tâm đến hai tiêu chí: xác suất xảy ra rủi ro và tác động của
rủi ro. Xác suất rủi ro cho chúng ta biết rủi ro có hay xảy ra hay không và tác động của
rủi ro xác định khi xảy ra có lớn hay không, lớn bao nhiêu, tác động tích cực hay tiêu
cực. những rủi ro có xác suất xảy ra nhỏ nhưng có tác động lớn và những rủi ro có tác
động nhỏ nhưng xác suất xảy ra lớn thì không cần tính đến, ở đây chúng ta quan tâm
đến sự kết hợp của hai tiêu chí này trước khi chúng ta xác định tầm quan trọng của rủi
ro mà chúng ta đã nhận diện. sự kết hợp giữa xác suất và tác động sẽ cho chúng ta đưa
ra các quyết định phù hợp.
* xử lý rủi ro
Là quá trình làm một việc gì đó với rủi ro. Nó có nghĩa là chúng ta sẽ phản ứng
với rủi ro như thế nào. Trong quá trình này chúng ta sẽ tập trung vào những rủi ro được
sắp xếp theo thứ tự tầm quan trọng cần quan tâm.
Việc xử lý rủi ro bao gồm cả việc bỏ qua rủi ro, để mặc rủi ro xảy ra, theo dõi
những rủi ro tỏng quá trình dự án hoạt động. nó còn bao gồm làm gì đó trước khi rủi ro
xảy ra. Nó có thể là chuyển giao rủi ro cho người khác hoặc chia sẻ rủi ro với người
khác.
* kiểm soát rủi ro
Là quá trình kiểm soát các rủi ro
Nó bao gồm theo dõi các rủi ro đã xảy ra, có thể mới xảy ra, các rủi ro có thể sẽ
xảy ra và chúng ta cố gắng làm thay đổi xác suất và tác động của các rủi ro này. Cuối
cùng chúng ta sẽ xây dựng một hệ thống báo cáo các rủi ro đã gặp phải để có được bức
tranh các rủi ro đã biết.
5. Số đo rủi ro: Giá trị kỳ vọng, độ lệch chuẩn
- Khái niệm:
Định lượng rủi ro là một quá trình đánh giá các rủi ro đã được nhận diện và tiếp tục xử
lý các số liệu cần thiết để đưa ra các quyết định phù hợp.
- Ý nghĩa đo lường rủi ro
a. Giá trị kỳ vọng
- Khái niệm:
Là trung bình có trọng số của tất cả các giá trị của thể của biến đó, hay là được

tính bằng tổng các tích giữa xác suất xảy ra của mỗi giá trị có thể của biến với giá trị đó.
Như vậy, nó biểu diễn giá trị trung bình mà người ta "mong đợi" thắng cược nếu đặt
cược liên tục nhiều lần với khả năng thắng cược là như nhau
- Công thức:
EV=
- Giá trị kỳ vọng được coi là thước đo của công cụ định lượng. giá trị kỳ vọng là sụ kết
hợp giữa xác suất và tác động của rủi ro
b. Độ lệch chuẩn
- khái niệm
Độ lệch chuẩn, hay độ lệch tiêu chuẩn (Standard Deviation) là một đại lượng thống kê
mô tả dùng để đo mức độ phân tán của một tập dữ liệu đã được lập thành bảng tần số.
Có thể tính ra độ lệch chuẩn bằng cách lấy căn bậc hai của phương sai. Khi hai tập dữ
liệu có cùng giá trị trung bình cộng, tập nào có độ lệch chuẩn lớn hơn là tập có dữ liệu
biến thiên nhiều hơn. Trong trường hợp hai tập dữ liệu có giá trị trung bình cộng không
bằng nhau, thì việc so sánh độ lệch chuẩn của chúng không có ý nghĩa. Độ lệch chuẩn
còn được sử dụng khi tính sai số chuẩn. Khi lấy độ lệch chuẩn chia cho căn bậc hai của
số lượng quan sát trong tập dữ liệu, sẽ có giá trị của sai số chuẩn.
- Công thức
- Ý nghĩa
Độ lệch chuẩn đo tính biến động của giá mang tính thống kê. Nó cho thấy sự chênh lệch
về giá trị của từng thời điểm giá so với giá trung bình. Tính biến động cũng như độ lệch
chuẩn sẽ cao hơn nếu giá đóng cửa và giá đóng cửa trên bình khác nhau đáng kể. Nếu
sự chênh lệch không đáng kể thì độ lệch chuẩn và tính biến động ở mức thấp. Sự đảo
chiều xu thế tạo các vùng đáy hoặc đỉnh của thị trường được xác định thời cơ bằng các
mức độ biến động cao. Những xu thế mới của giá sau thời kỳ thoái trào của thị trường
(tức là giai đoạn điều chỉnh) thường được xác định thời cơ bằng những mức độ biến
động thấp. Sự thay đổi đáng kể về dữ liệu giá đem lại giá trị độ lệch chuẩn cao và dữ
liệu giá ổn định hình thành độ lệch chuẩn ở mức thấp.
6. Phương pháp điều chỉnh hệ số chiết khấu: nội dung, ví dụ, ưu nhược điểm?
a. Căn cứ:

Theo phương pháp này căn cứ vào mức độ rủi ro của dự án người ta cộng vào
tỷ lệ chiết khấu ban đầu một mức bù rủi ro. Mức bù rủi ro được xác định căn cứ vào
tính chất của dự án. Nếu rủi ro gắn với dự án càng lớn thì mức bù rủi ro phải càng cao.
Mức bù rủi ro Áp dụng khi
4% Mở rộng dự án hoạt động đang có hiệu quả
7% Thực hiện dự án mới gắn với hoạt động chính của công ty
10% Dự án sản xuất sản phẩm mới tiếp cận thị trường mới
b. Các bước tiến hành:
- Tính tỷ lệ chiết khấu mới bằng vào tỷ lệ chiết khấu ban đầu một mức bù rủi ro
- Căn cứ vào tỷ lệ chiết khấu mới - tỷ lệ chiết khấu đã được điều chỉnh theo rủi ro chúng
ta xác định lại các chỉ tiêu hiệu quả của dự án.
- Nếu dự án vẫn có hiệu quả thì nó được chấp nhận, trong trường hợp ngược lại nó sẽ bị
bác bỏ.
c. Ưu và nhược điểm:
* Ưu điểm:
Dễ tính toán, dễ hiểu và dễ thực hiện
* Nhược điểm:
• Chỉ tăng lãi suất để quy đổi mà không xét đến các rủi ro thực tế
• Coi rủi ro tăng theo thời gian với một tỷ lệ không đổi
• Không tính đến xác suất các trường hợp rủi ro
• Khó mô hình hóa các phương án khác nhau
7. Phương pháp điều chỉnh dòng tiền – phương pháp hệ số tin cậy: nội dung, ví dụ,
ưu nhược điểm?
a. Căn cứ:
Phương pháp này điều chỉnh các giá trị của dòng tiền dự kiến (CF
i
) bằng cách
đưa vào các hệ số điều chỉnh đặc biệt ai đối với từng thời kì thực hiện dự án.
b. Cách thực hiện:
Nếu coi dòng tiền ban đầu (dòng tiền chưa tính đến rủi ro) là RCF

i
thì dòng tiền
được điểu chỉnh theo rủi ro CCF
i
sẽ bằng:
CCF
i
= a
i
* RCF
i
Với a
i
< 1 : hệ số điều chỉnh a
i
được xác định trên cơ sở mức độ dự toán về rủi ro
trong tương lai. Nếu mức độ rủi ro trong tương lai càng lớn thì hệ số a
i
càng nhỏ. Hệ số
a
i
được xác định cho từng năm của dự án. Sau khi có dòng tiền điều chỉnh chúng ta xác
định các chỉ tiêu hiệu quả của dự án. Nếu dự án vẫn có hiệu quả thì nó được chấp nhận.
c. Ưu và nhược điểm:
* Ưu điểm:
+ Phương pháp này đơn giản, dễ tiếp cận, có tính đến sự thay đổi mức độ rui ro trong
các năm nên có ưu điểm hơn các phương pháp khác.
* Nhược điểm:
+ Khó khăn trong việc xác định a
i

+ Không tính đến xác suất của các biến cố chủ chốt
8. Phương pháp phân tích độ nhạy cảm: nội dung, ví dụ, ưu nhược điểm?
a. Căn cứ:
Bản chất của việc phân tích độ nhạy cảm là xác định mối quan hệ động giữa các
nhân tố đến kết quả và hiệu quả đầu tư. Kết quả của phân tích độ nhạy là cơ sở để chủ
đầu tư xác định được nhân tố nào tác động mạnh, yếu đến kết quả và hiệu quả đầu tư từ
đó đưa ra các quyết định phù hợp.
b. Cách thực hiện:
Bước 1: Xác định xem những yếu tố nào có khả năng làm cho dự án có thể xảy ra
rủi ro khi thực hiện dự án - F.
Bước 2: Trên cơ sở các nhân tố đã chọn, dự đoán biên đọ biến độngcó thể xảy ra(
tức là xác địnhmức sai lệch tối đa là bao nhiêu so với gía trị chuẩn ban đầu- DX)
Bước 3:Chọn một chỉ tiêu hiệu quả để đánh giá độ nhạy như: phân tích độ nhạy
theo NPV hay IRR).
Bước 4: Tiến hành tính toán lại các chỉ tiêu hiệu quả( NPV hay IRR) theo các
biến số mới trên cơ sở cho các biến số này tăng giảm 1% tỉ lệ nào đó.
d. Ưu và nhược điểm:
* Ưu điểm:
Đơn giản, dễ thực hiện, giúp nhà đầu tư biết được dự án nhạy cảm với các yếu tố
nào để có biện pháp quản lý hiệu quả, cho phép lựa chọn được những dự án có độ an
toàn cao.
* Nhược điểm:
 Phân tích độ nhạy là phân tích ở trạng thái tĩnh nên không thể đánh giá cùng một
lúc sự tác động của tất cả các biến rủi ro đến dự án.
 Chưa tính đến xác suất có thể xảy ra của các biến rủi ro.
9. Các phương pháp ra quyết định đầu tư trong điều kiện rủi ro và bất định?
a. Tiêu thức Maximax( tối đa hóa tối đa):
Trong tiêu thức này người ta chỉ căn cứ vào các kết quả tốt nhất của từng phương
án. Chọn phương án nào có kết quả tốt nhất tốt nhất , tiêu thức này được áp dụng trong
trường hợp nhà đầu tư chấp nhận rủi ro với bất kỳ giá nào nhằm thực hiện được mục

tiêu của mình - được ăn cả ngã về không
b. Tiêu thức Maximin( tối đa hóa tối thiểu):
Theo tiêu thức này người ta chỉ nhìn vào các kết quả tồi của từng phương án .
Chọn phương án nào có kết quả tồi nhất ít tồi nhất. Tiêu thức này phù hợp trong trường
hợp nhà đầu tư cần có sự thận trọng
c. Tiêu thức Maximum Likelihood( tối đa hóa khả năng lớn):
Theo tiêu thức này người ta xác định trạng thái nhu cầu thị trường nào xảy ra
nhiều nhất. Khi trạng thái đó xảy ra thì phương án nào là tốt nhất. Đây cũng là tiêu
thước hay được lựa chọn trong đánh giá phương án.
Xác định Likelihood
Như vậy trạng thái nhu cầu thị trường trung bình là xảy ra nhiều nhất . Khi nhu cầu
trung bình xảy ra, ta có
d. Tiêu thức Minimax regret ( tối thiểu hóa thua thiệt) :
tiêu thức này tương tự như maximin tuy nhiên người ta lại nhìn vào bảng mất
mát cơ hội để đánh giá. Sau đó người ta xác định giá trị mất mát cơ hội lớn nhất của
từng phương án. Chọn phương án nào có giá trị mất mát cơ hội lớn nhất nhỏ nhất
e. Trung bình ngẫu nhiên:
theo tiêu thức này người ta coi xác suất xảy ra từng trạng thái nhu cầu thị trường
là như nhau. Phương án nào có giá trị trung bình tốt nhất sẽ chọn
10. Phương pháp xác định giá của thông tin đầy đủ?
Xác định trên cơ sở giá trị kỳ vọng khi có thông tin đầy đủ và giá trị kỳ vọng khi không
có thông tin đầy đủ. Nêu ý nghĩa của việc xác định giá này.
11. Lựa chọn quy mô tối ưu trong điều kiện rủi ro?
Xem bài 64 và 65: Nêu những lý thuyết liên quan (mục tiêu đầu tư của doanh nghiệp và
xác định quy mô tối ưu – trong trường hợp bất định, trong trường hợp rủi ro)
12. Phân tích rủi ro lạm phát và trượt giá
Trượt giá được hiểu là sự tăng giá của một mặt hàng cụ thể, còn lạm phát được
hiểu là sự giảm sức mua của đồng tiền nói chung.
Tình huống: nếu vay vốn với lãi suất 15% trong điều kiện lạm phát 7% thì thực
chất thì vay vốn với lãi suất bao nhiêu?

Trả lời: thông thường chúng ta có thể tính bằng công thức gần đúng đơn giản như
sau:
R= r – j
Trong đó:
R: lãi suất thực( lãi suất đã khử lạm phát)
r: lãi suất danh nghĩa( lãi suất vay)
j: tỷ lệ lạm phát
Như vậy, lãi suất thực R sẽ là: 15% - 7% = 8%
Tuy nhiên nếu tỷ lệ lạm phát lớn thì công thức thì công thức trên sẽ không còn
phù hợp nữa. để xác định một cách chính xác giá trị lãi suất thực R chúng ta có thê giả
sử khối lượng vốn huy động là K và việc huy động vốn được tiến hành trong một năm,
lúc đó số tiền trên thực tế chúng ta phải trả sau một năm là K(1+r) = K(1+ 0,15), số tiền
này được gọi là số tiền danh nghĩa. Nhưng vì tỷ lệ lạm phát j bằng 7% nên nếu tính vào
giá trị mặt bằng tiền thời điểm vay tiền nó chỉ tương đương với K(1+ r)/(1+j)=
K(1+0,15)/(1+0,07). Từ đó, khi giá trị lãi suất thực là R thì chúng ta có phương trình
K(1+R)= K(1+r)/(1+j) hay R= (1+r)/(1+j) – 1
Có mối quan hệ giữa IRR của dòng tiền thực tế và IRR của dòng tiền đã khử lạm
phát:
IRR( thực tế)= (1+ IRR bình thường)/ (1+j) – 1
Từ các phân tích trên chúng ta có thể thấy được việc phân tích các dự án khi tính
đến yếu tố lạm phát và trượt giá có thể tiến hành thao hai cách:
+ xác định dòng tiền thực tế và tính NPV theo lãi suất bằng lãi suất huy động
vốn( chưa khử lạm phát). IRR của dòng tiền này được so sánh với lãi suất huy động
vốn. nếu đạt yêu cầu hiệu quả ( NPV> 0 và IRR> lãi suất huy động vốn) thì dự án được
chấp nhận.
+ xác định dòng tiền khử lạm phát và tính NPV theo lãi suất bằng lãi suất huy
động vốn đã khử lạm phát. IRR của dòng tiền này được so sánh với lãi suất huy động
vốn đã khử lạm phát. Nếu đạt yêu cầu hiệu quả(NPV> 0 và IRR> lãi suất huy động
vốn) thì dự án được chấp nhận.
13. Một số phương pháp phòng ngừa rủi ro chính trong đầu tư?

- Đa dạng hóa sản phẩm.
Trong bối cảnh thị trường thay đổi Rất nhanh ,việc kinh doanh đa ngành Đa lĩnh vực là
một xu hướng tất yếu. Làm giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp“không nên bỏ nhiều
trứng vào một giỏ”
Ví dụ: công ty hoàng anh gia lai đầu tư nhiều lĩnh vực
- Mua trước
Dạng hợp đồng tương lai là một thỏa thuận để mua bán một tài sản xác định ,tại một
thời điểm xác định trong tương lai ,với một giá xác định.
+ Nó chăc chắn xảy ra ra tại một thời điểm xác định trong tương lai.
+ Giá của tài sản được xác định tại thời điểm hiện tại
+ Trách nhiệm và quyền hạn của hợp đồng thuộc về cả hai bên.Giá cả vận động theo
qui luật cung cầu trên thị trường.
- Bảo hiểm đầu tư
+ Rủi ro tổn thất phát sinh làm thiệt hại đến các đối tượng trong nền kinh tế.
+ Thúc đẩy ý thức phòng ngừa rủi ro của các thành viên trong XH , giảm thiệt hại về
mặt kinh tế .
+ Đồng nghĩa với giá trị của nền kinh tế tăng lên mức đóng góp của các thành viên
trong quỹ BH cũng giảm đi .
14. Các phương pháp mạo hiểm trong đầu tư?
- Lấy tấn công làm phòng ngự
+ Nội dung:
Tấn công liên tục, dồn dập gây sức ép cho đối phương, làm cho đối thủ yếu thế
và mất khả năng kháng cự. Nên tấn công ở đây được xem như một chiến lược phòng
ngự.
+ Ứng dụng vào đầu tư:
Dựa trên tiềm lực của mình, nhà đầu tư liên tục đưa ra những phương án chiến
lược đầu tư mạnh vào một lĩnh vực nhằm phát triển vượt trội lấn áp gây cho đối thủ không
có khả năng cạnh tranh.
+ Ví dụ:
Đối với lĩnh vực xây dựng khu chung cư ở khu vực Tây nguyên, Tập đoàn Hoàng

Anh Gia Lai tập trung xây dựng những khu chung cư cho người có thu nhập thấp. Chiến
lược mạo hiểm này đang chiếm ưu thế vượt trội so với các công ty xây dựng khác trong
khu vực. ( mà các công ty xây dựng trong khu vực không đủ tiềm lực để xây dựng nên
nhưng khu chung cư để cạnh tranh lại).
- Tọa sơn quan hổ đấu
+ Nội dung:
Ngồi trên núi xem hổ đánh nhau.
+ Ứng dụng trong đầu tư:
Trong khi các đối thủ trong ngành cạnh tranh nhau thì nhà đầu tư sẽ đứng ngoài
cuộc xem xét tình hình. Khi các đối thủ đã yếu thế, họ nhận thấy đây là thời cơ thích
hợp để tiến hành các chiến lược đầu tư của mình.
Ví dụ:
Năm 2010, các công ty tư vấn thiết kế tuy mới phát triển nhưng đã có sự cạnh tranh
mạnh mẽ, dẫn đến một số công đã bị thâu tóm hoặc phá sản; trong đó có Công ty TVTK
GTVT Gia Lai. Nhận thấy đây là thời cơ thích hợp đồng thời lĩnh vực có nhiều tiềm
năng trong tương lai, nên Tập đoàn HAGL đã mua lại. Một mặt, giúp Công ty này tránh
được nguy cơ phá sản đồng thời HAGL cũng mở rộng thêm một lĩnh vực kinh doanh
mới cho mình.
- Con ngựa thành tơ roa
Theo thần thoại Hy Lạp, quân Hy Lạp muốn chiếm thành đã dùng một con ngựa
gỗ, trong bụng có chứa rất nhiều quân mai phục, rồi đánh lừa quân thành Tơroa đưa vào
thành. Đêm đến, quân Hy Lạp từ trong bụng ngựa chui ra mở cửa thành, đốt lửa làm ám
hiệu cho đại quân mở cửa vào thành. Thành Tơroa bị hạ. Điển tích: "Con ngựa thành
Tơroa" chỉ một bề ngoài đẹp đẽ nhưng bên trong ẩn chứa ý đồ tạo bất ngờ.
+ Ứng dụng trong đầu tư:
Nhà đầu tư thực hiện một số hoạt động công khai nhằm mục đích đánh lạc hướng
các đối thủ cạnh tranh. Khi đối thủ mất cảnh giác, họ sẽ thực hiện mục đích chính của
mình, làm cho đối thủ bất ngờ.
Ví dụ:
Trong thời điểm thị trường bất động sản đóng băng, các nhà đầu tư có động thái

đứng yên. Nhưng HAGL lại có một hành động hết sức mạo hiểm là tung ra một lượng
tiền mặt khá lớn để đầu tư vào lĩnh vực này với một chi phí thấp.
- Vang bóng một thời
+ Ứng dụng trong đầu tư: Từ đó ta ứng dụng trong kinh doanh, vang bóng một thời
trong đầu tư được hiểu là ở một giai đoạn, thời kỳ nào đó doanh nghiệp đã để lại một
dấu ấn khó phai trong nền kinh tế nhờ vào tài năng, thành tựu đạt được hay cũng có thể
chỉ là sự ngụy trang nhằm vang danh tên tuổi. Bằng cách này hay cách khác doanh
nghiệp đã tạo lập nên danh tiếng của mình lúc bấy giờ để người đời nhắc mãi về sau.
Tức là một thời vàng son, hưng thịnh của ngày xưa nhưng đã chìm vào quên lãng
giờ chỉ còn lại sự tiếc nuối.
Trong kinh doanh vang bóng một thời được hiểu là ở một giai đoạn nào đó doanh
nghiệp đã để lại một dấu ấn khó phai trong nền kinh tế và đã tạo lập nên danh tiếng của
mình lúc bấy giờ để người đời nhắc mãi về sau.
Ví dụ : HAGL mua máy bay riêng đầu tiên tại Việt Nam
- Dòng nước ngược
+ Nội dung:
Dòng nước luôn luôn chảy xuôi, dòng nước ngược là một điều trái với quy luật tự
nhiên.
+ Ứng dụng trong đầu tư:
Trong quá trình đầu tư, các nhà kinh tế thường đi theo một xu hướng chung (chưa
chắc chắn kết quả). Nhưng cũng có một số ít các nhà đầu tư không tin tưởng vào xu
hướng đó và mạo hiểm bằng cách đi ngược lại. Họ kỳ vọng chiến lược của mình là
đúng đắn.
+ Ví dụ:
Đối với lĩnh vực xây dựng khu chung cư ở khu vực Tây nguyên, Tập đoàn Hoàng
Anh Gia Lai tập trung xây dựng những khu chung cư cho người có thu nhập thấp.
Chiến lược mạo hiểm này đang chiếm ưu thế vượt trội so với các công ty xây dựng
khác trong khu vực. ( mà các công ty xây dựng trong khu vực không đủ tiềm lực để xây
dựng nên nhưng khu chung cư để cạnh tranh lại)
- Độc chiêu

+ Nội dung:
Hiểu theo nghĩa đen thì độc chiêu tức là một chiêu duy nhất, “độc nhất vô nhị”,
một ý nghĩ, một việc làm không ai nghĩ đến, chỉ riêng ta có được.
+ Ứng dụng trong đầu tư:
Xét về khía cạnh kinh doanh thì độc chiêu trong đầu tư được hiểu như sau: doanh
ngiệp đó tìm tòi sáng tạo ra một hướng đầu tư mới, mang lại hiệu quả cao. Và quan
trọng là hướng đầu tư đó là hướng đầu tư mới mà ít ai ngờ tới. Để tồn tại trong điều
kiện kinh tế thị trường như hiện nay thì các doanh nghiệp cần có sự sáng tạo, bước đột
phá, hướng đi mới trong phương thức kinh doanh cũng như đầu tư. Nếu vẫn giữ thói
quen kinh doanh cũ thì doanh nghiệp đó không sớm cũng muộn sẽ bị đào thải khỏi vòng
quay khốc liệt của cuộc đua thương trường.
Nghĩ ra được hướng đi mới và độc đáo đã khó, việc thực hiện nó thành hiện thực
càng khó hơn. Bởi điều ta nghĩ có chắc đem lại hiệu quả cho doanh ngiệp hay không
cộng với mức độ rủi ro rất lớn, phân nửa là thất bại. Nhưng bên cạnh sự rủi ro đó ta
cũng có thêm sự kỳ vọng vào một nửa thành công, dám nghĩ dám làm là điều giúp cho
doanh nghiệp bước đến gần với thành công hơn, có mạo hiểm mới có thành công. Đây
là điều kiện cần để một doanh nghiệp tồn tại, phát triển đồng thời giúp doanh nghiệp
đứng vững và nâng cao vị thế hơn.
- Khai hoang
+ Nội dung:
Khai hoang là tạo ra một vùng đất mới, khai thác ở một vùng có điều kiện không
mấy thuận lợi để tạo nên một sự mới lạ và làm cho vùng đó phát triển hơn.
+ Ứng dụng trong đầu tư:
Đối với lĩnh vực kinh doanh thì đây là sự ngầm hiểu của việc một doanh nghiệp
khai thác một mảng kinh doanh hay đầu tư vào một lĩnh vực mà chưa một ai thực hiện
cho dù họ đã có ý nghĩ, hay doanh nghiệp cũng có thể khai thác một khía cạnh, một
cách thức khác với cùng một lĩnh vực kinh doanh tạo nên sự mới lạ trong phương thức
đầu tư, tạo đà cho những bước đi mới.
Độc chiêu có tính khả quan hơn trong phương thức đầu tư mới nhưng mức độ
mạo hiểm quá lớn, khai hoang đã thu hẹp phạm vi của mình hơn nên giảm thiểu được

mức độ rủi ro. Thông thường các doanh nghiệp sẽ chọn khai hoang để đảm bảo độ an
toàn có thể, nó cũng tạo ra sự mới lạ hơn trong đầu tư giúp cho doanh nghiệp tồn tại và
phát triển ở một mốc cụ thể.
Ví dụ:
Đối với HAGL thì tập đoàn này kinh doanh nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó
có kinh doanh về nội thất. Thông thường các doanh nghiệp có nguồn đầu vào chủ yếu là
nhập khẩu hoặc tự cung trong nước. Riêng HAGL đã chọn một hình thức khác biệt đó
là sử dụng chính nguồn nguyên liệu họ tạo ra nhưng không phải trong nước mà là tại
nước bạn, trồng cao su ở Lào. Điều này vừa làm tăng danh tiếng ở nước bạn nhờ hình
thức mới lạ này. Đây là một biện pháp độc đáo, duy nhất khi mà các doanh nghiệp khác
chưa hề nghĩ đến.
Trồng cao su ở Lào ngoài việc nâng cao tên tuổi ở nước bạn mà nó còn là nguồn
cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho việc sản xuất đồ nội thất (chăn ga gối đệm ), đồng
thời nó còn mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Thứ nhất, đem lại doanh thu hằng năm cho doanh nghiệp lớn
Thứ hai, đem lại việc làm cho người nông dân, hiện nay có hơn
Thứ ba là khai thác triệt để nguồn tài nguyên đất không được sử dụng đến ở nước bạn

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×