Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Bốn bước tạo ra giá trị vô hình ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.46 KB, 7 trang )

Bốn bước tạo ra giá trị vô hình
Nhằm hoàn thiện công trình nghiên cứu về cách thức các nhà
lãnh đạo tạo ra giá trị cho doanh nghiệp bằng việc tạo dựng niềm
tin của nhân viên về tương lai, tôi và đồng nghiệp đã quay trở lại
những công ty đang phục hồi từ cuộc khủng hoảng vừa qua và
từng bước tạo lập các giá trị mới.

Giá trị hay giá trị thị trường của một công ty được cấu thành từ
hai thành phần: giá trị hữu hình (như luồng tiền mặt hay doanh
lợi) và giá trị vô hình. Giá trị vô hình dựa trên đánh giá của thị
trường về khả năng một công ty sẽ giữ cam kết về mức tăng
trưởng trong tương lai đến mức độ nào. Trong vòng 20 năm qua,
giá trị vô hình đã dần trở thành một phần không thể thiếu của
tổng giá trị thị trường.
Thậm chí ngay cả trong thời kỳ đen tối nhất vừa qua, không thiếu
những công ty có cùng quy mô và doanh thu nhưng lại có các
mức giá trị thị trường khác nhau. Điều này sở dĩ một phần là do
các nhà đầu tư đặt niềm tin về triển vọng tăng trưởng của các
công ty ở các mức độ khác nhau.
Khi đánh giá về sức mạnh của các yếu tố vô hình, các nhà lãnh
đạo phải biết được những gì mình có thể và nên làm để tạo ra
các giá trị vô hình và cách thức biến các yếu tố vô hình này trở
thành hữu hình.
Nhiệm vụ này đặt ra thách thức đối với mọi nhà lãnh đạo thuộc
mọi cấp độ cho tới từng bộ phận chuyên trách và tới từng nhân
viên trong những công ty đại chúng thuộc sở hữu tư nhân. Dù ở
bất kỳ cương vị nào, các nhà lãnh đạo đều có nghĩa vụ phải tạo
dựng và bảo vệ các giá trị vô hình cho tổ chức của mình.
Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã tổng hợp ra những
phương pháp chung mà các nhà quản lý vẫn thường áp dụng
thành công để tạo dựng niềm tin và giá trị vô hình của tổ chức


mình để vun đắp thành sự tin tưởng về lâu dài hoặc khôi phục lại
niềm tin. Các phương pháp này bắt đầu từ những bước cơ bản
nhất cho đến các bước phức tạp hơn.
Cấp độ 1: Giữ lời hứa: truyền tải những thông điệp nhất quán và
có thể dự đoán
Với một công ty đã niêm yết, các dự báo về lợi nhuận quý đáng
tin cậy chính là những giá trị vững chắc để tạo dựng niềm tin với
thị trường; sự nhất quán và khả năng dự đoán cao chính là
những yếu tố then chốt để bạn giành được sự tín nhiệm của nhà
đầu tư. Với mọi công ty, sự tín nhiệm của khách hàng chỉ đến khi
họ dám đưa ra cam kết và giữ vững cam kết về dịch vụ, chất
lượng và quá trình cung cấp.
Đối với nhân viên, một công ty biết đưa ra những cam kết nghiêm
túc sẽ nhận lại được sự tận tụy gắn bó và thái độ tích cực của họ
với công việc. Nhà lãnh đạo nào đưa ra lời hứa và giữ đúng lời
hứa cũng sẽ được người khác tín nhiệm, tin cậy và tin tưởng
tuyệt đối.
Cấp độ 2: Đề ra chiến lược có tầm: hoạch định tương lai
Một tầm nhìn xa trông rộng sẽ tạo cảm hứng và khích lệ lòng
người. Những nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa về quá trình phát triển
của một tổ chức sẽ khơi dậy được lòng nhiệt tình của người
khác. Nhưng họ cũng cần hoạch định rõ ràng về cách thức hiện
thực hóa chiến lược để đi đến thành công. Nếu người ta vẽ ra kế
hoạch bằng những lời nói suông thì tất cả những gì họ nhận lại
sẽ chỉ là sự hoài nghi.
Cấp độ 3: Đầu tư vào những thế mạnh cốt lõi: chỉ đầu tư vào
trọng tâm của chiến lược
Bất kỳ khi nào nhà đầu tư nhận thấy tiền bạc, thời gian và sự
quan tâm của mình đã bị đầu tư không đúng nơi, đúng chỗ,
không phục vụ cho định hướng phát triển lâu dài, họ sẽ đặt dấu

hỏi về việc đội ngũ lãnh đạo có thực sự chú tâm thực hiện cam
kết tăng trưởng trước đó hay không.
Chẳng hạn, nếu nhà lãnh đạo định hướng công ty sẽ phát triển
bằng những sáng tạo về sản phẩm thì chắc chắn nhà đầu tư và
nhân viên của công ty sẽ trông đợi công ty đầu tư vào công tác
nghiên cứu, phát triển và tiếp thị sản phẩm nhiều hơn mức bình
quân của toàn ngành. Chỉ khi biết đầu tư đúng trọng tâm, các nhà
lãnh đạo mới có thể từng bước hiện thực hóa các bước đi đến
thành công.
Cấp độ 4: Nâng cao năng lực của tổ chức: tạo dựng giá trị thông
qua con người và tổ chức
Năng lực của một tổ chức nằm ở cách thức tổ chức đó dùng
người và các quy trình trong cuộc cạnh tranh với đối thủ. Những
năng lực này trở thành bản sắc của mỗi công ty. Năng lực khởi
đầu là những gì một công ty có thể làm tốt và dần dần được
chuyển hóa thành một phần làm nên giá trị của công ty đó.
Dưới đây là bảy trong số những năng lực phổ biến nhất mà một tổ
chức cần phát huy:
 Tài năng: chúng ta có khả năng thu hút, khích lệ và giữ chân
những con người có năng lực và có tinh thần trách nhiệm
cao
 Tốc độ: chúng ta có thể thực hiện những thay đổi quan trọng
trong chớp nhoáng
 Định hướng chung: chúng ta có thể đảm bảo rằng khách
hàng và nhân viên sẽ có những ấn tượng tích cực về tổ
chức của mình
 Tinh thần trách nhiệm: chúng ta biết tuân thủ kỷ luật nghiệm
ngặt để đạt được hiệu quả cao trong công việc
 Hợp tác: chúng ta có thể vượt qua mọi rào cản để đảm bảo
tính hiệu quả và khả năng nâng tầm cao

 Tinh thần học hỏi: chúng ta biết tạo ra ý tưởng và phổ biến ý
tưởng
 Khả năng lãnh đạo: chúng ta có thể gắn kết mọi nhà lãnh
đạo trong tổ chức - những con người biết thực hiện những
bước đi đúng đắn để tạo ra kết quả công việc tích cực. Họ
cũng là những người tạo nên thương hiệu về cách thức lãnh
đạo của chúng ta
Trong bốn cấp độ tạo dựng giá trị vô hình trên đây, năng lực của
tổ chức là yếu tố riêng có; không một đối thủ nào có thể sao chép
ở bạn. Một công ty biết cách làm vừa lòng khách hàng, gắn kết
con người của mình, tạo dựng danh tiếng trong lòng nhà đầu tư
và tạo ra giá trị bền vững lâu dài. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp
cần gánh lấy trách nhiệm tạo dựng giá trị vô hình trong nội bộ tổ
chức của mình để góp sức khôi phục một nền kinh tế bền vững
cho mọi nhà đầu tư.

×