Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Cách tăng quyền lực của nhà lãnh đạo pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.05 KB, 6 trang )

Cách tăng quyền lực của
nhà lãnh đạo
Nhà lãnh đạo thông qua quyền lực để thực hiện vai trò lãnh đạo.
Khi không nắm quyền lực thực sự trong tay, nhà lãnh đạo chỉ có
vai trò lãnh đạo trên danh nghĩa, hoặc sẽ vấp phải sự chống đối
ngầm ngầm từ nhiều phía. Để lãnh đạo hiệu quả, nhà lãnh đạo
cần biết cách tăng thêm quyền lực cho bản thân
Lãnh đạo và quyền lực luôn đi liền với nhau. Nhà lãnh đạo thông
qua quyền lực để thực hiện vai trò lãnh đạo của mình.
Khi không nắm quyền lực thực sự trong tay, nhà lãnh đạo chỉ có
vai trò lãnh đạo trên danh nghĩa, hoặc sẽ vấp phải sự chống đối
ngầm ngầm từ nhiều phía. Chỉ khi có quyền lực thực sự trong tay,
họ mới có khả năng thuyết phục, ảnh hưởng tới người khác, mới
lôi kéo được mọi người đóng góp vào việc thực hiện mục tiêu
chung của toàn doanh nghiệp.
Để lãnh đạo hiệu quả, nhà lãnh đạo cần biết cách tăng thêm
quyền lực cho bản thân mình
Thế nào là quyền lực lãnh đạo?
Quyền lực của nhà lãnh đạo là khả năng phân bố nguồn lực, ra
quyết định và bắt buộc mọi người tuân thủ theo quyết định.
Quyền lực có ở mọi cấp bậc trong doanh nghiệp. Người càng ở vị
trí cao, càng có quyền lực lớn. Với vai trò là người đứng đầu
doanh nghiệp, nhà lãnh đạo là người có quyền lực cao nhất.
Để thực sự có quyền lực cao nhất, nhà lãnh đạo phải biết cách
giành quyền lực cho mình.
Các loại quyền lực của nhà lãnh đạo doanh nghiệp
Quyền lực xuất phát từ vị trí, từ các mối quan hệ hoặc từ các
phẩm chất cá nhân. Những nhà lãnh đạo thành công thường kết
hợp được cả ba loại quyền lực này với nhau.
 Quyền lực vị trí: Đây là quyền lực mà nhà lãnh đạo có
được từ chính vị trí của mình trong tổ chức. Quyền lực này


phân biệt rõ ràng khoảng cách giữa nhà lãnh đạo và cấp
dưới. Nhà lãnh đạo sử dụng quyền hạn tại vị trí của mình để
đạt được quyền hành động trong một phạm vi nào đó, như
ủy thác công việc cho cấp dưới, lên kế hoạch, chiến lược
hoạt động cho doanh nghiệp, đánh giá năng lực nhân
viên Tuy nhiên, nếu lạm dụng quyền lực này thì nhà lãnh
đạo khó tranh thủ được sự ủng hộ, hợp tác của cấp dưới.
Trong nhiều trường hợp, cấp dưới không bằng lòng khi bị ra
lệnh và phản ứng lại yêu cầu của nhà lãnh đạo với một thái
độ làm việc đối phó.
 Quyền lực mối quan hệ: là quyền lực không chính thức bắt
nguồn từ mối quan hệ của bạn với người khác. Quyền lực
mối quan hệ có thể được dựa trên liên minh, sự lệ thuộc,
hoặc quy luật có qua có lại. Liên minh sẽ giúp tăng cường
quyền lực cho các cá nhân riêng lẻ. Sự lệ thuộc lẫn nhau,
sự phụ thuộc của người khác vào bạn và phạm vi bạn lệ
thuộc vào người khác tạo lên quyền lực của mỗi bên. Mối
quan hệ của bạn với người khác sẽ thay đổi nếu như bạn
giúp đỡ họ - họ nợ bạn một lần giúp đỡ. Đây là mối quan hệ
qua lại lẫn nhau.
 Quyền lực cá nhân: liên quan tới các phẩm chất của cá
nhân như khả năng chuyên môn, tự tin, nhiệt tình và tận tuỵ
với công việc, đáng tin cậy với nguời khác. Các phẩm chất
này đem lại quyền lực cho bạn ngay cả khi các quyền lực
khác bị hạn chế.

Các cách tăng quyền lực cho nhà lãnh đạo
Tuỳ thuộc vào loại quyền lực mà nhà lãnh đạo có các cách khác
nhau để tăng thêm quyền lực cho mình.
Với quyền lực vị trí, nhà lãnh đạo cần làm chủ và phân bổ các

nguồn lực then chốt. Với quyền lực quan hệ nhà lãnh đạo cần lập
liên minh, tăng mức phụ thuộc của người khác vào mình. Với
quyền lực cá nhân, nhà lãnh đạo cần nâng cao những kỹ năng
riêng của mình.
 Làm chủ và phân bổ các nguồn lực then chốt: Với vị trí
của mình, nhà lãnh đạo hãy giành quyền nắm giữ các nguồn
lực quan trọng nhất trong doanh nghiệp và sử dụng chúng
hiệu quả. Ngày nay nguồn lực quan trọng nhất chính là
nguồn nhân lực. Nhà lãnh đạo chỉ thực sự giành được
quyền lực khi biết cách sử dụng con người.
 Thiết lập liên minh: Thiết lập mối quan hệ, hợp tác với
những người trong và ngoài doanh nghiệp có chung một
quyền lợi, hoặc cùng quan tâm tới một vấn đề. Một người
đơn lẻ dù mạnh đến mấy cũng vẫn là yếu. Hành động tập
thể sẽ giúp chúng at mạnh hơn.
 Tăng mức phụ thuộc của người khác vào mình: Nhà lãnh
đạo hãy tìm cách để gây ảnh hưởng của mình với người
khác, tăng sự phụ thuộc của họ vào mình. Bên cạnh đó, nhà
lãnh đạo cũng giảm sự lệ thuộc của mình vào người khác.
 Nâng cao phẩm chất, kỹ năng riêng: Để nâng cao hình
ảnh của mình trong mắt mọi người, nhà lãnh đạo cần không
ngừng rèn luyện, nâng cao kỹ năng, năng lực của mình.

×