Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Khởi nghiệp và duy trì: Câu hỏi cho mọi doanh nhân doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.22 KB, 8 trang )

Khởi nghiệp và duy trì: Câu hỏi cho
mọi doanh nhân
Có rất nhiều doanh nghiệp bỏ qua những yếu tố quan trọng dẫn
đến thành công trong kinh doanh như: chiến lược rõ ràng, nguồn
nhân lực dồi dào, khả năng tổ chức doanh nghiệp. Và kết quả là
doanh nghiệp không phất lên được, mà chủ doanh nghiệp thậm
chí vẫn không hiểu gì sao.




Từ ý tưởng
Trong số hàng trăm nghìn doanh nghiệp mới thành lập mỗi năm,
có rất nhiều doanh nghiệp không bao giờ phất lên được. Còn
nhiều doanh nghiệp khác, sau những thành công chớp nhoáng
ban đầu cuối cùng chỉ có thể duy trì hoạt động một cách cầm
chừng.
Tại sao lại xảy ra tình trạng đáng buồn như vậy? Doanh nhân –
với thiên hướng thiên về hành động – thường bỏ qua những yếu
tố cần thiết dẫn đến thành công trong kinh doanh.
Những yếu tố này bao gồm: một chiến lược rõ ràng, một nguồn
nhân lực thực sự có năng lực, cộng với khả năng tổ chức doanh
nghiệp sao cho vừa thúc đẩy hiệu quả hoạt động vừa không làm
thui chột sáng kiến của nhân viên.
Ngoài ra, không bao giờ có hai doanh nghiệp cùng đi chung một
con đường. Do đó các doanh nhân không thể trông đợi vào
những công thức thành công sẵn có để đưa ra những lựa chọn
liên quan đến doanh nghiệp của mình. Một quyết định đúng đắn
với doanh nghiệp này có thể sẽ trở thành tai họa khi áp dụng vào
doanh nghiệp khác.
Làm thế nào để vẽ nên con đường thành công cho doanh nghiệp


của bạn? Tác giả Bhide gợi ý rằng bạn nên tự hỏi mình những
câu hỏi sau:
Mục đích của tôi là gì?
Hãy xem xét những mục tiêu bạn đặt ra cho công ty của mình:
Bạn muốn đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh? Hay một cơ hội
thử nghiệm công nghệ mới? Hay tích luỹ vốn? nhờ bán lại công
ty khi đang ăn nên làm ra?
Làm thế nào để đạt được mục tiêu đó?
Chiến lược của bạn có hiệu quả không? Trong chiến lược ấy có
chỉ rõ công ty bạn sẽ làm gì và sẽ không làm gì không? Liệu nó
có tạo ra lợi nhuận đủ lớn và tốc độ tăng trưởng đủ nhanh
không?
Tôi có thể làm được điều đó không?
Bạn đã có năng lực phù hợp chưa? Đã có nguồn vốn đủ lớn
chưa?
Khả năng ứng biến theo điều kiện thị trường là vô cùng cần thiết
để doanh nghiệp có thể tiến xa. Những doanh nhân thành đạt
luôn hỏi mình những câu hỏi khó về mục tiêu của chính mình và
xem xét liệu tiến độ công việc hiện tại của họ có thể giúp họ đạt
được những mục tiêu đó không.
Tới thực tế
Chúng ta hãy xem xét kĩ hơn ba câu hỏi của Bhide
Mục đích của tôi là gì?
Để xác định rõ mục tiêu bạn đặt ra cho công ty của mình, cần
hiểu rõ những điểm sau:
Bản thân bạn muốn gì từ hoạt động kinh doanh của bạn: Một nơi
nuôi dưỡng và vun đắp nhân tài? Hưởng thụ một lối sống năng
động, nhiều thay đổi? Sự tồn tại vĩnh cửu của một thể chế kinh tế
đại diện cho những giá trị của bạn? Hay bạn muốn kiếm lợi
nhuận nhanh chóng, chỉ trong một sớm một chiều?

Loại hình kinh doanh, công ty bạn cần: Chẳng hạn, nếu muốn sau
này sẽ bán lại công ty thì bạn phải xây dựng nên một doanh
nghiệp phát triển bền vững, tức là doanh nghiệp có khả năng đổi
mới chính mình qua các thế hệ thay đổi liên tục về công nghệ, về
nhân viên và cả khách hàng. Và bạn sẽ phải cần một công ty đủ
lớn có thể hỗ trợ đầu tư về hạ tầng cơ sở, để bạn được rảnh tay
làm những việc khác.
Mức độ chấp nhận rủi ro của bạn: Ví dụ, quyết tâm xây dựng một
doanh nghiệp phát triển bền vững tức là một vụ đánh cược đầy
rủi ro trong dài hạn – đó là phải tin tưởng vào nhân viên thiếu kinh
nghiệm, tự mình phải đảm bảo trang trải nợ nần và chấp nhận
những thành công không xuất hiện ngay. Những mục tiêu bạn đặt
ra liệu có xứng đáng đánh đổi bằng những rủi ro này không?
Làm thế nào để tôi đạt được những mục tiêu đó?
Những chiến lược thành công cần đặt ra:
Có một định hướng rõ ràng: Hoạch định các chính sách, khả
năng tiếp cận về địa lý, năng lực và quy trình ra quyết định của
doanh nghiệp một cách rõ ràng để cả nhân viên, nhà đầu tư và
khách hàng đều hiểu
Tạo ra được nguồn lợi nhuận đủ lớn và tốc độ tăng trưởng phù
hợp: Phải đảm bảo rằng chiến lược của bạn sẽ đem lại kết quả
kinh doanh như mong muốn. Chẳng hạn, chỉ sau khi đánh giá
được kĩ lưỡng hiệu quả chiến lược thông qua các đơn đặt hàng
qua thư điện tử (vốn tạo ra ít lợi nhuận vì vấp phải cạnh tranh gay
gắt) và các cửa hàng bán lẻ thì chế độ làm việc tại nhà dành cho
nhân viên nữ trong thời kì nghỉ sinh con (Mothers Work) mới có
thể đưa vào áp dụng trong công ty.
Phục vụ cho công ty về lâu về dài: Trước hết, dự doán mức bão
hòa thị trường trong tương lai, dự đoán môi trường cạnh tranh
ngày càng khốc liệt và những thay đổi đột phá về công nghệ, sau

đó phải đảm bảo rằng chiến lược của bạn bao quát được hết
những biến động này.
Đạt được tốc độ tăng trưởng phù hợp: Hãy đề ra mục tiêu đạt
được một tốc độ tăng trưởng sao cho vừa thu hút được khách
hàng và nguồn vốn đầu tư lại vừa không gây ra quá nhiều căng
thẳng cho bạn và cho nhân viên.
Liệu tôi có đạt được những mục tiêu đó không?
Một chiến lược tuyệt vời cũng sẽ trở nên vô ích nếu bạn không
thể biến nó thành hiện thực. Để làm được điều này, bạn sẽ phải
có:
Nguồn lực phù hợp: Hãy bổ sung vào đội ngũ nhân viên của công
ty những người lao động có kĩ năng, có tri thức và những giá trị
cần thiết để thực hiện chiến lược của bạn, tạo thành một đội ngũ
nhân viên thu hút được cả khách hàng lẫn nguồn vốn đầu tư.
Cơ sở hạ tầng phù hợp: Thiết lập một hệ thống tổ chức cần thiết
để thực hiện chiến lược của bạn.
Ví dụ, giả sử bạn muốn thành lập một doanh nghiệp phát triển
mạnh về mạng lưới theo địa lý, tăng trưởng thật nhanh để cuối
cùng bán cổ phiếu ra công chúng. Trong trường hợp này, bạn sẽ
phải đầu tư rất nhiều để phát triển các cơ chế phân quyền,
chuyên biệt hóa vai trò công việc, dự đoán và kiểm soát nguồn
lực từ các quỹ đầu tư và duy trì kết quả hoạt động tài chính.
Sự linh hoạt trong vai trò: Để phát triển doanh nghiệp, vai trò của
bạn cần phải chuyển từ chỗ tự mình làm những “công việc thực
tế” sang việc “dạy người khác làm”, nhằm tạo ra kết quả hoạt
động như mong muốn và quản lý môi trường làm việc.

×