Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Những xét nghiệm bổ sung trong thai kỳ (Phần 1) pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110 KB, 3 trang )

Những xét nghiệm bổ sung trong thai kỳ
(Phần 1)


Vậy là vợ chồng bạn đã
có tin vui, nhưng sau đấy
là vô vàn những điều lo
lắng cho sức khỏe của mẹ
và thai nhi. Kể từ lúc có
kết quả chính xác cho
đến tuần thứ 12 của thai
kỳ. Các bác sĩ sẽ yêu cầu
bạn thăm khám định kỳ
mỗi tháng 1 lần cho đến
khi thai được 28 tuần
tuổi. 2 tuần 1 lần cho đến
khi thai được 36 tuần và mỗi tuần một lần cho đến lúc
chuyển dạ.





Bạn biết rằng ngoài việc đo chiều cao, cân nặng, thử mẫu
nước tiểu, mẫu máu, huyết áp và các xét nghiệm tổng quát,
bạn còn cần cả những xét nghiệm bổ sung khác và điều này
hoàn toàn cần thiết để bảo đảm an toàn tối đa cho mẹ và bé.

Lắng nghe nhịp tim thai

Sau tuần thứ 14, bạn đã có thể thực hiện việc lắng nghe


nhịp tim thai với thiết bị y học có tên là Sonicaid, thiết bị
này sẽ khuếch âm nhịp tim thai.

Khám phụ khoa

Khám phụ khoa giai đoạn mang thai không chỉ xác định
bệnh lý mà bạn còn được kiểm tra chức năng xương chậu
xem có bị bất thường gì không và chắc chắn lối vào tử cung
có khép chặt không? Đồng thời, các bác sĩ sẽ quệt cổ tử
cung để kiểm tra xem có tế bào bất thường nào không?
Việc này hoàn toàn không ảnh hưởng đến thai nhi.

Khám mắt cá chân và tay

Bạn sẽ được các bác sĩ sờ nắn và xem xét mắt cá chân xem
có biểu hiện phù nề hay không? Nếu ở những tuần cuối của
thai kỳ, chân tay bạn có biểu hiện sưng lên thì không là vấn
đề, nhưng nếu phù nề quá nhiều thì phải cần xét tới khả
năng bạn có thể bị tiền sản giật và giãn tĩnh mạch.

Sờ nắn bụng

Đây là biện pháp để kiểm tra vị trí của mỏm trên cùng tử
cung, là bộ phận phản ánh tốt nhịp độ phát triển của thai
nhi. Việc sờ nắn cũng phát hiện vị trí bất thường của thai
nhi, đặc biệt là xem thử đầu của thai nhi đã lọt vào khung
xương chưa.

×