Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

11 trò chơi bổ trợ học tiếng Anh (phần 1) pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.19 KB, 17 trang )




11 trò chơi bổ trợ học tiếng Anh
(phần 1)


Quản trò là người điều hành, tổ chức trò chơi nhỏ. Quản trò là một vấn đề của khoa
học và nghệ thuật. Khoa học ở chỗ người quản trò phải có đủ khả năng để nắm bắt
đối tượng để tác động một cách tích cực đến người chơi tạo ra một giá trị định
hướng về giáo dục trí tuệ, thể chất và tính cách của con người.
Những trò chơi này nhằm giúp cho những tiết dạy Ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh
thêm phần sinh động nhằm tạo sự lôi cuốn cho mỗi người học lẫn giáo viên.
GIÁO VIÊN – NGƯỜI QUẢN TRÒ

I. QUẢN TRÒ LÀ AI?
Quản trò là người điều hành, tổ chức trò chơi nhỏ. Quản trò là một vấn đề của khoa
học và nghệ thuật. Khoa học ở chỗ người quản trò phải có đủ khả năng để nắm bắt
đối tượng để tác động một cách tích cực đến người chơi tạo ra một giá trị định
hướng về giáo dục trí tuệ, thể chất và tính cách của con người.

Quản trò phải thấu hiểu giá trị mà trò chơi mang lại và nghiên cứu một cách sâu
sắc những giá trị đó đối với đời sống sinh hoạt của mọi người. Nghệ thuật ở chỗ
biết khai thác các giá trị đó theo một tuần tự nhất định, phải tự rèn luyện hoàn thiện
mình ở lĩnh vực chức năng, ở phong cách, ở cách sống để có thể gần gũi, tác động
đến đối tượng từ những trò chơi đa dạng. Chính vì thế khi trò chơi diễn ra thành
công hay thất bại phần lớn lệ thuộc vào tài năng, bản lĩnh khéo léo của người làm
quản trò.

II. NHỮNG ĐIỀU CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI QUẢN TRÒ
1. NHỮNG ĐIỀU CẦN CÓ


- Tính sư phạm: trò chơi là hình thức giáo dục cho nên người quản trò phải biết qua
trò chơi mà trang bị cho đối tượng mình điều gì, ngoài ra còn có tính công minh,
thuyết phục mọi người qua từng cử chỉ, hành vi của mình cũng như cách mời gọi
sự tham gia nhiệt tình.
- Tính phán đoán và quan sát nhanh: để ứng xử kịp thời các tình huống để trò chơi
diễn ra thành công.
- Biết nhiều trò chơi, biết sáng tạo, sáng tác trò chơi.
- Hoạt động rèn luyện thường xuyên.
- Một số đặc điểm khác như: giọng nói to, rõ, biết nói ngắn gọn, nói đùa, tự chủ,
kiên nhẫn, hoạt bát…
- Luôn nhớ: Mang theo một cuốn từ điển để kiểm tra từ vựng Tiếng Anh, tránh
nhầm lẫn.

2. NHỮNG ĐIỀU CẦN TRÁNH
- Tổ chức trò chơi từ dễ đến khó, không nên thực hiện ngược điều đó.
- Phạt là cách nhắc nhở nhau đồng thời động viên người chơi cố gắng hơn nên hình
phạt nhẹ nhàng, tế nhị…tránh trở thành nhục hình.
- Lúc chơi, mọi người đều bình đẳng. Không thiên vị theo giới tính hoặc cố tình bắt
phạt một ai.
- Tránh tổ chức những trò chơi khi mình không đủ hoặc không vững kiến thức về
nội dung trò chơi đó.

3. QUY TRÌNH MỘT TRÒ CHƠI SINH HOẠT TẬP THỂ
Bước 1: Ổn định
Tạo sự tập trung, chú ý.

Bước 2: Giới thiệu trò chơi
Có thể lồng vào các câu chuyện hoặc ý nghĩa của trò chơi.

Bước 3: Hướng dẫn cách chơi – Luật chơi

Linh động hướng dẫn làm sao cho dễ hiểu.

Bước 4: Chơi thử
Rất quan trọng nhưng không quá lạm dụng hoặc sơ sài.

Bước 5: Chơi thật sự
Linh hoạt, khéo léo, không quá nguyên tắc cứng nhắc làm mất không khí sinh
hoạt. Không bắt ép, động viên sự tham gia của mọi người.

Bước 6: Kết thúc đúng lúc
Tạo sự luyến tiếc cho lần chơi sau, đừng gây sự nhàm chán, ngán chơi.

Bước 7: Thực hiện hình phạt
Nhẹ nhàng, thoải mái, dễ thực hiện, tránh sự thô bạo hay kéo dài thời gian phạt.

Bước 8: Tổ chức rút kinh nghiệm
Đánh giá ưu khuyết điểm của trò chơi, về luật lệ hay cách chơi để rút ra kinh
nghiệm cho bản thân và mọi người.

III. KHI NÀO NGƯỜI GIÁO VIÊN TRỞ THÀNH NGƯỜI QUẢN TRÒ?
Là một giáo viên hẳn bạn rất khó chịu khi mỗi lần nhìn xuống lớp thấy sinh viên
của mình uể oải không tập trung vào bài giảng của mình. Có thể từ nguyên nhân
khách quan như khí hậu, thời tiết theo mùa cũng có thể do chủ quan như do bài
giảng không sinh động, giáo viên giảng không hay, học sinh chán học thích nói
chuyện… hay đơn giản chỉ là cơn đói đang đến.

Vì vậy một số trò chơi Tiếng Anh sẽ bổ trợ cho công việc giảng dạy ngoại ngữ của
bạn đồng thời sẽ dễ dàng gây hứng thú học tập trở lại hơn ở sinh viên mà không
cần phải sử dụng đến những bài “Thánh ca muôn thuở” hoặc những hình phạt đe
doạ. Người giáo viên sẽ khéo léo thực hiện chúng vào đầu buổi học hoặc vào thời

gian cuối buổi học để tạo sự hứng khởi cho việc học tập.

Việc đạt hiệu quả giáo dục “Học mà chơi – Chơi mà học” bảo đảm an toàn, đoàn
kết, vui vẻ thật sự cho người tham gia nhiều khi còn khó hơn kể một câu chuyện
hấp dẫn hoặc lên lớp giảng bài. Vì thế người giáo viên muốn đạt được hiệu quả cao
nhất phải có tấm lòng nhiệt tình, có sự hiểu biết về tâm sinh lý từng lứa tuổi, phải
không ngừng học tập, rèn luyện và trau dồi kinh nghiệm sử dụng trò chơi làm công
cụ giáo dục trong sự nghiệp “Trăm năm trồng người” cho đất nước.

TRÒ CHƠI 1: “UP – DOWN – RIGHT – LEFT”
* Mục đích giải trí: rèn luyện sự nhanh nhạy, phản xạ tốt
* Mục đích giáo dục: luyện khả năng nghe về trạng từ chỉ nơi chốn
* Số lượng người tham gia: Cả lớp
* Địa điểm: Trong lớp, hội trường
* Thời gian: 3 – 5 phút
* Cách chơi: Tương tự trò “DÀI – NGẮN – CAO – THẤP”

Giáo viên phổ biến trò chơi gồm 4 động tác: Chỉ tay lên trời (UP), chỉ tay xuống
đất (DOWN), chỉ tay sang phải (RIGHT), sang trái (LEFT) và yêu cầu sinh viên
làm theo lời hướng dẫn mà không làm theo hướng tay chỉ của giáo viên. Lần đầu
giáo viên vừa làm đúng như vậy vừa hô để tạo cho sinh viên làm quen với định
hướng và từ vựng.

Sau đó giáo viên bắt đầu hô một đường nhưng chỉ một nẻo. Ví dụ như hô “Right”
nhưng tay lại chỉ lên trời. Sinh viên vừa hô “Right” theo vừa nhìn giáo viên nhưng
không làm theo hướng lên trời mà phải chỉ tay qua bên phải. Nếu sinh viên nào
không hô hoặc tay chỉ khác hướng phải thì bị bắt phạt.

Lưu ý:
- Hô bất kỳ chứ không theo thứ tự “Up – Down – Right – Left” tránh cho sinh viên

làm theo một cách thụ động, nhàm chán.
- Bắt phạt những sinh viên không nhìn vào quản trò, nhìn đi chỗ khác, nhắm tịt
mắt, đưa sai hướng, đưa rụt tay nhiều lần, không hô theo.
- Hình thức phạt: Mỗi người bị phạt phải nhái giọng một con vật bất kỳ, không
lặp lại.

TRÒ CHƠI 2: “ODD OR EVEN”
* Mục đích giải trí: rèn luyện sự nhanh nhạy, phản xạ tốt
* Mục đích giáo dục: luyện khả năng nghe về chữ số chẵn lẽ
* Số lượng người tham gia: Cả lớp
* Địa điểm: Trong lớp, hội trường
* Thời gian: 3 – 5 phút
* Cách chơi:
Giáo viên sẽ hô chữ số bằng Tiếng Anh từ một đến mười và yêu cầu sinh viên đưa
2 tay lên cao. Nếu số chẵn thì vỗ 2 tay còn số lẽ thì giữ nguyên. Lần đầu giáo viên
vừa hô vừa vỗ tay đúng để tạo cho sinh viên làm quen với cách vỗ tay đúng và
nghe được chữ số.
Sau đó giáo viên bắt đầu hô chầm chậm rồi nhanh dần. Những số chẵn: Two, Four,
Six, Eight sẽ vỗ tay còn không thì không vỗ. Nếu sinh viên nào làm sai sẽ bị bắt
phạt. Linh động chuyển chữ số lẽ thì vỗ tay, chữ số chẵn thì không vỗ giúp cho
sinh viên tránh sự nhàm chán.

Lưu ý:
- Bắt phạt những sinh viên làm chậm, vỗ nhỏ, đưa rụt tay nhiều lần.
- Hình thức phạt: Mỗi người bị phạt phải cười một giọng cười, không cười lặp lại.

TRÒ CHƠI 3: “PRESENT – PAST – PAST PARTICIPLE”
* Mục đích giải trí: rèn luyện sự nhanh nhạy, phản xạ tốt
* Mục đích giáo dục: luyện khả năng nhớ các động từ Tiếng Anh
* Số lượng người tham gia: 15 người ( hoặc hơn nhưng chia hết cho 3)

* Địa điểm: Trong lớp, hội trường
* Thời gian: 10 – 15 phút
* Cách chơi:
Giáo viên xếp các bạn thành hàng ngang rồi hướng dẫn cách chơi. Bạn đầu tiên sẽ
đọc lên một động từ Tiếng Anh ở thì hiện tại với điều kiện là động từ đó phải có
quá khứ phân từ. Bạn thứ 2 cạnh bên sẽ đọc động từ đó ở thì quá khứ, bạn thứ 3 sẽ
đọc động từ đó ở thì quá khứ phân từ. Tiếp tục với các bạn tiếp theo. Nếu sinh viên
nào đọc sai hoặc đọc động từ mà không có quá khứ phân từ sẽ bị bắt phạt.

Lưu ý:
- Những bạn bị phạt sẽ đứng xuống sau, bạn bên cạnh tiếp theo sẽ tiếp tục đọc một
động từ mới.
- Bắt phạt những sinh viên đọc chậm, nhỏ, đọc lặp lại những động từ đã được các
bạn trước đọc.
- Hình thức phạt: Mỗi người bị phạt phải đọc động từ mà mình bị mắc lỗi 20 lần to,
rõ ràng.

TRÒ CHƠI 4: "REPEAT AFTER ME”
* Mục đích giải trí: rèn luyện sự ghi nhớ, phản xạ tốt, rèn tính tự tin.
* Mục đích giáo dục: luyện khả năng nhớ các số Tiếng Anh
* Số lượng người tham gia: 02 người/ đợt.
* Địa điểm: Trong lớp, hội trường
* Thời gian: 7 – 10 phút
* Cách chơi:
Chia lớp ra thành 8 đội, mỗi đội cử ra một người có khả năng Anh văn cũng như
khả năng nhớ tốt. 8 bạn đại diện 8 đội sẽ bốc thăm chia cặp thi đấu trực tiếp. Mỗi
đợt thi đấu 2 người loại 1 để cuối cùng chọn ra bạn đại diện xuất sắc nhất.

Giáo viên xếp 2 bạn thành hàng ngang rồi hướng dẫn cách chơi. Hai bạn sẽ bị bịt
mắt quay về phía khán giả. Giáo viên sẽ sử dụng bảng đen để biểu hiện số.


Bước 1: Ghi 1 chữ số bất kỳ lên bảng, đọc cho cả lớp nghe rồi yêu cầu bạn đội A
lặp lại trước, bạn đội B lặp lại sau. Nếu cả 2 đều lặp lại được thì tiếp tục bước sau.

VD:
ghi số “1” rồi đọc “One” và yêu cầu 2 bạn A đến B tuần tự đọc lại.
Bước 2: Ghi 2 chữ số lên bảng bao gồm chữ số đã đọc đầu tiên và số tiếp theo bất
kỳ, đọc cho cả lớp nghe rồi yêu cầu bạn đội B lặp lại trước, bạn đội A lặp lại sau.
Nếu cả 2 đều lặp lại được thì tiếp tục bước sau.
VD:
Tiếp tục ghi số “17” rồi đọc “One – Seven” và yêu cầu 2 bạn B đến A tuần tự đọc
lại.
Bước 3: Ghi 3 chữ số lên bảng bao gồm 2 chữ số đã đọc trước đó và số tiếp theo
bất kỳ, đọc cho cả lớp nghe rồi yêu cầu bạn đội A lặp lại trước, bạn đội B lặp lại
sau. Nếu cả 2 đều lặp lại được thì tiếp tục bước sau. Nếu một trong hai bạn không
lặp lại được thì người thắng sẽ được vào vòng trong. Trường hợp cả 2 người đều
không lặp lại được thì giáo viên đọc lại một lần nữa cho cả hai nhớ và đọc lại.
VD:
Tiếp tục ghi số “173” rồi đọc “One – Seven – Three” và yêu cầu 2 bạn A đến B
tuần tự đọc lại.
Tiếp tục ghi 4 số và tiếp tục nhiều hơn cho đến khi nào chọn được người thắng
cuộc.

Lưu ý:
- Động viên những bạn thua cuộc bằng một tràng pháo tay của cả lớp.
- Đề nghị các bạn ngồi dưới giữ yên lặng để các thí sinh tập trung, những ai nhắc
nhở hoặc làm mất tập trung của các thí sinh sẽ xử thua đội của thành viên đó.
- Luân phiên yêu cầu bạn đội A hoặc đội B đọc trước để tránh một đội luôn phải
đọc trước còn đội kia thì được đọc sau.
- Nhắc nhở các thí sinh tự tin, không nghe kết quả đọc của đối phương mà tin vào

kết quả nhớ của bản thân.
- Các thí sinh phải đọc to, rõ ràng, mạch lạc, ấp úng quá 10 giây sẽ bị xử thua.
- Thưởng cho người thắng cuộc một phần thưởng có giá trị và những tràng pháo
tay giòn tan.

TRÒ CHƠI 5: “START WITH THE TAGS”
* Mục đích giải trí: rèn luyện sự phản xạ nhanh nhạy
* Mục đích giáo dục: luyện kỹ năng viết từ vựng Tiếng Anh
* Số lượng người tham gia: 02 người/ đợt.
* Địa điểm: Trong lớp, hội trường
* Thời gian: 7 – 10 phút
* Cách chơi:
Chia lớp ra thành 8 đội, mỗi đội cử ra một người có nhanh nhạy cũng như khả năng
viết tốt. 8 bạn đại diện 8 đội sẽ bốc thăm chia cặp thi đấu trực tiếp. Mỗi đợt thi đấu
2 người loại 1 để cuối cùng chọn ra bạn đại diện xuất sắc nhất.
Giáo viên xếp 2 bạn quay mặt lên bảng. Mỗi người mỗi viên phấn để viết chữ lên
bảng.

Giáo viên đọc động từ đầu tiên, bạn A viết động từ đó lên bảng, bạn B đứng đằng
sau bạn A. Chờ khi bạn A viết xong, bạn B phải tiếp tục ghi động từ tiếp theo được
bắt đầu bằng từ cuối của động từ trước đó. Cứ thế tiếp tục cho đến khi nào một
trong hai thí sinh không thể tiếp tục ghi động từ nào nữa thì thua cuộc.

Ví dụ:
Giáo viên đọc to :”Go”
A sẽ ghi “go” lên bảng. B sẽ tiếp tục ghi “open” chẳng hạn. A tiếp tục ghi “need”.
B phải tiếp tục ghi động từ tiếp theo được bắt đầu bằng chữ “d”.
Cuộc chơi sẽ kết thúc khi một trong hai thí sinh không thể tìm ra động từ tiếp theo.
Cứ tiếp tục chơi loại trực tiếp cho đến khi chọn ra được người chơi giỏi nhất.


Lưu ý:
- Động từ phải luôn ở thể nguyên mẫu, không sử dụng quá khứ hay quá khứ phân
từ.
- Đề nghị các bạn ngồi dưới giữ yên lặng để các thí sinh tập trung, những ai nhắc
nhở hoặc làm mất tập trung của các thí sinh sẽ xử thua đội của thành viên đó.
- Các bạn tham gia ghi động từ không có ý nghĩa, lặp lại động từ đã ghi, ghi chậm
hoặc ghi sai động từ… sẽ bị xử thua.
- Nhắc nhở các thí sinh tự tin, viết không được tẩy xoá nhiều lần.

TRÒ CHƠI 6: “THE GOD SAID…”
* Mục đích giải trí: rèn luyện sự phản xạ nhanh nhạy
* Mục đích giáo dục: luyện kỹ năng nghe Tiếng Anh
* Số lượng người tham gia: Cả lớp
* Địa điểm: Trong lớp, hội trường
* Thời gian: 7 – 10 phút
* Cách chơi:
Giáo viên giải thích về từ ngữ “The God said…” nghĩa là “Thượng đế bảo rằng…”
điều đó có nghĩa là buộc mọi người phải làm theo Người, ai không làm theo sẽ bị
quyền lực tối cao của Thượng Đế trừng phạt.

Giáo viên hướng dẫn mọi hoạt động của sinh viên qua việc yêu cầu sinh viên làm
theo lời hướng dẫn bằng Tiếng Anh kèm với hành động của mình. Tuy nhiên
những yêu cầu được bắt đầu bằng chữ “The God said…” thì sinh viên mới thực
hiện còn không có chữ đó thì không làm theo lời yêu cầu. Nếu ai không làm theo
yêu cầu khi có lệnh của “The God said…” hoặc không có lệnh đó mà vẫn cứ làm
thì bị phạt.

Ví dụ:
Giáo viên hô “The God said…Raise your hands!” thì mọi người cùng đưa tay lên.
Giáo viên vừa tiếp tục hô “The God said…Clap your hands!” vừa vỗ tay thì mọi

người cùng hô tay theo. Giáo viên đánh lừa bằng cách hô “Clap again!” và cũng vỗ
tay theo. Nếu ai vỗ tay theo cùng là bị bắt phạt bởi yêu cầu này không có câu “The
God said…”.
Cứ như vậy tiếp tục cho đến khi bắt được đủ số lượng người bị phạt.

Lưu ý:
- Mới bắt đầu chơi nên cho chơi thử, đọc hành động chậm rồi đến nhanh dần. Vừa
đọc vừa làm theo để mọi người có thể dễ hiểu ý nghĩa Tiếng Anh của câu lệnh đó
là gì.
- Hô to, rõ, chọn các hành động phải có cách đọc dứt khoát như “Stand up”, “Sit
down”, “Touch your head”, “Close your eyes”…
- Bắt phạt những sinh viên làm theo yêu cầu chậm, không dứt khoát.
- Nên sử dụng những mẹo lừa như “Kiss your friends”, “Game is over”, “Open
your mouths” mà không sử dụng kèm câu “The God said…” để dụ khị bắt phạt
những người chơi manh động.
- Hình thức phạt: Những người phạt phải hát một bài đồng ca Tiếng Anh. Ai không
hát sẽ có hình thức phạt tiếp như: Hôn tường, nhảy cóc theo bài “Con cóc”, nặn
tượng…

×