Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

THẬN TRONG MỘT SỐ BỆNH NỘI KHOA (Kỳ 2) ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.13 KB, 5 trang )

THẬN TRONG MỘT SỐ BỆNH NỘI KHOA
(Kỳ 2)

II. THẬN TRONG BỆNH GAN VÀ BỆNH TỤY
Thận chịu tác động và thay đổi chức năng, hình thái trong một số bệnh
gan, tụy. Các cơ chế về sự liên quan này chưa được biết đầy đủ.
Khi bị bệnh gan nội khoa hay ngoại khoa, người bệnh có thể bị phù, đái
ít, urê máu tăng, suy thận và dẫn đến tử vong.
1. Thay đổi giải phẫu thận, chức năng thận trong các bệnh gan:
a. Giải phẫu:
- Đại thể: kích thước thận bình thường hoặc hơi to. Vỏ dễ bóc.
- Vi thể:
. Màng đáy dày, tăng sinh tế bào nội mạch hoặc ngoại mạch, gian mạch,
xơ hóa quanh cầu thận biểu hiện của viêm cầu thận màng tăng sinh.
. Tế bào thượng bì ống thận to, có hốc, bong vảy do hoại tử tế bào.
. Tổ chức kẽ thận phù và xâm nhập tế bào lympho.
Trong một số trường hợp tổn thương gần giống viêm cầu thận sau nhiễm
liên cầu hoặc viêm cầu thận ổ hoặc viêm cầu thận hình liềm.
b. Chức năng:
- Luồng máu tới thận giảm.
- Mức lọc cầu thận giảm.
- Phân số lọc tăng.
- Bài tiết ống thận giảm.
- Tăng tái hấp thu nước và natri của ống thận.
- Tăng sức cản mạch máu trong thận.
- Khả năng cô đặc tối đa nước tiểu có thể còn giữ được mức bình thường
trong giai đoạn đầu của bệnh.
- Hạ natri máu.
- Nhưng không có sự tương xứng giữa tổn thương tiến triển của bệnh và
chức năng thận.
2. Những biểu hiện lâm sàng:


Ngoài triệu chứng của bệnh chính, có thể kèm theo:
- Phù do rối loạn cân bằng nước, điện giải, tăng thể tích nước ngoài tế bào.
- Đái ít.
- Natri máu giảm do pha loãng.
- Protein niệu (+).
- Tỷ trọng nước tiểu tăng do cô đặc.
Gặp trong một số bệnh gan liệt kê dưới đây:
(1) Viêm gan virus: Ở giai đoạn tiến triển, protein máu giảm gây áp suất
keo máu giảm và phù.
Ngoài ra khi viêm gan, sự chuyển hóa của các steroid và ADH bị ảnh
hưởng dẫn đến tăng tái hấp thu nước và natri của ống thận.
(2) Xơ gan cổ trướng: Có hiện tượng thiếu máu cục bộ ở gan và tăng áp lực
tĩnh mạch cửa.
Do thiếu máu cục bộ ở gan sẽ giải phóng VDM (material vaso depressor)
hay ferritin và kích thích giải phóng ADH sẽ tăng khuếch tán ống thận với nước.
Do tăng áp lực tĩnh mạch cửa cùng với hạ protein máu sẽ tăng di chuyển
dịch từ trong lòng mạch tới khoang màng bụng và hình thành cổ trướng.
Hậu quả là cường aldosteron gây tăng tái hấp thu nước và natri của ống
thận. Trong điều trị cần dùng thuốc kháng aldosteron phối hợp với thuốc lợi tiểu
quai.
(3) Hội chứng gan thận cấp:
Có thể gặp trong nhiễm xoắn trùng, sốt rét ác tính, ngộ độc mật cá trắm,
nạo phá thai biến chứng, truyền máu không hợp. Trong điều trị, tùy trường hợp có
thể phối hợp các phương pháp lọc máu, thẩm tách máu, siêu lọc máu, hập phụ
máu, lọc máu liên tục.
(4) Viêm tụy cấp:
Trong quá trình diễn biến của viêm tụy cấp có thể bị suy thận cấp tính với
các triệu chứng đái ít hoặc vô niệu. Bệnh sẽ được hồi phục khi chỉ bị suy thận cấp
chức năng do trụy tim mạch hoặc rối loạn nước điện giải được xử trí tốt.
Khi bị đông máu rải rác trong lòng mạch do giải phóng nhiều các chất

thromboplastin, amylase hoặc bị tiêu sợi huyết do trypsin sẽ gây hoại tử vỏ thận
hai bên, hội chứng Sanarelli-Schwartzman, tiên lượng rất xấu mặc dù được lọc
máu hoặc siêu lọc máu liên tục.

×