Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.5 KB, 8 trang )
Hỏi đáp về bệnh đa khoa – Kỳ 2:
Chế độ ăn cho người viêm cầu thận
Cần bổ sung nước cho bệnh nhân viêm cầu thận.
Con tôi gần đây có biểu hiện chán ăn, chân bị phù nhẹ, ít đi tiểu. Tôi rất
hoang mang có phải cháu bị bệnh về thận?
Theo thư bạn kể, rất có thể con bạn bị bệnh viêm cầu thận. Bệnh thường
gặp ở trẻ em và xuất hiện sau một đợt nhiễm khuẩn cổ họng hoặc ngoài da, răng,
miệng từ 7–15 ngày. Những ngày đầu mắc bệnh, trẻ thường thấy mệt mỏi, chán
ăn, phù, sau thấy đái ít, đái ra máu, protein niệu... Khi bị viêm cầu thận cấp, cách
điều trị chủ yếu là nghỉ ngơi và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Người bị viêm cầu thận
cấp nhất định phải ăn nhẹ, ăn nhạt, chế độ ăn không mỳ chính, ít protein... Những
thực phẩm không nên dùng là các loại ngũ cốc nhiều đạm, chất béo có nguồn gốc
từ động vật, không nên ăn tim, gan, cật... hạn chế ăn trứng, nên theo dõi lượng
nước tiểu nếu thấy đái ít hay vô niệu thì bỏ hẳn rau quả tránh tăng kali máu.
Những thực phẩm nên dùng trong khẩu phần ăn hằng ngày là các chất đường lấy
từ mật ong, miến dong, khoai sọ... Cần phải chú ý nếu bệnh nhân bị phù thì phải
có chế độ ăn nhạt hoàn toàn đến khi hết phù và phải bổ sung lượng nước tương
đương bằng lượng nước tiểu hằng ngày và dùng thêm 1/2 đến 1 lít nước/ngày. Tốt
nhất, bạn nên đưa con tới bệnh viện có chuyên khoa nhi hoặc thận để khám và
chẩn đoán chính xác.
Viêm túi lệ, chữa thế nào?
Tôi bị sưng, đau ở phía dưới góc mắt trong cạnh mũi bên phải, khám được
biết là bị viêm tắc túi lệ. Bác sĩ cho biết cách chữa bệnh thế nào?
Ở dưới khóe mắt phía trong, cạnh mũi có túi lệ và có đường dẫn nước mắt thông
xuống mũi, gọi là ống lệ tỵ. Viêm túi lệ là nhiễm khuẩn của túi lệ do đường dẫn nước mắt