Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

ĐỀ THI HS GIỎI VĂN 9 (09-10)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.95 KB, 3 trang )

Trờng THCS Minh Thanh

Đề thi học sinh giỏi lớp 9
Năm học 2009 2010
Môn: ngữ văn
A. Tiếng Việt ( 3 điểm):
Phân tích giá trị của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:
" Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm,
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ"
(" Quê hơng" - Tế Hanh)
B. Văn học: (5 điểm)
Cảm nhận của em về ba câu thơ cuối trong bài thơ đồng chí của
Chính Hữu:
Đêm nay rừng hoang sơng muổi
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo

B.Tập làm văn : ( 12 điểm)
Có ý kiến cho rằng: Đoạn Kiều ở lầu Ngng Bích là một bức tranh tâm
tình đầy xúc động.
Em hãy phân tích đoạn thơ để làm sáng tỏ ý kiến trên.

Đáp án
A. Tiếng Viêt ( 3 điểm)
- Chỉ ra đúng biện pháp tu từ đợc Tế Hanh sử dụng ở hai câu thơ là
biện pháp "nhân hoá" ( 0,5đ)
- Chỉ ra đợc các từ đợc sử dụng để nhân hoá chiếc thuyền là các từ:
"im, mỏi, trở về, nằm, nghe." ( 0,5đ)
- Giá trị của biện pháp nhân hoá ở đây: ( 2đ)
+Biến con thuyền vô tri vô giác trở nên sống động, có hồn nh con ngời
(0,5đ)


+ Các từ: "im, mỏi, trở về, nằm" cho ta cảm nhận đợc giây lát nghỉ
ngơi th dãn của con thuyền, giống nh con ngời, sau một chuyến ra khơi vất
vả, cực nhọc trở về . ( 0,5đ)
+ Từ "nghe" gợi cảm nhận con thuyền nh một cơ thể sống, nhận biết
đợc chất muối của biển đang ngấm dần , lặn dần vào "da thịt "của mình; và
cũng giống nh con ngời từng trải, với con thuyền, vị muối càng ngấm vào nó
bao nhiêu , nó nh càng dày dạn lên bấy nhiêu. (0,5đ)
+ Tác giả miêu tả con thuyền, nói về con thuyền chính là để nói về ng-
ời dân chài miền biển ở khía cạnh vất vả cực nhọc, từng trải trong cuộc sống
hàng ngày. ở đây, hình ảnh con thuyền đồng nhất với cuộc đời, cuộc sống
của ngời dân chài vùng biển. ( 0,5đ)
B. Văn học: (5 điểm)
- Bài làm cần nêu đợc cảm nhận chung khái quát về tác giả và tác phẩm.
- Cảm nhận về ba câu thơ cuối của bài thơ
+ Ba câu thơ cuối là bức tranh đẹp về tình đồng chí đồng đội của ngời
lính, là biểu tợng đẹp về cuộc đời ngời chiến sĩ cách mạng. Trong bức tranh
ấy nổi lên ba hình ảnh: Ngời lính, vâng trăng, khẩu súng
+ Hình ảnh Đầu súng trăng treo là hình ảnh đầy chất thơ, lãng mạn
bay bổng của ngời lính trong t thế sẵn sàng chiến đấu giữa thiên nhiên khắc
nghiệt
+ Súng bảo vệ cuộc sống yên bình, bảo vệ vẻ đẹp của trăng
C. Tập làm văn: ( 12 điểm)
B.Yêu cầu về kiến thức:
1. Mở bài:
Nêu đợc xuất xứ đoạn trích, khái quát nội dung chính bài thơ
2. Thân bài:
- Bức tranh phong cảnh đợc nhìn qua con mắt tâm trạng của Kiều
- Tâm trạng buồn nhớ ngời yêu, cha mẹ
- Tâm trang tủi hổ, đau xót cho thân phận chìm nổi long đong của mình
- Thái độ của nhà thơ: xót xa, chia sẻ nỗi đau với Thúy Kiều

3. Kết bài:
- Khẳng định giá trị của bài thơ là một bức tranh tâm tình đầy xúc động
- Khẳng định tài năng kiệt xuất của Nguyễn Du đợc chứng minh qua nghệ
thuật Tả cảnh ngụ tình Trong tình có cảnh, trong cảnh có tình. Tạo nên
sự đồng cảm thực sự giữa ngời đọc và nhân vật.
B. Tiêu chuẩn cho điểm:
+ Điểm 12: Bài làm đạt các yêu cầu trên, bố cục hợp lí, văn viết mạch lạc,
câu văn giàu hình ảnh, có cảm xúc, không mắc lỗi diễn đạt.
+ Điểm 10, 11: Bài làm đạt các yêu cầu trên, nhất là yêu cầu về nội dung,
văn viết trôi chảy, có thể mắc vài ba lỗi diễn đạt.
+ Điểm 8, 9: Bài làm cơ bản đạt các yêu cầu, nhng phân tích cha thật sâu,
còn mắc vài ba lỗi diễn đạt.
+ Điểm 5, 6: Bài làm cơ bản đạt yêu cầu trên. Nội dung phân tích cha sâu
chữ viết cha đẹp, mắc vài lỗi diễn đạt
+ Điểm 3, 4: Bài làm cơ bản đạt yêu cầu trên, nội dung phân tích sơ sài,
sai nhiều lỗi diễn đạt và một số lỗi chính tả.
+ Điểm 1, 2: Bài làm cha đạt các yêu cầu trên, mắc nhiều lỗi diễn đạt và
lỗi chính tả.
+ Điểm 0: Lạc đề, sai cả nội dung và phơng pháp.
Giáo viên ra đề

Ma Thị Vàng

×