TIÊU CHUẨN VIỆT NAM NHÓM T
TCVN 4202 - 86 HỆ THỐNG LẠNH
Kỹ thuật an toàn
Refrigerating system
Technical safety
Có hiệu lực từ:
01 - 01 - 1987
Tiêu chuẩn này qui định những yêu cầu cần phải thực hiện trong thiết kế, chế tạo, lắp
đặt, vận hành và sửa chữa hệ thống lạnh.
Tiêu chuẩn này không bắt buộc áp dụng đối với:
- Hệ thống lạnh đặt dưới hấm, trên ô tô, xe lửa, máy bay.
- Hệ thống lạnh có môi chất làm lạnh là nước, không khí.
- Hệ thống lạnh có lượng môi chất nạp vào hệ thống:
+ Nhỏ hơn 5 kg cho môi chất làm lạnh thuộc nhóm 1;
+ Nhỏ hơn 2,5 kg cho môi chất làm lạnh thuộc nhóm 2;
- Hệ thống điều tiết không khí, bơm nhiệt.
1. PHÂN LOẠI MÔI CHẤT LÀM LẠNH
1.1. Môi chất làm lạnh được phân thành ba nhóm 1, 2, 3 (phụ lục 1).
1.2. Nhóm 1 gồm những môi chất làm lạnh không bắt lửa, không độc hại hoặc có độc
hại không đáng kể.
1.3. Nhóm 2 gồm những môi chất làm lạnh độc hại ít, giới hạn bắt lửa, gây nổ thấp
nhất trong thể tích không khí nhỏ hơn 3,5%.
2
1.4. Nhóm 3 gồm những môi chất làm lạnh có độc hại, dễ bắt lửa và gây nổ. Giới hạn
bắt lửa gây nổ thấp nhất trong thể tích không khí nhỏ hơn 3,5%.
Những môi chất làm lạnh không qui định trong phụ lục 1 tạm xếp vào nhóm 3.
2. MÁY THIẾT BỊ THUỘC HỆ THỐNG LẠNH
2.1. Các thiết bị chịu áp lực trong tiêu chuẩn này là những thiết bị có áp suất làm việc
lớn hơn 7N/cm
2
.
2.2. Các máy nén và thiết bị chịu lạnh áp lực thuộc phạm vi thi hành tiêu chuẩn này
chỉ được phép chế tạo ở các cơ sở được Bộ hoặc Tổng cục quản lý cấp giấy phép nếu là cơ
sở đó do Trung ương quản lý hoặc Ủy ban nhân dân Tỉnh, Thành phố cấp giấy phép nếu là
cơ sở do địa phương quản lý sau khi đã có thỏa thuận của Bộ lao động.
Cơ sở chế tạo máy nén và các thiết bị lạnh chịu áp lực phải có đủ các điều kiện sau:
a) Có thợ chuyên nghiệp và các thiết bị đảm bảo chất lượng chế tạo theo đúng qui
định trong qui phạm này;
b) Có biện pháp kiểm tra chất lượng vật liệu và mối hàn theo đúng yêu cầu của tiêu
chuẩn và những yêu cầu kỹ thuật đã qui định;
c) Có bản thiết kế hoàn chỉnh, có các qui trìng công nghệ chế tạo theo đúng yêu cầu
của tiêu chuẩn này đã được cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp xét duyệt;
d) Có cán bộ kỹ thuật chuyên trách kiểm tra chất lượng sản phẩm làm ra theo đúng
yêu cấu đã qui định;
đ) Có khả năng soạn lập đầy đủ các tài liệu kỹ thuật đã qui định.
3
2.3. Cấm xuất xưởng máy nén và các thiết bị thuộc phạm vi thi hành tiêu chuẩn này
nếu chưa có đủ các điều kiện sau:
a) Chưa được cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp tổ chức khám nghiệm để xác nhận
sảm phẩm đã chế tạo theo đúng yêu cầu của tiêu chuẩn này;
b) Chưa có đầy đủ các dụng cụ kiểm tra, đo lường, các cơ cấu an toàn và các phụ
tùng theo qui định của tiêu chuẩn này
c) Chưa có đầy đủ các tài liệu sau đây:
- 2 quyển lý lịch theo mẫu qui định ở phụ lục 2 của tiêu chuẩn này có kèm theo bản
vẽ kết cấu thiết bị;
- Các bản hướng dẫn lắp đặt, bảo quản và vận hành an toàn các thiết bị và máy nén.
d) Chưa có tấm nhãn hiệu bằng kim loại mầu gắn trên máy nén và thành thiết bị ở
chỗ dễ thấy nhất có đủ các loại số liệu như sau:
- Đối với máy nén:
+ Tên và địa chỉ nhà chế tạo;
+ Số và tháng, năm chế tạo;
+ Ký hiệu môi chất làm lạnh ;
+ Áp suất làm việc lớn nhất, N/cm
2
;
+ Áp suất thử nghiệm lớn nhất, N/cm
2
;
+ Nhiệt độ cho phép lớn nhất,
0
C ;
+ Tốc độ quay lớn nhất và đặc tính về điện.
- Đối với thiết bị chịu áp lực:
+ Tên và địa chỉ nhà chế tạo;
+ Tên và mã hiệu thiết bị;
+ Số và tháng, năm chế tạo;
4
+ Áp suất làm việc lớn nhất, N/cm
2
;
+ Áp suất thử nghiệm lớn nhất, N/cm
2
;
+ Nhiệt độ cho phép đối với thành thiết bị;
Với những thiết bị có thành mỏng cho phép đóng các số liệu trên ở chỗ thích hợp.
2.4. Việc lắp đặt máy, thiết bị lạnh theo đúng thiết kế và các qui định công nghệ đã
được xét duyệt.
2.5. Các đơn vị thiết kế chế tạo lắp đặt hoặc sửa chữa máy, thiết bị lạnh phải chịu
trách nhiệm trong phạm vi công tác của mình vế kỹ thuật an toàn cho máy và thiết bị lạnh
đó.
2.6. Các tài liệu thiết kế phải được cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp xét duyệt trước
khi chế tạo lắp đặt.
2.7. Tất cả các thay đổi thiết kế trong quá trình chế tạo, lắp đặt, sửa chữa phảic ó sự
thỏa thuận bằng văn bản giữa các đơn vị thiết kế với các đơn vị cần thay đổi thiết kế và
phải được cơ quan duyệt thiết kế chuẩn y.
2.8. Việc lắp đặt, sử dụng, sửa chữa máy nén và các thiết bị lạnh phải đúng theo các
qui định của nhà chế tạo.
2.9. Máy nén và thiết bị chịu áp lực do nước ngoài chế tạo phải thỏa mãn các yêu cầu
của tiêu chuẩn này, khi không thỏa mãn các yêu cầu của tiêu chuẩn thì phải được cơ quan
thanh tra kỹ thuật an toàn Nhà nước thỏa thuận.
2.10. Thay đổi thiết kế máy và thiết bị mua của nước ngoài phải được cơ quan quản
lý kỹ thuật cấp trên cho phép bằng văn bản.
5
2.11. Ống và phụ kiện đường ống.
2.11.1. Vật liệu chế tạo, sửa chữa ống và phụ kiện đường ống dẫn môi chất làm lạnh
phải thỏa mãn những qui định của tiêu chuẩn này.
2.11.2. Ống dẫn môi chất làm lạnh phải là ống thép liền và chọn theo bảng 2, phụ lục
3.
2.11.3. Đơn vị thiết kế chịu trách nhiệm về việc chọn sơ đồ đường ống, kết cấu vật
liệu sử dụng, giá đỡ đảm bảo an toàn cho người và hệ thống ống.
2.11.4. Bản vẽ đường ống phải ghi rõ chiều dài, đường kính ngoài, chiều dày thành
ống, chiều dày lớp cách nhiệt và cách ẩm (nếu có).
2.11.5. Bản vẽ xuất xưởng phải ghi đầy đủ ngày, tháng, năm chữ ký của người thay
mặt cho cơ quan duyệt và đóng dấu. Những thay đổi thiết kế phải được cơ quan thiết kế và
cơ quan duyệt cho phép.
2.11.6. Tính toán chọn ống dẫn môi chất làm lạnh phải đảm bảo tốc độ chuyển động
của môi chất làm lạnh ở đầu ống đẩy của máy nén không vượt quá 25 m/giây, phải đặt van
điện từ hoặc van khống chế nhiệt độ và tốc độ không vượt quá 1,5 m/giây trên ống đẫn môi
chất làm lạnh vào thiết bị bay hơi.
2.11.7. Đường kính ống xả dầu từ các thiết bị và máy nén về bình tập trung dầu phải
lớn hơn 20mm có chiều dài ngắn nhất, ít độ gấp khúc để trách đọng dầu, cặn, bẩn. Đường
kính lỗ van xả dầu phải lớn hơn 15mm.
2.11.8. Việc hàn, nối, uốn cong ống dẫn môi chất làm lạnh phải tuân theo các điều từ
3.6 đến 3.20 qui phạm “kỹ thuật an toàn đường ống dẫn hơi nước và nước nóng”.
2.11.9. Những bộ phận bù giãn nở nhiệt và các giá đỡ, giá treo ống phải tuân theo
các điều 3.32 đến 3.26 của qui phạm “kỹ thuật an toàn đường ống dẫn hơi nước và nước
nóng”.
6
2.11.10. Cấm bố trí mặt bích, mối hàn nối ống, van nằm sâu trong tường. Cấm đặt
tay van xuống phía dưới. Chỗ ống dẫn xuyên qua tường phải được chèn bằng vật liệu
không cháy.
2.11.11. Để tránh đọng môi chất làm lạnh hoặc dầu trên đường ống dẫn phải đặt ống
để nghiêng 1
2% về phía thiết bị ngưng tụ và phải đặt ống hút nghiêng 1
2% về phía
thiết bị bay hơi.
2.11.12. Đường ống qua các đường giao thông phải đặt cao hơn 4,5 m. Không được
đặt ống dưới gầm cầu thang, thang máy, cầu trục …
2.11.13. Mầu sơn cho đường ống dẫn các loại môi chất làm lạnh qui định như sau:
- Đối với amôniác;
+ Ống đẩy : mầu đỏ;
+ Ống hút : mầu xanh da trời;
+ Ống dẫn lỏng : mầu vàng;
+ Ống dẫn nước muối : mầu xám;
+ Ống dẫn nước : mầu xanh lá cây;
- Đối với frêôn:
+ Ống đẩy : mầu đỏ;
+ Ống hút : mầu xanh;
+ Ống dẫn lỏng : mầu nhôm;
+ Ống dẫn nước muối : mầu xám;
+ Ống dẫn nước : mầu xanh da trời.
2.11.14. Phải đánh dấu chiều chuyển động của môi chất làm lạnh, chất tải lạnh, nước
… bằng mũi tên mầu đen ở nơi dễ nhìn thấy.
7
2.12. Vật liệu sử dụng cho máy và thiết bị lạnh.
2.12.1. Những vật liệu sử dụng cho máy và thiết bị lạnh phải đảm bảo không bị dầu
bôi trơn, chất tải lạnh và môi chất làm lạnh ăn mòn.
2.12.2. Chất lượng và đặt tính vật liệu phải có chứng từ đầy đủ, nếu thiếu phải tiến
hành thử nghiệm. Chỉ được phép dùng những vật liệu đủ chứng từ kỹ thuật hoặc đã qua
thử nghiệm thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật.
2.12.3. Không được dùng chì cho máy và thiết bị lạnh có môi chất làm lạnh là flo –
chỉ được phép dùng chì làm đệm kín.
2.12.4. Thiếc và hợp kim thiếc không được sử dụng ở những chỗ làm việc dưới -
10
0
C.
2.12.5. Thủy tinh dùng làm kính chỉ mức lỏng, kính quan sát phải chịu được áp lực,
nhiệt độ và tác dụng hóa học của dầu bôi trơn, môi chất làm lạnh, chất tải lạnh.
2.13. Hệ thống lạnh cần được trang bị thiết bị tự động theo phụ lục 4.
2.14. Phòng máy và thiết bị.
2.14.1. Máy, thiết bị ( trừ thiết bị ngưng hơi) phải được đặt trong phòng có mái che.
Việc bố trí, lắp đặt phòng máy, thiết bị phải đảm bảo yêu cầu, tiêu chuẩn về xây dựng,
phòng cháy, chữa cháy và vệ sinh an toàn lao động.
2.14.2. Không bố trí phòng máy, thiết bị gần các cơ sở sinh hoạt công cộng như : nhà
ăn, bệnh viện, trường học … Đối với hệ thống lạnh có môi chất làm lạnh thuộc nhóm 2, 3
phải bố trí phòng máy và thiết bị cách các cơ sở sinh hoạt công cộng với bán kính từ 50 m
trở lên.