U lành tính đại tràng
Trong những năm gần đây, do sự phát triển của kỹ thuật nội soi, khối u lành
tính của đại tràng ngày càng được phát hiện nhiều. Có hai loại
+ U ở niêm mạc: Thường gặp nhất là u tuyến, chiếm đại đa số trong các
loại u lành tính của đại tràng
+ U ở thành đại tràng: Hiếm gặp hơn nhiều, u xuất phát từ tổ chức liên kết,
thường gặp là u mỡ, u xơ, u cơ, u máu, u mạch máu
I. POLIP ĐẠI TRÀNG
Là bệnh lý hay gặp của đại tràng: Tỷ lệ phát hiện polip đại tràng trong mổ
tử thi là 7-31%, trong nội soi là 28,2-33,1%.
Tại Việt Nam, theo Đặng Ngọc Ký, tỷ lệ polip đại tràng trong dân chúng
phát hiện bằng nội soi ở Thanh Hoá là 12,1%, ở Bình Trị Thiên là 21% và ở Hà
Nội là 5%.
1. Giải phẫu bệnh lý
Vị trí: Càng ở cuối ống tiêu hoá gặp càng nhiều. Nhiều nhất ở trực tràng và
đại tràng sigma (70-90%). Polip có thể tập trung tại một đoạn hoặc có thể rải rác
khắp đại tràng.
Số lượng: Thưòng là một ( 70%), nhưng có thể là 2-3 cái hoặc hàng chục
cái
Hình thể: thường là hình tròn hay bầu dục có đường kính từ 1mm đến vài
cm. Có thể có cuống dài rất di động nhưng có thể không có cuống. Thường có
màu đỏ tươi. Về vi thể, polip được hình thành từ niêm mạc đại tràng bao gồm một
phần tuyến xuất phát từ biểu mô, một phần nối tiếp mạch máu chuyển từ màng
đệm dưới niêm mạc. Lớp cơ không bao giờ thâm nhập vào sự hình thành của tổ
chức u ngay cả ở cuống cũng vậy.
2. Lâm sàng
Biểu hiện lâm sàng của polip đại tràng rất khác nhau. Phần lớn không có
triệu chứng. Theo Deyhis thì 95% polip phát triển không có triệu chứng. Theo
G.Đ. Gôrôkhôva, ở 68 ca theo dõi của mình thì tất cả đều có triệu chứng.
Triệu chứng lâm sàng của polip phụ thuộc số lượng, vị trí, kịch thước và
cấu tạo đại thể.
Các triệu chứng thường gặp là:
+ Chảy máu: Thường chảy máu đỏ tươi kèm theo phân có khi chảy máu
đơn thuần hoặc chảy máu ít một, kéo dài gây thiếu máu. Một đặc điểm nữa là chảu
máu từng đợt có thời kỳ dài yên tĩnh.
+ Rối loạn tiêu hoá, biểu hiện bằng ỉa chảy hoặc táo bón.
+ Đau bụng
+ Các triệu chứng đặc biệt khác: Có thể bắt đầu bằng triệu chứng của lồng
ruột. Nếu polip ở trực tràng có cuống dài thì có thể sa ra ngoài khi đi ngoài
3. Chẩn đoán
Chẩn đoán polip đại tràng dựa vào
+ Lâm sàng : triệu chứng chủ yếu là ỉa ra máu
+ Soi đại trực tràng: thấy polip trong lòng đại tràn g hoặc trực tràng, di
động và lẩn tránh trước ống soi.
+ Chụp khung đại tràng cản quang: phải có kỹ thuật hoàn hảo.
+ Chụp nghiêng có ép, dùng thuốc làm thay đổi nhu động. Chụp khi thuốc
đầy, thuốc ít và sau khi bơm hơi.
Hình ảnh polip là một vệt sáng, bờ rõ, trong đều, rất di động thay đổi qua
các lần khám và cùng một lần khám ở các thời điểm khác nhau.
4. Tiến triển và biến chứng
- Ung thư hoá
Số lượng polip càng nhiều thì tỷ lệ ung thư hoá càng cao. Shiuya và Wolf (
1975) phân tích 5786 u tuyến đã được lọại bỏ bằng nội soi thấy nếu số lượng là 1 u
thì ung thư tại hcỗ là 13,8%, ung thư xâm lấn là 8,2%.
Nếu số lượng là 2 u thì ung thư tại chỗ là 21,3% , ung thư xâm lấn là 16%.
Theo A.L.Kodenbikov theo dõi trên 958 ca thấy : nêu scó 1 polip thì chỉ số
các tính là 1/33. Nhưng nếu nhiều polip thì chỉ số ác tính là 1/3.
- Chảy máu
Có thể chảy ít một kéo dài gây thiếu máu hoặc chảy nhiều máu gây mát
máu cấp
- Biến chứng tắc ruột do polip bít lòng ruột hoặc lồng ruột
5. Điều trị
Chỉ có thể bằng phẫu thuật. Tuỳ theo vị trí, tính chất, số lượng và sự phân
bố mà người ta có thể
+ Cắt bỏ polip bằng nội soi hoặc phẫu thuật
+ Cắt đoạn đại tràng cùng với polip
+ Cắt bỏ toàn bộ đại tràng
II. U MỠ
Là bệnh lý hiếm gặp, chiếm khoảng 1-10% trong tổng số u lành tính của đại
tràng
1. Giải phẫu bệnh lý
U thường phát triển ở lớp dưới niêm mạc (bên trong), hiếm hơn là phát
triển ở lớp dưới thanh mạc
U thường có chân rộng, đôi khi cũng có cuống và gọi nó là u mỡ dạng
polip. Kích thước của nó có thể nhỏ như hạt đỗ hoặc to bằng quả cam. Phần lớn
gặp ở người trên 40 tuổi. Niêm mạc phủ trên khối u thuờng bình thường và không
có nếp gấp.
U được cấu tạo gồm những miếng mỡ có kích thước khác nhau và được
ngăn cách bằng vách xơ. Nếu ở trong u mỡ có nhiều tổ chức liên kết thì được gọi
là u xơ mỡ.
2. Lâm sàng
Bệnh tiến triển chậm, thường không có triệu chứng
Giai đoạn sau xuất hiện táo bón, ỉa chảy thất thường, đôi khi có máu và
dịch nhày
Nếu u to, có thể sờ thấy u với tính chất di động, mặt nhẵn.
Đôi khi bắt đầu bằng triệu chứng lồng ruột cấp hoặc mạn
3. Chẩn đoán
Chẩn đoán xác định u mỡ đại tràng trước mổ rất khó. Chẩn đoán chủ yếu
dựa vào Xquang: Một hình khuyết thuốc của ruột. Tuy vậy cũng có thể nhầm với
một ung thư.
4. Tiến triển và biến chứng
Dễ đưa đến lồng ruột. Cũng có thể ung thư hoá dưới thể sarcoma (ít gặp)
5. Điều trị
Cắt đoạn đại tràng vớikhối u
III. U XƠ
U xơ đại tràng rất hiếm gặp
U phát triển thường không có triệu chứng. Đôi khi bắt đầu bằng triệu chứng
của lồng ruột. Tiến triển có thể bị loét về phía phúc mạc hay và ở niêm mạc hoặc
ung thư hoá
IV. U CƠ
Thường phát triển từ lớp cơ ở trong nhiều hơn ở lớp cơ ngoài. Mặt của khối
u thì nhẵn. U có thể phát triển làm hẹp lòng ruột và là dấu hiệu đầu tiên để chẩn
đoán. Khối u có thể gây lổng ruột, loét chảy máu hoặc ung thư hoá.
V. U MẠCH MÁU
Rất hiếm gặp, triệu chứng thường gặp nhất là chảy máu. Có thể chảy máu
thường xuyên từng đợt , đôi khi chảy máu dữ dội trong khi đại tiện. Khi soi trực
tràng, đại tràng thấy những búi mạch máu hình chùm nho nhô lên từ lớp dưới niêm
mạc. chẩn đoán u máu đại tràng trước khi mổ rất hiếm.
VI. CÁC U LÀNH TÍNH KHÁC
Có thể gặp nhưng rất hiếm các u lành tính khác của đại tràng như u bạch
huyết, u xơ thần kinh. Các khối u này phát tiển không có triệu chứng hoặc triệu
chứng rất nghèo nàn nên khó chẩn đoán được trước khi mổ. Khi chẩn đoán được
đều có chỉ định ngoại khoa là cắt bỏ khối u.