Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

10 dấu hiệu nhận biết mang thai song sinh doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.79 KB, 7 trang )

10 dấu hiệu nhận biết mang thai
song sinh











Nhiều thai phụ thường băn khoăn không biết có
phải mình đang mang thai "nhiều hơn một em bé"
hay không và để giải đáp được thắc mắc này, bạn
có thể tham khảo 10 dấu hiệu nhận biết được
cung cấp dưới đây. Phụ nữ mang song thai có thể
biểu hiện cùng lúc nhiều dấu hiệu nhưng cũng có
lúc chỉ biểu hiện một trong các dấu hiệu này.

1. Siêu âm

Cách chắn chắn nhất để khẳng định thai song sinh
chính là siêu âm. Những gì được nhìn thấy bao giờ
cũng rõ ràng hơn so với việc nhận biết các biểu hiện,
triệu chứng. Ngoài ra, cũng có những trường hợp
mang song thai nhưng lại hoàn toàn không có biểu
hiện gì đặc biệt, vì vậy, siêu âm là cách hiệu quả nhất
để thai phụ biết mình đang mang bao nhiêu em bé
trong bụng.



2. Đo nhịp tim

Vào tháng thứ 3 của thai kỳ, bạn có thể nhờ bác sĩ đo
nhịp tim để xác định xem liệu có phải bạn đang mang
song thai hay không. Đây là cách chẩn đoán hoàn
toàn vô hại nhưng đôi khi không chính xác hoàn toàn,
bởi có thể bạn phát hiện ra nhiều hơn một nhịp tim là
do sự nhầm lẫn một âm thanh nào đó trong bụng
mẹ.

3. Xét nghiệm định lượng nồng độ HcG

Vì nhiều nguyên nhân khác nhau, các bác sĩ có thể
theo dõi nồng độ HcG (human chorionic
gonadotropin). HcG là một nội tiết tố được phát hiện
trong máu hoặc nước tiểu của phụ nữ sau khi thụ thai
được 10 ngày và nồng độ này gia tăng với tốc độ rất
nhanh trong suốt 10 tuần sau đó. Những phụ nữ
mang song thai có thể có nồng độ HcG cao hơn so
với bình thường. Bác sĩ có thể xác định điều này
thông qua xét nghiệm.

4. Đo nồng độ AFP trong máu

Đo AFP (Alphafetoprotein) là một xét nghiệm máu
được thực hiện trên các phụ nữ mang thai từ 6 tháng
trở lên - còn được gọi là kiểm tra huyết thanh của
thai phụ. Đây là xét nghiệm giúp nhận biết các nguy
cơ gia tăng của một số dị tật bẩm sinh và cũng có

thể cho biết liệu thai phụ có mang song thai hay
không.
5. Vòng bụng lớn hơn so với
tuổi thai

Trong suốt thai kỳ, hầu như phụ
nữ nào cũng được tiến hành đo
vòng bụng. Vòng bụng lớn hơn
bình thường có thể do nhiều
nguyên nhân khác nhau, trong
đó mang song thai cũng là một
trường hợp được tính đến.

6. Tình trạng tăng cân

Tương tự như vòng bụng, phụ nữ mang song thai
thường tăng cân nhiều so với các thai phụ bình
thường. Cân nặng của phụ nữ khi mang thai có thể

Ảnh minh họa: Getty
images
phụ thuộc vào chiều cao, đặc điểm cơ thể và cân
nặng trước lúc mang thai, thế nhưng tăng cân quá
nhanh trong thời gian ngắn có thể là do bạn đang
mang trong bụng nhiều hơn một em bé.

7. “Ốm nghén” nhiều hơn

Có đến 50% phụ nữ mang thai bị buồn nôn hay ói
mửa do các triệu chứng “ốm nghén” gây ra. Mặc dù

chưa có số liệu thống kê chính xác nhưng thực tế cho
thấy những phụ nữ mang song thai thường có các
biểu hiện “ốm nghén” cao hơn về tần suất lẫn mức độ
so với những thai phụ bình thường.

8. Thai nhi “cựa quậy” từ rất sớm và thường
xuyên

Cảm giác em bé “cựa quậy” trong bụng quả là không
hề dễ chịu đối với phụ nữ mang thai, riêng đối với phụ
nữ mang song thai thì việc này có xu hướng xảy ra từ
rất sớm và mức độ thường xuyên hơn bình thường.
Đây cũng là một dấu hiệu để bạn nhận biết liệu có
phải mình đang mang thai nhiều hơn một em bé hay
không.

9. Vô cùng mệt mỏi

Đây là điều phổ biến nhất mà những phụ nữ mang
song thai vẫn hay than phiền. Buồn ngủ, bơ phờ và
kiệt sức trong 3 tháng đầu của thai kỳ là biểu hiện cho
sự gắng sức của cơ thể bạn để nuôi cùng một lúc
đến 2 em bé trong bụng. Trong một số trường hợp,
sự mệt mỏi này có thể được quy cho các yếu tố khác
(công việc, stress, không đảm bảo dinh dưỡng…)
nhưng cũng có thể là dấu hiệu của song thai.

10. Lịch sử gia đình/ Linh cảm

Bên cạnh những triệu chứng, xét nghiệm, chẩn đoán

về mặt y học thì trực giác của một người mẹ cũng là
một cách giúp bạn cảm nhận được cặp song thai của
mình. Nếu như những dấu hiệu được liệt kê trên đây
đều có thể nhìn thấy hoặc nhờ đến bác sĩ thì sự linh
cảm chỉ có thai phụ mới có được. Ngoài ra, lịch sử
gia đình cũng là một yếu tố để bạn cân nhắc về
những cảm nhận của mình. Phụ nữ trong những gia
đình có tiền lệ sinh đôi thìkhả năng sinh đôi. cũng sẽ
cao hơn những người khác. Nhưng nên nhớ, dù sao
bạn không nên tự mình “chẩn đoán” mà hãy trình bày
với bác sĩ về lịch sử gia đình hay những linh cảm của
bạn để nhận được sự giúp đỡ phù hợp.

×