Chăm sóc thai phụ bị các bệnh đặc biệt
Mang thai là một diễn
tiến bình thường trong
cuộc đời mỗi phụ nữ.
Tuy nhiên cũng có những
trường hợp có thể dẫn
đến một số biến chứng
hết sức nguy hiểm. Và
khi biết cơ thể đang
tượng hình một em bé,
hãy làm các xét nghiệm thật kỹ bởi rất có thể bạn sẽ
mắc một số bệnh đặc biệt nào đó ảnh hưởng trực tiếp
đến con.
Bệnh tiểu đường
Đây là căn bệnh dễ gặp đối với nhiều phụ nữ mang thai,
những phụ nữ ở độ tuổi từ 35 trở lên được liệt vào đối
tượng có nguy cơ cao. Khi có dấu hiệu của bệnh tiểu đường
nên thực hiện xét nghiệm đường huyết trong giai đoạn sớm
của thai kỳ. Nếu kết quả bình thường thì sẽ được thực hiện
tiếp xét nghiệm sàng lọc tình trạng bất dung nạp đường
trong thai kỳ vào khoảng tuần thứ 24-28.
Bác sĩ sẽ cho làm xét nghiệm dung nạp đường glucose qua
hệ tiêu hóa. Bạn đặc biệt cần quan tâm đến chế độ ăn uống.
Với phụ nữ mang thai, bệnh tiểu đường thường diễn tiến ở
dạng nhẹ và sẽ khỏi tự nhiên sau sinh, tuy nhiên không vì
thế mà bạn chủ quan. Cần để bác sĩ theo dõi lượng đường
trong máu.
Chứng thiếu máu
Thiếu máu vốn là một bệnh chung của nhiều phụ nữ, đặc
biệt là thời kỳ mang thai. Nên khám để được bác sĩ tư vấn
về chế độ dinh dưỡng bổ sung sắt như thịt bò, rau dền, gan
đồng thời uống thuốc theo toa sau mỗi bữa ăn vì chất sắt
thường kích thích bao tử dẫn đến táo bón, tiêu chảy và
buồn nôn. Hãy chuẩn bị môt cơ thể khỏe mạnh trong thai
kỳ để đối phó với nhu cầu gia tăng của quá trình thai nghén
và nguy cơ mất máu trong thai kỳ.
Hở eo tử cung
Trong tiến trình thai nghén bình thường, cổ tử cung khép
kín cho đến khi bắt đầu chuyển dạ. Tuy nhiên trong trường
hợp mà mẹ bị sẩy thai ở tháng thứ 3 nhiều lần thì cổ tử
cung mở ra, đẩy thai ra ngoài. Các bác sĩ sẽ giúp bạn khâu
cổ tử cung kín khi bắt đầu thai kỳ và tháo ra khi chuyển dạ.
Tiền sản giật
Ở giai đoạn cuối của thai kỳ, những dấu hiệu báo động
chứng tiền sản giật bao gồm: Huyết áp tăng trên 140/90,
tăng cân quá nhiều, phù nề mắt cá chân dạng nặng, xét
nghiệm nước tiểu có protein. Bác sĩ sẽ khuyên bạn giảm
muối trong khẩu phần ăn, uống thuốc giảm đường huyết và
hạn chế vận động.
Âm tính
Khi đi thăm khám thai lần đầu, dĩ nhiên các thai phụ sẽ
được xét nghiệm máu để phân loại xem bạn thuộc nhóm
máu Rh- hay Rh+ (Rhesus). Khoảng 15% chúng ta có
nhóm máy Rh-, một bà mẹ có nhóm máu này thường gặp
rắc rối nếu sinh bé có nhóm Rh+ vì 2 nhóm máu này tương
kỵ nhau. Bác sĩ sẽ tiêm cho bạn một mũi vắc-xin anti D để
ngăn ngừa tai biến cho những em bé sau.
Sinh non và sinh đôi
Những trường hợp này cần được sự hỗ trợ tích cực của bác
sĩ. Các bé sinh non thường nhẹ cân nên hoặc là ra đời sớm
hơn dự kiến, hoặc bị mổ lấy ra. Trong khi đó các bé sinh
đôi dù phát triển bình thường nhưng vẫn được liệt vào danh
sách những trường hợp đặc biệt và có thể phải mổ thai sớm.
Chảy máu âm đạo
Trước tuần thứ 28, nếu âm đạo chảy máu bất thường thì
nguy cơ sẩy thai rất cao. Sau tuần 28, đó là hiện tượng nhau
bị chảy máu. Nguyên nhân là do nhau bắt đầu tróc ra khỏi
tử cung, đây là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho bé do đó
nếu nó có dấu hiệu bất thường thì hãy đưa thai phụ đến
bệnh viện ngay.