Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Chuẩn bị kế hoạch mang thai (phần 1) ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.74 KB, 6 trang )

Chuẩn bị kế hoạch mang thai (phần 1)


Chuẩn bị cho việc mang
thai chưa trở thành một
khái niệm thường quy và
phổ biến cho các phụ nữ
và các cặp vợ chồng ở
Việt nam. Hiểu biết của
các cặp vợ chồng phần
nhiều dựa trên kinh
nghiệm của bố mẹ, hoặc
từ những trải nghiệm của những người thân quen hay
bạn bè hơn là một kế hoạch với những quy định cụ thể.

Hãy lưu ý rằng thai nghén là một quá trình nhiều thách thức
và khó khăn, vì thế sự chuẩn bị kỹ lưỡng mang lại cho các
cặp vợ chồng sự thoải mái và hạnh phúc trong thời gian
mang thai.



Nhiều sự thay đổi trong khi mang thai khó kiểm soát, tuy
nhiên bạn có thể làm được nhiều thứ trước và trong quá
trình mang thai, để kết thúc 40 tuần lễ thai nghén bằng 1
em bé khỏe mạnh trong vòng tay. Nhiều phụ nữ không biết
rằng mình có thai cho đến khi nhiều tuần lễ sau chậm kinh.

Lúc đó, họ đã qua đi khoảng thời gian vô cùng quan trọng
bởi những tuần lễ đầu của thai kỳ là thời điểm thành lập
cấu trúc của cơ thể thai nhi cùng hầu hết các cơ quan nội


tạng chính.

Sức khỏe yếu, các bệnh nhiễm khuẩn đột nhiên mắc, sử
dụng một số thuốc, hút thuốc lá hay uống rượu có thể gây
nguy hại đến thai nhi. Ngược lại, một cơ thể khỏe, phong
cách sống lành mạnh, tinh thần vững vàng có thể giúp thai
nhi khỏe mạnh, giảm nguy cơ biến chứng trong thai nghén
cho cả mẹ và con.

Chính vì thế, có được sự chuẩn bị và chăm sóc đúng đắn
trước khi có thai là quan trọng. Đó là sự đầu tư thông minh.
Đừng thụ động để đến khi mình mang thai muộn mới bắt
đầu chuẩn bị.

Kiểm tra trước khi mang thai

Khi bạn chuẩn bị mang thai, rất nên kiểm tra sức khỏe và
phụ khoa trước. Đây là điều không thường được làm tại hầu
hết các cơ sở y tế về sản phụ khoa Việt nam hiện tại bởi
nhiều lý do, tuy nhiên bạn vẫn có thể tìm được các cơ sở có
thể đáp ứng yêu cầu của bạn.

Và chúng ta cũng có lý do để tin rằng dịch vụ này là cần
thiết và sẽ phát triển mạnh trong tương lai rất gần. Ở các
nước phát triển, loại hình này đã có từ rất lâu và có tầm
quan trọng còn hơn cả những lần khám khi bạn đã mang
thai.

Bác sĩ chuyên khoa sản sẽ thăm khám sức khỏe toàn thân
và phụ khoa của bạn, chỉ định một số xét nghiệm nếu cần

thiết, hỏi về tiền sử gia đình và bệnh tật, tiền sử phụ khoa
hay những lần mang thai trước nếu có, chế độ dinh dưỡng,
làm việc, và các thói quen sống, các thuốc bạn sử dụng.
Việc trả lời thoải mái và trung thực giúp cho bác sĩ sẽ có
những lời khuyên cụ thể.

Đây cũng là lúc bạn có thể đặt ra những câu hỏi cho bác sĩ
hay tìm kiếm lời khuyên. Bạn có thể thảo luận với bác sĩ
hay người nữ hộ sinh tư vấn những gì bạn băn khoăn,
không rõ, hoặc những định kiến truyền thống lạc hậu. Một
bác sĩ chuyên khoa tốt có thể giúp bạn tất cả những điều
này. Cuộc kiểm tra này có thể mất thời gian khoảng nửa
giờ hay một giờ, nhưng thực sự đáng giá cho cả quá trình
mang thai của bạn.

Tiền sử bệnh lý của mẹ

Một số bệnh lý sẵn có của mẹ có thể nặng lên hay biến
chứng trong thời kỳ mang thai, ví dụ đái tháo đường, bệnh
tim, viêm gan, cao huyết áp hay động kinh. Tuy nhiên, điều
đó không có nghĩa là những phụ nữ mang bệnh lý này hoàn
toàn không nên có con.

Tùy thuộc mức độ nặng, tiên lượng của bệnh mà các bác sĩ
đưa ra các phác đồ điều trị khác nhau, để bảo đảm rằng tình
trạng bệnh có thể kiểm soát được khi mang thai, và cho bạn
biết thời điểm nào bạn có thể mang thai.

Nhiều phụ nữ khi khám thai mới biết mình có bệnh, và một
khi điều trị ở thời điểm đó là không phù hợp, bắt buộc phải

phá thai một cách đáng tiếc. Người bác sĩ chuyên khoa phụ
sản có thể phối hợp với bác sĩ chuyên khoa của bệnh lý đó
để đưa ra chế độ điều trị, dinh dưỡng, sinh hoạt tối ưu, cùng
với lịch thăm khám riêng biệt.

Tiền sử gia đình

Một số bệnh lý có liên quan tới tiền sử gia đình hay đặc
trưng dân tộc. Khi những người thân trong gia đình có
những bệnh lý này, thai nhi có nguy cơ cao mắc bệnh. Một
số bệnh lý liên quan tới tiền sử gia đình là huyết áp cao, đái
tháo đường, động kinh hay chậm phát triển trí tuệ. Một số
bệnh lý mang tính chất di truyền điển hình như bệnh nhày
nhớt, loạn dưỡng cơ Duchelle, hay haemophilia.

Bác sĩ chuyên khoa sẽ hỏi bạn, và một khi bạn có khả năng
mang gen của những bệnh lý này, bạn sẽ được yêu cầu làm
xét nghiệm tầm soát và tư vấn với chuyên gia di truyền.
Tiền sử thai nghén và sinh sản, tiền sử mang thai và kết quả
thai nghén có tầm quan trọng, bởi một số biến chứng như
sảy thai, cao huyết áp, rau tiền đạo, khuyết tật bẩm sinh hay
thai chết lưu có thể xuất hiện lặp lại khi mang thai.

Biết tiền sử này cho phép bác sĩ đưa ra những xét nghiệm
cần thiết, các điều trị hỗ trợ, hay đơn giản là những tư vấn
cho lần mang thai này. Một khi có những chăm sóc và điều
trị đúng đắn, khả năng mang thai khỏe mạnh cho lần này sẽ
cao hơn nhiều.


×