Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

thương mại quyền sở hữu trí tuệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.31 KB, 20 trang )

I - Quyền sở hữu trí tuệ, khái niệm và những vấn đề cơ bản:
Trước khi tim hiểu về vấn đề bảo hộ quyền tác giả, chúng ta nên tìm hiểu về
khái niệm và một số vấn đề cơ bản về quyền sở hữu trí tuệ. Một câu hỏi đặt ra là:
Tại sao phải có quyền sở hữu trí tuệ?
Trước thập niên 90, khái niệm “tài sản” được nhiều người biết đến chỉ bao gồm
tiền tệ và vật chất. Trong nền kinh tế hiện đại, nhiều quốc gia nhất là các quốc gia
phát triển đang hướng tới một nền kinh tế dựa trên tri thức (thông tin và công
nghệ), do đó khái niệm này được thay đổi, “tài sản” không chỉ là tiền, vàng, nhà
xưởng, xe cộ mà nó bao gồm cả tài sản vô hình, trong đó có tài sản trí tuệ.
Tài sản trí tuệ là sản phẩm của óc con người, tri thức của nhân loại, do đó cần
phải được bảo hộ. Để bảo hộ những tài sản trí tuệ, quyền sở hữu trí tuệ đã ra đời
với tư cách là quyền của các tổ chức, cá nhân đối với các tài sản trí tuệ mà tổ chức,
cá nhân đó phát minh, chế tạo ra và được thực thi bằng các điều luật, công ước.
Đó là dưới góc độ pháp luật. Tuy nhiên, quyền sở hữu trí tuệ không phải chỉ là
một thứ luật pháp mà còn có những căn bản về kinh tế.
Dưới góc độ kinh tế thì bất cứ khi nào một sản phẩm mới vào thị trường và thu
hút khách hàng thành công, không sớm thì muộn sẽ bị đối thủ cạnh tranh sản xuất
các sản phẩm giống hoặc tương tự. Trong một số trường hợp, đối thủ cạnh tranh sẽ
hưởng lợi từ việc tiết kiệm về quy mô sản xuất, khả năng tiếp cận thị trường lớn
hơn, có quan hệ tốt hơn với các nhà phân phối chính hoặc tiếp cận với các nguồn
nhiên liệu thô và rẻ hơn và do đó, có thể sản xuất một số sản phẩm tương tự hoặc
giống hệt với giá thành rẻ hơn, tạo áp lực nặng nền lên nhà sáng tạo ra sản phẩm
hoặc dịch vụ nguyên gốc. Đôi khi điều này sẽ đẩy nhà sáng tạo gốc ra khỏi thị
trường, đặc biệt khi mà họ đã đầu tư đáng kể vào việc phát triển sản phẩm mới thì
đối thủ cạnh tranh lại hưởng lợi từ kết quả đầu tư đó và chẳng mất một xu nào cho
thành quả sáng tạo và sáng chế của nhà sáng tạo gốc. Đây là nguyên nhân quan
trọng cẩn phải bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ vì mục đích kinh tế.
Theo điều 4.1 của luật sở hữu trí tuệ Việt Nam: quyền sở hữu trí tuệ là quyền
của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên
quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây
trồng.


Việc bảo hộ các tài sản trí tuệ thông qua hệ thống sở hữu trí tuệ mạng lại cho
chủ sở hữu độc quyền sử dụng những tài sản đó trong kinh doanh. Chủ sở hữu có
quyền lựa chon ai có thể tiếp cận và sử dụng tài sản của mình và bảo vệ nó trước
việc sử dụng không được phép.
Về khái niệm thương mại quyền sở hữu trí tuệ: Thương mại quyền sở hữu trí
tuệ có thể được hiểu là toàn bộ những hiện tượng, hoạt động và những quan hệ
phát sinh gắn với việc mua bán, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ mang tính
thương mại trên thị trường. Hoặc ta có thể hiểu, quyền sở hữu đối với những tài
sản trí tuệ là đối tượng của hoạt động thương mại. Đối tượng chuyển nhượng trong
thương mại quyền sở hữu trí tuệ là là quyền sở hữu đối với những tài sản trí tụê,
tức là quyền tài sản. Vì vậy mà chủ thể tham gia vào quan hệ thương mại này cần
phải tôn trọng quyền nhân thân của tác giả. Và các hoạt động thương mại quyền sở
hữu trí tuệ chỉ có thể diễn ra trong môi trường pháp lý và thông qua hợp đồng
chuyển nhượng bằng văn bản với những điều khoản. Có thể phân loại thương mại
quyền sở hữu trí tuệ theo nhiều cách. Căn cứ vào đối tượng của hoạt động thương
mại thì có thương mại quyền sở hữu các tác phẩm văn học nghệ thuật; thương mại
quyền sở hữu công nghiệp; thương mại quyền sở hữu giống. Căn cứ vào phạm vi
hoạt động thương mại thì có thương mại ở trong nước và ngoài nước. Căn cứ vào
hình thức chuyển nhượng thì có chuyển nhượng từng phần và chuyển nhượng toàn
bộ. Còn căn cứ vào số lượng bên nhận chuyển nhượng tham gia có chuyển nhượng
cho duy nhất một bên khái thác và chuyển nhượng cho nhiều bên cùng đồng thời
khai thác. Thương mại quyền sở hữu trí tuệ sẽ: kích thích các hoạt động sáng tạo
của con người; thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa các vùng, các quốc gia; đóng vai trò
quan trọng trong chuyển nhượng; thúc đẩy nền văn minh nhân loại…
Mỗi quốc gia có thể có các văn bản pháp luật khác nhau về bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ. Tuy nhiên trong nền kinh tế mở cửa và hội nhập như ngày nay, nhu cầu
chuyển giao công nghệ; xuất nhập khẩu hay đầu tư giữa các nước với nhau là cần
thiết. Do vậy cần có các Tổ chức, Hiệp định và các Công ước quốc tế về quyền sở
hữu trí tuệ. Cụ thể là:
Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) là một tổ chức quốc tế có mục đích

giúp đỡ nhằm đảm bảo rằng quyền của người phát minh và chủ sở hữu tài sản trí
tuệ được bảo hộ trên toàn thế giới và rằng các nhà phát minh và tác giả được công
nhận và hưởng thành quả từ tài năng của họ. Tiền thân của WIPO là BIRPI được
thành lập vào năm 1893 để quản lý việc thực thi Công ước Berne về bảo hộ các tác
phẩm văn học và nghệ thuật và Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp. Từ
ngày 26 tháng 4 năm 1970, Công ước về thành lập Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới
(WIPO) chính thức có hiệu lực.
Hiệp định về các Khía cạnh Liên quan đến Thương mại của Quyền Sở hữu Trí
tuệ TRIPS (do Tổ chức Thương mại Thế giới quản lý thực hiên). Hiệp định về các
Khía cạnh Liên quan đến Thương mại của Quyền Sở hữu Trí Tuệ được ký kết vào
cuối những năm 1994 như là một phần của Hiệp định Thương mại Đa phương của
vòng Đàm phán Uruguay. Nó giúp cho việc xây dựng nền tảng các tiêu chuẩn của
việc bảo hộ tất cả các quyền sở hữu trí tuệ và việc thực hiên các tiêu chuẩn đó cả ở
trong nước và nước ngoài thông qua các hoạt động hành chính và tư pháp.
Ngoài ra, còn có các Hiệp định trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp như: Công
ước Pari (1883) về bảo hộ sở hữu công nghiệp; Hiệp định Madrid về đăng ký quốc
tế đối với nhãn hiêu (1981); Hiệp đinh Hague về đăng ký quốc tế về kiểu dáng
công nghiệp (1825); Hiệp đinh Lisbon về bảo hộ đối với tên gọi xuất sứ và đăng ký
quốc tế về xuất xứ (1958); Hiệp đinh Washington về sở hữu trí tuệ liên quan đến vi
mạch (1989)…
Về các Hiệp định trong lĩnh vực bản quyền và quyền liên quan: Công ước
Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật (1886); Công ước Rome về
bảo hộ diễn viên, người sản xuất chương trình ghi âm, và các tổ chức truyền thông
(1961); Công ước Geneva về bảo hộ các nhà sản xuất chương trình thu thanh
chống lại việc sao chép bất hợp pháp các chương trình của họ (1971); Công ước
Brussels liên quan đến việc truyền các tín hiệu qua vệ tinh (1974); …
II, Bào hộ Quyền tác giả (Bản quyền):
Quyền tác giả hay còn gọi là bản quyền, là quyền của tổ chức, cá nhân đối với
tác phẩm do mình sáng tác ra hoặc sở hữu. Các tác phẩm là sản phẩm sáng tạo
trong lĩnh vực văn học nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện

hay hình thức nào. Từ một thế kỷ trước, vấn đề bảo hộ quyền tác giả đã là một vấn
đề rất nóng hổi với Công ước Berne và sự thành lập Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế
giới WIPO. Ở Việt Nam, năm 2004 là thời điểm mà nước ta gia nhập Công ước
Berne về bảo hộ quyền tác giả và sự tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới
WTO khiến cho việc bảo hộ quyền tác giả còn khá mới mẻ và gặp nhiều trở ngại.
Tuy nhiên có thể khẳng định đó là một bước tiến trong quá trình hội nhập của nước
ta. Có mặt trong sân chơi này, cũng có nghĩa là môi trường văn hóa Việt Nam sẽ
được thanh lọc, tình trạng vi phạm bản quyền, dùng tác phẩm của người khác để
khai thác lợi nhuận sẽ bị loại trừ. Khi công sức của mình được công nhận, quyền lợi
chính đáng được bảo hộ một cách nghiêm túc, các tác giả sẽ có nhiều động lực để thúc
đẩy sự sáng tạo. Để bảo hộ quyền tác giả cần phải xác lập cơ sở bảo hộ…
1, Xác lập cơ sở bảo hộ:

Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả là:
- Những cá nhân, tổ chức trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác
giả quy định tại các điều từ Điều 37 đến Điều 42 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam
- Các tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm công
bố lần đầu tiên ở Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc
được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày tác
phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác; tổ chức, cá nhân nước ngoài
có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả
mà Việt Nam là thành viên.
Các loại hình được bảo hộ quyền tác giả:
Các tác phẩm văn học nghệ thuật và khoa học gồm có:
- Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được
thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
- Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
- Tác phẩm báo chí;
- Tác phẩm âm nhạc;
- Tác phẩm sân khấu;

- Tác phẩm điện ảnh;
- Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
- Tác phẩm nhiếp ảnh;
- Tác phẩm kiến trúc;
- Bản hoạ đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;
- Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
- Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
Liên quan đến tác phẩm phái sinh, tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy
định nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm
tác phẩm phái sinh.
Chủ sở hữu quyền tác giả là:
- Tác giả;
- Đồng tác giả;
- Tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả;
- Người thừa kế;
- Người được chuyển giao quyền;
- Nhà nước;
- Công chúng.
Thời hạn bảo hộ quyền tác giả:
Quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật Sở hữu trí
tuệ được bảo hộ vô thời hạn.
Quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 và quyền tài sản quy định tại
Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ có thời hạn bảo hộ như sau:
- Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có
thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu
tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố
trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn
bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm
khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính
theo quy định tại điểm b khoản này;

- Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn
bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường
hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi
sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;
- Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b khoản này chấm dứt vào thời
điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.
2, Tổ chức thực hiên bảo hộ:
Việc xác lập cơ sở bảo hộ mới chỉ là điều kiện cần. Để bảo hộ quyền tác giả thì
cần phải đăng ký bằng cách nộp đơn và hồ sơ kèm theo cho cơ quan nhà nước có
thẩm quyền để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác
giả. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có thể trực tiếp hoặc uỷ thác cho tổ chức, cá
nhân khác nộp đơn đăng ký quyền tác giả tại Cục Bản quyền tác giả hoặc có thể
nộp đơn tại Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả
cư trú hoặc có trụ sở.
Theo luật sở hữu trí tuệ, đơn đăng ký quyền tác giả bao gồm:
- Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu
quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc người được ủy quyền nộp
đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu
quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan; tóm tắt nội dung tác phẩm,
cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác
giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là
tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về
trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.
- Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình
đối tượng đăng ký quyền liên quan;
- Giấy uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền;
- Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó
của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên

quan thuộc sở hữu chung.
Sau khi đăng ký, cá nhân và chủ thể sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền tác
giả. Về việc quản lý giấy chứng nhận quyền tác giả thì:
Cơ quan quản lý nhà nước mà cụ thể là Cục Bản quyền tác giả có quyền cấp
cũng như có quyền cấp lại, đổi, hủy bỏ giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.
Việc cấp, đổi, hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả có thể được
thực hiện trong các trường hợp sau:
- Trong trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả bị mất, hư hỏng
hoặc thay đổi chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan thì cơ
quan có thẩm quyền tiến hành cấp lại hoặc đổi Giấy chứng nhận đăng ký
quyền tác giả.
- Trong trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả
không phải là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả không thuộc đối tượng bảo
hộ thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền huỷ bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận
đăng ký quyền tác giả.
- Tổ chức, cá nhân phát hiện việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả,
Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan trái với quy định của pháp luật thì
có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, huỷ bỏ hiệu
lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.
Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả là trong thời hạn mười
lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về
quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho
người nộp đơn.
Việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả rất quan trọng và có lợi. Dù đăng ký
quyền tác giả không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả. Việc
đăng ký bảo hộ không phải là cơ sở xác lập quyền tác giả; tác phẩm dù có đăng ký
hay không đăng ký quyền tác giả đều được hưởng sự bảo hộ như nhau. Việc bảo hộ
quyền tác giả là tự động và không phụ thuộc vào việc đăng ký. Tuy nhiên, việc
đăng ký quyền tác giả lại cần thiết và rất có ý nghĩa trong việc bảo vệ quyền tác
giả, đặc biệt trong việc chứng minh quyền tác giả khi có tranh chấp xảy ra.

Nếu tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả không đăng ký quyền tác giả thì khi có
tranh chấp xảy ra các chủ thể này phải có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả của
mình đối với tác phẩm đó, tức phải tự mình cung cấp các tài liệu, chứng cứ để
chứng minh quyền tác giả của mình đối với tác phẩm. Trong nhiều trường hợp việc
tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả chứng minh quyền của mình là rất khó, thậm chí
không thể chứng minh được mình là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm
có tranh chấp.
Thủ tục đăng ký quyền tác giả không quá phức tạp và chi phí rất nhỏ so với lợi
ích thiết thực mang lại. Vì vậy, khi sáng tạo ra tác phẩm, đặc biệt các tác phẩm
sáng tạo, có giá trị thương mại và nhiều khả năng bị sử dụng trái phép, chiếm đoạt
thì tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả nên nhanh chóng thực hiện đăng ký quyền tác
giả.
Kể từ khi Việt Nam tham gia các điều ước quốc tế và các hiệp định song
phương thúc đẩy việc bảo hộ quyền tác giả, số lượng người đăng ký bản quyền
ngày càng tăng lên rõ rệt. Trong thời gian qua, các tổ chức, cá nhân Việt Nam đã
quan tâm hơn đến việc đăng ký sáng chế. Tỷ lệ đơn đăng ký sáng chế, giải pháp
hữu ích của người Việt Nam chiếm 12,9%, trong khi đó tỷ lệ bằng độc quyền sáng
chế, giải pháp hữu ích của người Việt Nam là 9,9%. Xét về tổng thể, tỷ lệ đơn và
bằng độc quyền sáng chế đã tăng ổn định trung bình khoảng 7 – 10% một năm. So
sánh với các nước có trình độ phát triển tương đương như Philippines thì Việt Nam
đã đuổi kịp và có những vượt bậc đáng kể.
3, Quy định pháp luật hiện hành về thực thi quyền tác giả:
* Các công ước quốc tế về thực thi quyền tác giả:
Tổ chức sở hữu trí tuệ thể giới WIPO cũng như tổ chức thương mại thế giới
WTO đều khẳng định rằng: khai thác quyền sở hữu trí tuệ là công cụ quan trọng
trong việc tao ra của cải và giảm đói nghèo. Các tổ chức này cũng kết luận: có luật
sở hữu trí tuệ chưa đủ, điều quan trọng là luật sở hữu trí tuệ được thực thi như thế
nào. Giá trị của các tài sản trí tuệ phụ thuộc đáng kể vào việc thực thi quyền sở hữu
trí tuệ.
Trong nỗ lực nhằm bảo hộ và thực thi hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ nói chung,

quyền tác giả nói riêng, nhiều công ước quốc tế về quyền tác giả đã ra đời. Tuy
nhiên, không phải mọi công ước quốc tế về quyền tác giả, các quốc gia thành viên
đều đề cập đến vấn đề thực thi này. Vấn đề thực thi quyền tác giả được quy định
chủ yếu trong công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật được
ký kết tại Berne, Thụy Sĩ năm 1886 và Hiệp đinh về các khía cạnh thương mại
quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) được ký ngày 15/4/1994.
Công ước Berne là công ước đầu tiên và là công ước nền tảng về quyền tác giả.
Trong công ước Berne, vấn đề thực thi quyền tác giả được quy định tại các điều 13,
15, 16 và 17. Theo quy định tại điều 15, tác giả của tác phẩm văn học nghệ thuật
“được khởi kiện những người vi phạm tác phẩm của mình trước Tòa án ở các nước
thành viên Liên hiệp”. Đề được Tòa án bảo vệ, tác giả “chỉ cần có tên mình ghi
trên tác phẩm theo như thông lệ”. Đối với những tác phẩm chưa xuất bản mà chưa
biết ai là tác giả, nhưng có đủ cơ sở đề cho rằng tác giả là công dân một nước thành
viên Liên hiệp, thì luật pháp quốc gia thành viên Liên hiệp có khả năng chỉ định
một cơ quan có thẩm quyền đại diện cho tác giả và có thẩm quyền bảo hộ và thực
thi các quyền của tác giả trong các nước thành viên Liên hiệp. Điều 16, 17 quy
định các biện pháp cụ thể có thể được áp dụng trong quá trình thực thi quyền tác
giả. Cụ thể là: mọi tác phẩm phi pháp có thể bị tịch thu ở những quốc gia là thành
viên Liên hiệp, nơi tác phẩm nguyên tác được hưởng sự bảo hộ của luật pháp. Việc
tịch thu cũng được xử lý theo luật pháp của mỗi quốc gia. Công ước Berne cũng
cho phép các thành viên được áp dụng các biện pháp kiểm soát, biện pháp cấm
khác để xử lý hành vi vi phạm quyền tác giả đối với tác phẩm văn học nghệ thuật.
Như vậy trong công ước Berne, vấn đề thực thi mới chỉ dừng lại ở mức độ thừa
nhận quyền tác giả của tác phẩm văn học, nghệ thuật được bảo vệ khi có hành vi vi
phạm. Vấn đề thực thi quyền tác giả chưa được quy định trong một phần riêng,
chưa cụ thể và chi tiết, các biện pháp còn sơ sài.
Hiệp đinh TRIPS là văn bản “xương sống” của Tổ chức thương mại thế giới
WTO. Hiệp định TRIPS bao gồm những nguyên tắc toàn diện thống nhất về thực
thi quyền sở hữu trí tuệ trên phạm vi toàn thể giới. So với công ước Berne, hiệp
định TRIPS thể hiện bước phát triển rất rõ ràng. Hiệp đinh dành phần III với 21

điều quy định về thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Các quy định này được xây dựng
trên nguyên tắc tối thiểu và dành quyền quy định cụ thể cho các quốc gia thành
viên. Cùng với các quy định linh hoạt nhưng cụ thể và cơ chế đảm bảo thực thi,
hiệp định TRIPS thực sự là công cụ hữu hiệu trong việc đảm bảo thực thi quyền sở
hữu trí tuệ trên phạm vi toàn cầu. Theo quy định của hiệp định, để đảm bảo thực thi
quyền sở hữu trí tuệ, quốc gia thành viên có thể áp dụng ba loại thủ tục: dân sự,
hành chính và hình sự. Các biện pháp cụ thể mà các quốc gia thành viên được áp
dụng bao gồm: biện pháp khẩn cấp tạm thời, bồi thường thiệt hại, tiêu hủy tang vật
và kiểm soát hàng giả tại biên giới. Tuy nhiên các thủ tục đó phải được áp dụng
bình đẳng, công bằng, không phức tạp, tốn kém, tránh tạo ra rào cản cản trờ thương
mại hợp pháp và chống lại sự lạm dụng các thủ tục đó.
* Pháp luật Việt Nam về thực thi quyền tác giả:
Nội dung cơ bản của các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về thực thì
quyền tác giả: Cũng như hiệp định TRIPS, pháp luật hiện hành của nước ta quy
định ba loại phương thức áp dụng để thực thi quyền tác giả. Cụ thể là phương thức
dân sự, phương thức hành chính và phương thức hình sự.
- Về phương thức dân sự: Bộ luật dân sự năm 1995 và các văn bản hướng dẫn
thi hành về quyền tác giả trong bộ luật quy đinh: tác giả, chủ sở hữu tác
phẩm được quyền khởi kiện yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo
vệ quyền của mình khi bị xâm hại; tranh chấp về quyền tác giả được giải
quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Bộ luật dân sự năm 2004 cũng quy định:
tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ thuộc thẩm quyền
giải quyết của Tòa án. Tòa án sẽ có những thầm quyền giải quyết những
tranh chấp về quyền tác giả theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Thủ
tục tố tụng dân sự cho phép tác giả, chủ sở hữu các tác phẩm văn học, nghệ
thuật, khoa học được quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án công nhận quyền của
mình, buộc người có hành vi xâm phạm quyền tác giả chấm dứt hành vi xâm
phạm, và phải bồi thường thiệt hại.
- Phương thức hành chính: Thẩm quyền thực thi quyền tác giả thuộc về một
hệ thống các cơ quan hành chính sau đây:

+ Chính phủ;
+ Bộ văn hóa – thông tin;
+ Cục bản quyền tác giả - văn học nghệ thuật;
+ Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
+ Sở văn hóa – thông tin;
+ Thanh tra chuyên ngành văn hóa thông tin;
+ Cơ quan hải quan;
+ Cơ quan quản lý thị trường;
+ Cảnh sát kinh tế;
+ Bộ đội biên phòng;
Đối với phương thức hành chính, các biện pháp bảo vệ quyền của chủ thể bị
xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ rất phong phú. Cụ thể bao gồm: phạt tiền,
tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh; tịch thu tang vật, phương tiện
xâm phạm hành chính; buộc loại bỏ các yếu tố xâm phạm trên sản phẩm
hàng hóa , phương tiện kinh doanh; buộc bồi thường do thiệt hại xâm phạm
hành chính gây ra… Trong đó, hình thức xử phạt chính là phạt tiền.
- Phương thức hình sự: Khi hành vi xâm phạm quyền tác giả của cá nhân, tổ
chức là hành vi nguy hiểm cho xã hội thì cá nhân, tổ chức đó có thể bị truy
cứu trách nhiệm hình sự. Thông thường, hành vi xâm phạm quyền tác giả bị
xử lý hình sự nếu trước đó đã bị xử lý hành chính. Bộ luật hình sự năm
1985, sau đó là Bộ luật hình sự năm 1999 đều quy định các tội danh và hình
phạt tương ứng nhằm bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Khi bị xử lý hình sự, các
cá nhân, tổ chức xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể bị phạt tiền, cảnh
cáo, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định hoặc bị cấm hành nghề nhất định
trong một thời gian và hình phạt cao nhất có thể phải gánh chịu là phạt tù.
Thực trạng và đánh giá pháp luật hiện hành của Viêt Nam về thực thi quyền
tác giả:
- Những kết quả đạt được: Trước hết phải khẳng đinh rằng các quy định pháp
luật hiện hành của nước ta đã bắt đầu tạo được cơ sở pháp lý cho việc đảm bảo
thực thi quyển tác giả ở Việt Nam. Pháp luật quyền tác giả bao gồm những nội

dung cơ bản và thiết yếu cho việc thực thi quyền tác giả, cụ thể là: các quy định về
hành vi vi phạm quyền tác giả; các biện pháp thực thi quyền tác giả; hệ thống các
cơ quan bảo đảm thực thi quyền tác giả. Chính những quy định này đã góp phần
hình thành một cơ chế bảo đảm thực thi quyền tác giả ở Việt Nam Hơn nữa, về cơ
bản, các quy định về thực thi quyền tác giả của pháp luật Việt Nam tương thích với
các Công ước quốc tế quan trọng về quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả mà chúng
ta đã và sẽ thành viên như: Công ước Berne, Hiệp định TRIPS.
- Những hạn chế còn tồn tại: Bên cạnh những kết quả đã được trên đây, quy
định pháp luật Việt Nam về thực thi quyền tác giả còn bộc lộ một số hạn chế.
Thứ nhất. Các quy định về thực thi quyền tác giả còn rất tản mạn, chưa có tính
hệ thống, thống nhất. Hiện nay, vấn đề thực thi quyền tác giả được quy định rải rác
trong rất nhiều văn bản có hiệu lực khác nhau, do các cơ quan khác nhau ban hành,
một vấn đề được quy định ở nhiều văn bản khác nhau như Bộ luật dân sự, Nghị
định 76/CP, Công văn số 97/KHXX, Thông tư liên tịch, Pháp lệnh sửa đổi, …
Những quy định tản mạn, không mang tính hệ thống này gây nhiều khó khăn cho
việc thực hiện pháp luật về quyền tác giả. Xin nêu ra đây một ví dụ: khi muốn xác
định một tranh chấp cụ thể về quyền tác giả có thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân
dân không, cá nhân, tổ chức không thể tìm được ở một vài văn bản pháp luật mà
phải nghiên cứu qua nhiều văn bản khác nhau như: Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng
dân sự, Thông tư tòa án,…
Thứ hai. Pháp luật chưa phân định rạch ròi thẩm quyền của từng cơ quan trong
thực thi quyền tác giả. Ở nước ta hiện nay, thẩm quyền thực thi quyền tác giả thuộc
về nhiều cơ quan khác nhau có thể chia làm hai loại: Một là Tòa án nhân dân; Hai
là các cơ quan khác bao gồm: Ủy ban nhân dân, thanh tra chuyên ngành văn hóa –
thông tin, cảnh sát kinh tế, quản lý thị trường, hải quan, an ninh văn hóa và bộ đội
biên phòng,… Trong thực tế, có vụ việc nhiều cơ quan cùng giải quyết, có vụ việc
không rõ thẩm quyển của cơ quan nào. Sự kết hợp hoạt động của các cơ quan này
cũng chưa đồng bộ, nhuần nhuyễn, đôi khi còn mâu thuẫn.
Thứ ba. Các văn bản pháp luật hiện hành chưa quy định cụ thể các hành vi xâm
phạm quyền tác giả. Chính những điều này gây khó khăn cho các cơ quan có thẩm

quyền. Có những hành vi xâm phạm quyền tác giả một cách rõ ràng, nhưng có
những hành vi phải phân tích, xem xét kỹ lưỡng rồi mới kết luận được có phải
hành vi vi phạm hay không. Điều đó dẫn đến hai hệ quả là: bỏ sót người vi phạm
hoặc xử lý nhầm người không vi phạm.
Thứ tư. Về biện pháp khẩn cấp tạm thời. Biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy
định trong hiệp định TRIPS với ý nghĩa là một biện pháp chế tài dân sự và hành
chính. Tuy nhiên, mãi đến năm 2004, khi bộ luật tố tụng dân sự được ban hành,
biện pháp này mới được thừa nhận ở Việt Nam. Như vậy, cho đến nay biện pháp
này còn rất mới mẻ ở Việt Nam và hầu như chưa được áp dụng trong thực tế. Đây
cũng chính là một khó khăn cho những người làm công tác xét xử.
Như vậy, những phân tích trên cho thấy các quy định pháp luật Việt Nam về
thực thi quyền tác giả chưa ở mức độ hoàn thiện, vẫn bộc lộ nhiều hạn chế. Sau
đây, xin đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thi quyền tác giả.
Một số giải pháp kiến nghị để nâng cao hiệu quả thực thi quyền tác giả:
Thứ nhất. Hoàn thiện cơ sở pháp lý về quyền tác giả nói chung, những quy định
về thực thi quyền tác giả nói riêng. Đối với phương thức dân sự, cần phải quy định
cụ thể hơn về các vấn đề: những tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ thuộc thẩm
quyền của Tòa án; những tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện tranh chấp về quyền
sở hữu trí tuệ trước Tòa án; cơ quan có thẩm quyền giám định và trình tự, thủ tục
giám định… Đối với phương thức hành chính, cần phải quy định rạch ròi thẩm
quyền của các cơ quan có chức năng xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
quyền tác giả. Đối với phương thức hình sự, cần quy định những tôi phạm mới cho
phù hợp với sự phát triển của công nghệ thông tin.
Thứ hai. Nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò của sở hữu tri tuệ, quyền
sở hữu trí tuệ, thực thi quyền sở hữu trí tuệ.
Thứ ba. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng của các cán bộ
chuyên trách.
Thứ tư. Tăng cường hợp tác quốc tế. Ngay từ thế kỷ 19, bảo hộ và thực thi sở
hữu trí tuệ không còn là vẫn đề của mỗi quốc gia mà là vấn đề toàn cầu. Bởi vậy,
để đảm bảo thực thi quyền sở hữu trí tuệ, cần phải tăng cường sự hợp tác giữa các

quốc gia.
4, Vi phạm quyền tác giả:
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế và cạnh tranh toàn cầu, vấn đề bảo vệ quyền sở
hữu trí tuệ trở nên đặc biệt quan trọng và trở thành mối quan tâm hàng đầu trong
quan hệ kinh tế quốc tế. Từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ
chức Thương mại Thế giới (WTO), vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chống sản
xuất, buôn bán hàng giả ngày càng được quan tâm hơn. Tuy nhiên, thực tế cũng
cho thấy, tình trạng xâm phạm sở hữu trí tuệ ở nước ta hiện nay vẫn khá phổ biến
và ngày càng phức tạp, đòi hỏi phải tiếp tục có những giải pháp mạnh mẽ và có
hiệu quả hơn.
* Các hoạt động vi phạm:
Các hoạt động được coi là vi phạm quyền tác giả bao gồm:
-Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
-Mạo danh tác giả.
-Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.
-Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng
tác giả đó.
-Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây
phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
-Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác
giả
-Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền
tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
-Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không
trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp
luật.
-Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất
khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.
- Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm
đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà

không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
-Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
-Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền
tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
-Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong
tác phẩm.
-Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho
thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện
pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả
đối với tác phẩm của mình.
-Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.
-Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của
chủ sở hữu quyền tác giả.
* Thực trạng, nguyên nhân, giải pháp:
Thực trạng: Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, việc bảo hộ quyển sở hữu trí
tuệ, đặc biệt là bản quyền của Việt Nam đã có tiến bộ đáng kể. Mấy năm qua, Việt
Nam đã ghi nhiều triệu USD cho việc mua bản quyền. Tuy đã đạt được một số kết
quả tích cực trong việc bảo hộ quyền tác giả song kết quả thực thi vẫn chưa đạt
mục tiêu, tình trạng xâm phạm quyền tác giả vẫn tiếp tục diễn ra ở hầu hết các lĩnh
vực, trong đó có những vụ việc gây ảnh hưởng không tốt đến môi trường đầu tư,
hợp tác kinh tế quốc tế.
Trong lĩnh vực xuất bản: Tình trạng in lậu sách diễn ra thường xuyên. Theo
thống kê, chỉ trong nửa đầu tháng 3 năm 2005, đã có hai nhà xuất bản vi phạm bản
quyền. Đó là nhà xuất bản Trẻ và nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
Mười đầu sách của nhà xuất bản Trẻ đã bị “luộc” và in lậu với số lượng lớn. Sách
bị in lậu là hiện tượng gây đau đầu cho các nhà xuất bản, họ cho rằng “sách lậu là
căn bệnh trầm kha của ngành xuất bản” và kêu cứu “không hề có câu trả lời cho
việc cho việc bao giờ những hiện tượng như vậy mới chấm dứt, bao giờ những đơn
vị xuất bản làm ăn đúng đắn được yên ổn để phát triển hoạt động của mình”. Hơn
lúc nào hết, họ luôn mong có được những giải pháp hữu hiệu từ phía cơ quan quản

lý nhà nước để sớm chấm dứt tình trạng trên. Các sách in lậu được bán với giá chỉ
bằng 50% giá bán của sách được xuất bản hợp pháp. Chính điều này đã và đang
ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh thu và sự tồn tại của nhà xuất bản.
Trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh băng đĩa: Hiên này các trung tâm sản xuất,
kinh doanh băng, đĩa hợp pháp đều lo ngại về tình trạng không kiểm soát nổi của
thị trường băng đĩa lậu. Hoạt động nhập lậu, in lậu, lưu hành, kinh doanh băng, đĩa
lậu thường xuyên diễn ra trên thị trường và tại khu vực cửa khẩu, biên giới. Hầu
hết các băng đĩa được bán trên thị trường hiện nay là băng đĩa được in lại không
được phép của nhà xuất bản, được nhập lậu, đặc biệt là nhập lậu từ Trung Quốc.
Cũng giống như sách lậu, băng đĩa in lậu được bán với giá rất rẻ, có khi chỉ bằng
1/10 so với giá băng đĩa được sản xuất hợp pháp. Ngoài ra, nạn băng, đĩa lậu cũng
ảnh hưởng tới ngành điện ảnh. Ví dụ như trường hợp của Công ty xuất nhập khẩu
và phát hành phim Việt Nam (FAFIM). Có nhiều bộ phim được FAFIM mua bản
quyền, trong hợp đồng thỏa thuận chiếu nhiều lần, song lại bị các đài truyền hình
địa phương thu và phát sóng. Chính điều này đã làm giảm đối tác của FAFIM đi
đáng kể (từ chỗ có 20 đối tác nay chỉ còn 10) và ảnh hưởng đến doanh thu của
công ty.
Phần mềm máy tính: Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, những vi
phạm quyền tác giả trong lĩnh vực này cũng tăng đáng kể. Nhiều phần mềm của tác
giả nước ngoài và tác giả Việt Nam bị các tổ chức, cá nhân sao chép, sử dụng
không được phép của tác giả. Ngày 18 và 19/11 năm 2005, thanh tra Bộ Văn hóa –
Thông tin đã tiến hành kiểm tra và lập biên bản vi phạm hành chính hai công ty
máy tính Phong Vũ và Hoàn Long (thành phố Hồ Chí Minh). Các chương trình cài
đặt trái phép trên máy tính tại hai công ty trên bao gồm Microsoft Windows,
Microsoft Office, Vietkey 2000, ACD See, Corel Draw và Adobe Photoshop với
tổng trị giá gân 150 triệu đồng. Thanh tra bộ văn hóa – thông tin đã niêm phong 30
máy tính và tịch thu 40 đĩa CD có chứa phần mềm bất hợp pháp. Mỗi công ty bị xử
phạt 25 triệu đồng và phải gỡ bỏ toàn bộ phần mềm đã bị cài đặt.
Trong lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật: Loại vi phạm nổi bật nhất là biểu diễn
nghệ thuật không được sự đồng ý của tác giả hoặc có xin phép nhưng không trả thù

lao thỏa đáng cho tác giả. Loại vi phạm này diễn ra nhiều nhất ở hoạt động biểu
diễn âm nhạc. Gần đây nhất là sự việc ca sĩ Uyên Linh vi phạm bản quyền bài hát
“Đường cong”. Sau khi Vietnam idol kết thúc, ca sĩ Uyên Linh đã tiếp tục mang
bài hát “Đường cong” đi biểu diễn khắp nơi mà không xin phép tác giả - nhạc sĩ
Nguyễn Hải Phong… Tuy nhiên, cũng có dấu hiệu đáng mừng rằng, sau khi Việt
Nam là thành viên của Công ước Berne, các tổ chức, cá nhân liên quan đến quyền
tác giả đều thận trọng hơn khi sử dụng tác phẩm. Nhiều ca sĩ, nhà sản xuất băng,
đĩa hình, băng đĩa nhạc đã phải bỏ đi các bài hát nước ngoài, các bài hát nhạc Hoa,
nhạc Thái lời Việt trong chương trình. Nhà xuất bản Văn học, nơi sách dịch chiếm
1/3 tổng số sách phát hành hàng năm cũng đã tạm dừng tất cả các sách dịch vì chưa
tìm ra cách thức nào để liên hệ với tác giả, chủ sở hữu tác phẩm.
Như vậy, Việt Nam đang phải đối mặt với nạn vi phạm bản quyền nghiêm
trọng. Theo thống kê mới đây, vi phạm trong lĩnh vực nghe nhìn băng đĩa tới 95%,
ngôn ngữ bị vi phạm dưới hình thức sao chép tới 90%. Có hai vấn đề khiến nạn sao
chép lậu trở nên nghiêm trọng và đe dọa hệ thống QTG ngành xuất bản hiện nay,
đó là do các tiến bộ của các phương tiện lưu ghi và thiết bị sao chép các tác phẩm,
khiến những kẻ sao chép lậu có thể dễ dàng sản xuất các phiên bản bất hợp pháp từ
tác phẩm gốc mà không phải trả chi phí nào cho việc sáng tạo ban đầu.
Theo báo cáo sơ kết công tác phòng ngừa, đấu tranh chống sản xuất, buôn bán
hàng giả và xâm phạm sở hữu trí tuệ của Bộ Công an, trong 5 năm (2002-2007),
lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế của 43 địa phương đã phát hiện 1092
vụ sản xuất, buôn bán hàng giả. Ngoài ra mỗi năm, các cơ quan chức năng đã phát
hiện hàng ngàn vụ sản xuất, buôn bán hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Trong năm 2006, thanh tra chuyên ngành văn hoá – thông tin tiến hành kiểm tra
20.414 cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hoá, phát hiện 5.647 cơ sở vi phạm; đã cảnh
cáo 519 cơ sở; đình chỉ hoạt động của 289 cơ sở; tạm giữ giấy phép kinh doanh của
160 cơ sở; chuyển xử lý hình sự 09 trường hợp; xử phạt hành chính
10.891.780.000 đồng. Thanh tra Bộ Văn hoá – Thông tin tiến hành kiểm tra và
phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh máy tính lắp đặt, xây dựng các trang Web, cung
cấp cho khách hàng các phần mềm Windows, Micrrosoft office, Vietkey… vi

phạm pháp luật về bản quyền
Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong giai đoạn hiện nay được thực hiện bằng
nhiều phương thức, thủ đoạn mới như áp dụng công nghệ cao, sử dụng các thiết bị
hiện đại để sản xuất hàng hoá làm cho người tiêu dùng và cơ quan quản lý thị
trường khó phát hiện thật /giả. Các hành vi vi phạm này ngày càng nguy hiểm hơn
ở tính chất vi phạm, có tổ chức chặt chẽ không những trong phạm vi lãnh thổ Việt
Nam mà còn mở rộng đối với tổ chức và cá nhân nước ngoài. Ví dụ như, hàng năm
sản lượng nước mắm Phú Quốc chỉ đạt tối đa 15 triệu lít, nhưng có tới hàng trăm
triệu lít nước mắm mang tên Phú Quốc tung ra thị trường[2]. Hoặc Công ty
Unilever Việt Nam có thời điểm bị thiệt hại do hàng nhái, hàng giả và buôn lậu lên
tới hàng chục triệu USD, trong đó đã xác định được 90% hàng giả theo các nhãn
hàng của Unilever là có xuất xứ từ nước
Khi chưa tham gia Công ước Berne, Việt Nam từ chối bảo hộ bản quyền tác giả
các tác phẩm mang yếu tố nước ngoài. Từ ngày ký kết điều luật mới, các NXB Việt
Nam không còn được tự do "xài chùa". Tuy vậy, số vụ vi phạm vẫn không
Dù sự kiện Việt Nam gia nhập công ước Berne trở thành đòn bẩy cho người
dân nước ta học tập kinh nghiệm quản lý quốc tế, nhưng thực tế vi phạm bản quyền
âm nhạc, biểu diễn sai quy định, sao chép tranh trái phép, in lậu sách và băng đĩa…
vẫn gây nhiều tranh cãi. Một đại diện Thanh tra Bộ VH, TT và DL cho biết: “Rất
khó thống kê những vụ vi phạm. Hàng năm, số vụ phải xử lý thường tăng gấp đôi”.
Các hành vi vi phạm ngày càng tinh vi, vượt qua sự kiểm soát và các chế tài xử
phạt của luật pháp Việt Nam. Số vụ vi phạm trong nước ngày ngày vẫn xếp hàng
chờ phân xử, còn trường hợp vi phạm vượt khỏi biên giới Việt Nam hầu như trở
nên vô vọng. Mới đây, họa sỹ Bùi Thanh Phương (con trai danh họa Bùi Xuân
Phái) tuyên bố kiện ra tòa án Pháp nếu Hãng Sotheby’s (hãng đấu giá danh tiếng
tại Pháp) tiến hành bán đấu giá 5 bức tranh của cha ông (trong đó có 4 bức giả).
Cục trưởng Cục Mỹ thuật nhiếp ảnh và triển lãm Hoàng Đức Toàn cho rằng, việc
kiện một tổ chức hay cá nhân nước ngoài vi phạm bản quyền chưa từng có tiền lệ
tại Việt Nam. “Vì thế nếu xảy ra, người có tác phẩm bị xâm hại phải tự đứng lên
bảo vệ mình, cơ quan chức năng không đi làm việc đó”, ông Toàn tuyên bố. Bàn

chuyện làm thế nào để ngăn chặn nạn “chảy máu thông tin”, Phó cục trưởng Cục
Bản quyền tác giả văn học nghệ thuật Vũ Ngọc Hoan cho rằng: “Đây là vấn đề đau
đầu của nhà quản lý nhiều quốc gia chứ không chỉ Việt Nam”.
Nhạc sỹ Phó Đức Phương nhận định, giải quyết vấn đề vi phạm bản quyền
tại Việt Nam là việc khó khăn và gian truân. “Đây là vấn đề xảy ra hàng ngày,
hàng giờ. Có đến hàng tỷ trường hợp mà chúng tôi chưa đấu tranh được, rất bức
xúc”.
Điều ngạc nhiên là, cứ khi nào gặp khó khăn về vấn đề bảo hộ bản quyền, là
khi đó các cơ quan chức năng lại đá quả bóng trách nhiệm cho nhau.
Ví dụ: vụ vi phạm xuyên tạc, đạo lời của FPT mới đây, Hội Nhạc sỹ Việt Nam đẩy
trách nhiệm cho Cục Bản quyền và Trung tâm Bản quyền âm nhạc Việt Nam. Còn
Trung tâm và Cục lại chọn cách đẩy trách nhiệm cho cơ quan xử lý hành chính là
Thanh tra Bộ và Cục Nghệ thuật biểu diễn. Sau khi tham gia Công ước Berne, Cục
trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn Lê Ngọc Cường vẫn không ngần ngại khi nói
rằng, Việt Nam đang “vạch áo cho người xem lưng”. Theo ông Cường, vi phạm
bản quyền là một vấn đề bức xúc ở khá nhiều nước trên thế giới, nhưng đó chỉ là
bước đệm trong tiến trình phát triển. “Còn tại Việt Nam, luật pháp do chính bản
thân con người tạo ra, vậy mà khi xử lý thì ai cũng chọn cách tránh né, sợ hãi nếu
phải giải quyết khiếu kiện”.
Vạch ra những quyền lợi của Việt Nam khi tham gia Công ước Berne, ông Vũ
Ngọc Hoan cho rằng, động thái này chứng tỏ Việt Nam đồng ý cam kết với quốc tế
về việc bảo hộ quyền các tác giả nước ngoài ở Việt Nam, và ngược lại quyền tác
giả của các tác giả Việt Nam cũng được tôn trọng ở nước ngoài. Chưa kể, việc gia
nhập vào các sân chơi thế giới cũng là một điều kiện để Việt Nam tiếp tục được
mời gọi vào những công việc toàn cầu của WTO. Trước nghi ngờ, phải chăng Việt
Nam “bó tay” với nạn vi phạm bản quyền, ông Hoan cho rằng, có nhiều yếu tố
khách quan khiến hiện tượng này vẫn chưa thể giải quyết rốt ráo. Những cơ sở
pháp lý bảo vệ quyền tác giả chưa hoàn thiện, chưa kể các biện pháp kỹ thuật
không đáp ứng nổi yêu cầu. “Sự phát triển quá nhanh của internet vượt quá khả
năng lường trước của những người làm luật”.

Nguyên nhân: Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng vi phạm sở
hữu trí tuệ ngày một gia tăng:
-Thứ nhất, hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ luôn tạo
ra “siêu lợi nhuận” nên rất có sức hút, lôi kéo được nhiều đối tượng tham gia, kể cả
những người lao động thuần túy, trên nhiều địa bàn và nhiều lĩnh vực khác. Trong
quá trình hội nhập, ngoài những tác động tích cực góp phần làm nên những kết quả
đáng kể trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, còn phát sinh những
yếu tố tiêu cực xâm nhập vào nền kinh tế nhiều thành phần với tính cạnh tranh cao
và diễn biến phức tạp của nước ta. Việc ứng dụng các tiến bộ của các phương tiện
lưu ghi và thiết bị sao chép các tác phẩm, khiến những kẻ sao chép lậu có thể dễ
dàng sản xuất các phiên bản bất hợp pháp từ tác phẩm gốc mà không phải trả chi
phí nào cho việc sáng tạo ban đầu. Các tác giả chỉ nhận một số tiền nhuận bút ít ỏi
ở lần xuất bản đầu. Các bản sao chép lậu bán với giá thấp, lợi thuận thu lại lớn, làm
thiệt hại tới quyền lợi của các chủ thể QTG. Vì mục tiêu lợi nhuận sẵn sàng làm
giả, làm nhái những sản phẩm được bảo hộ có uy tín, chất lượng đối với người tiêu
dùng. Vì vậy, việc sao chép, mô phỏng, làm giả các sản phẩm của nhau để giành
giật thị trường trở thành hiện tượng phổ biến. Đây là một trong những nguyên nhân
chính dẫn đến sản xuất, buôn bán hàng giả và xâm phạm sở hữu trí tuệ tồn tại và
ngày càng mở rộng quy mô hoạt động. Việc sử dụng “chùa” các tác phẩm văn hóa
đã trở thành thói quen nguy hiểm. Nhạc sĩ Phó Đức Phương, Giám đốc Trung tâm
Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam cho rằng, có ba nguyên nhân dẫn tới vấn
nạn vi phạm bản quyền của Việt Nam, đó là sự thiếu nhận thức của xã hội, các văn
bản dưới luật, các quy định hành chính nhằm thực thi luật pháp chưa sâu sát, chưa
hỗ trợ mạnh mẽ cho luật pháp, cũng như sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ,
tính pha tạp của các kiến thức chuyên sâu, và cả kinh phí hoạt động của các trung
tâm bảo vệ bản quyền còn hạn hẹp, nhân lực thiếu.
-Thứ hai, chế tài xử phạt chưa phát huy tác dụng: nhiều chuyên gia quốc tế cho
rằng, hệ thống luật pháp của Việt Nam về quyền tác giả và quyền liên quan đã
tương đối đầy đủ, tương thích với luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, tính hiệu lực của
những văn bản pháp lý này chưa cao khi tình trạng vi phạm bản quyền tác giả vẫn

đang diễn ra nghiêm trọng. Một thực tế nữa là, nhiều trung tâm bản quyền tác giả
đã tỏ ra mệt mỏi, thậm chí là chán nản vì xử lý được nơi này thì nơi kia lại vi
phạm. Trông thấy vi phạm nhưng để áp dụng các chế tài xử phạt thì lại chưa được
hiệu quả. Đây là khúc mắc lớn nhất của các trung tâm bản quyền trên mọi lĩnh vực
khi họ yêu cầu các chế tài xử phạt việc vi phạm bản quyền và đòi bản quyền tác
giả.
-Thứ ba, các quy định về sở hữu trí tuệ và hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ còn
chưa tập trung, mà rải rác trong quá nhiều văn bản, như: Hiến pháp năm 1992, Bộ
luật Dân sự, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 1997 (sửa đổi bổ sung năm
2002, 2008), Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2001), Luật Khoa
học và Công nghệ năm 2000, Pháp lệnh Giống cây trồng năm 2004, Bộ luật Tố
tụng hình sự năm 2003, Luật Tố tụng dân sự năm 2005, Luật Hải quan năm
2002… và trong nhiều văn bản hướng dẫn, thi hành các luật, pháp lệnh nêu trên.
Trong khi đó, những quy định về sở hữu trí tuệ và hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ
lại chưa thật đầy đủ, chưa đồng bộ, đặc biệt là những quy định về các biện pháp và
chế tài xử lý mới chủ yếu dừng ở các hình thức xử lý hành chính, chưa phù hợp với
tình hình thực tế, chưa đủ sức răn đe đối tượng vi phạm. Chế tài về hình sự chỉ
được áp dụng với cá nhân, trong khi nhóm tội về sở hữu trí tuệ chủ yếu là do tổ
chức thực hiện, vì vậy, không thể truy cứu trách nhiệm hình sự với pháp nhân
được. Các quy định về yếu tố cấu thành của tội xâm phạm quyền sở hữu công
nghiệp, tội xâm phạm quyền tác giả, tội sản xuất, buôn bán hàng giả chưa cập nhật
được những nội dung mới trong Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, chưa phù hợp với
yêu cầu của các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia, như Hiệp
định thương mại Việt-Mỹ và các hiệp định của Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO)
-Thứ tư, trên thực tế, tổ chức và hoạt động của các cơ quan có trách nhiệm đấu
tranh với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn thiếu đồng bộ và chồng
chéo, nhiều tầng nấc xử lý khiến hiệu lực thực thi bị phân tán, phức tạp. Hiện có tới
6 loại cơ quan (UBND các cấp, thanh tra khoa học và công nghệ, thanh tra văn hóa,
cảnh sát kinh tế, quản lý thị trường, hải quan) cùng có thẩm quyền xử phạt vi

phạm. Theo thông lệ ở các nước trên thế giới thì tòa án phải đóng vai trò rất quan
trọng trong việc xử lý các vi phạm về sở hữu trí tuệ, nhưng ở Việt Nam thì ngược
lại, vai trò của tòa án rất mờ nhạt so với các cơ quan hành chính. Mỗi năm có tới
hàng nghìn vụ vi phạm sở hữu trí tuệ được xử lý bởi các cơ quan hành chính,
nhưng số vụ được đưa ra xét xử tại tòa án lại không quá 10 trường hợp. Chưa kể,
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của phần lớn đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ
pháp luật còn hạn chế, đặc biệt là trong các lĩnh vực liên quan đến sở hữu trí tuệ,
tài chính, ngân hàng, chứng khoán, công nghệ máy tính…
Một số giải pháp:
-Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ và xử lý vi
phạm bản quyền cho phù hợp, đáp ứng được các yêu cầu thực tế hiện nay. Hiện
nay, các quy định về các tội xâm phạm quyền tác giả vẫn còn các điểm yếu, dẫn
đến hiệu quả thực thi còn hạn chế và chưa đáp ứng được yêu cầu bảo vệ quyền sở
hữu trí tuệ một cách đầy đủ. Đây là một trong những bất lợi của Việt Nam trong
tiến trình hội nhập thương mại quốc tế.
-Thứ hai, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, động viên và phát huy sức
mạnh toàn dân tích cực tham gia phòng ngừa và đấu tranh chống sản xuất, buôn
bán hàng giả, xâm phạm quyền tác giả, đưa nội dung giáo dục vào nhà trường, tổ
chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về sở hữu trí tuệ trong các doanh nghiệp, cơ
quan, đoàn thể, đồng thời kết hợp với các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên
truyền. Từ đó xây dựng ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc đấu tranh
phòng chống tội phạm.
-Thứ ba, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; phối hợp chặt chẽ giữa các cơ
quan chức năng và chủ sở hữu, thông qua các biện pháp nghiệp vụ để phát hiện tội
phạm, kiên quyết xử lý đúng pháp luật, công khai trên các phương tiện thông tin
đại chúng để toàn dân được biết. Nâng cao hơn nữa vai trò của tòa án trong việc
xét xử nghiêm minh các hành vi xâm phạm nghiêm trọng bản quyền. Đồng thời, tổ
chức xây dựng lực lượng chuyên trách về sở hữu trí tuệ, bồi dưỡng nâng cao trình
độ chuyên môn nghiệp vụ, tăng cường cơ sở vất chất kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ. Các doanh nghiệp, chủ sở hữu tài sản trí tuệ, bên cạnh việc đăng ký bảo

hộ và trông chờ sự bảo hộ của luật pháp, để hạn chế ở mức thấp nhất tài sản trí tuệ
bị xâm phạm, nên có một hệ thống nhân sự và kỹ thuật chuyên bảo vệ quyền sở
hữu trí tuệ. Những doanh nghiệp có uy tín trên thế giới đều rất coi trọng vấn đề
thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm, hàng hóa để bảo vệ quyền lợi của chính mình và
quyền lợi của cộng đồng. Ngay tại Việt Nam, việc Công ty Unilever đã thành lập
“đội ACF” với chức năng là chuyên bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ các nhãn hàng của
Công ty trên cơ sở chủ động hợp tác với các cơ quan chức năng, là một kinh
nghiệm tốt.
-Thứ tư, tiếp tục tăng cường vai trò quản lý và điều hành của nhà nước, sửa đổi cơ
chế, chính sách nhằm khuyến khích sản xuất hàng hoá trong nước đủ sức cạnh
tranh đối với hàng hóa ngoại, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng; hạn chế lạm
phát và giảm tỉ lệ thất nghiệp.
-Thứ năm, mở rộng hợp tác quốc tế, tham gia xây dựng lực lượng cảnh sát chuyên
trách chống tội phạm đặt trụ sở tại một số quốc gia trong khu vực nhằm phát hiện
kịp thời những hành vi vi phạm, nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống
tội phạm về xâm phạm sở hữu trí tuệ và bản quyền tác giả.
* Xử lý vi phạm:
Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung, quyền
tác giả nói riêng của tổ chức, cá nhân khác thì tuỳ theo tính chất, mức độ xâm
phạm, có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự. Trong
trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời, biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan
đến sở hữu trí tuệ, biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy
định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Xử lý bằng biện pháp dân sự: Tòa án áp dụng những biện pháp dân sự sau đây
để xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT:
- Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
- Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
- Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
- Buộc bồi thường thiệt hại;

- Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục
đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử
dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể
quyền sở hữu trí tuệ.
Xử lý bằng biện pháp hành chính: Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm
phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định Điều 211.1 của Luật SHTT bị buộc phải chấm
dứt hành vi xâm phạm và bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau
đây:
- Cảnh cáo;
- Phạt tiền. Tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, tổ chức, cá nhân xâm phạm
quyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ
sung sau đây:
+Tịch thu hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương
tiện được được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo
về sở hữu trí tuệ;
+Đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi
phạm.
1. Hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm, sao chép bản ghi âm, ghi hình,
cuộc biểu diễn; hành vi chiếm đoạt quyền tác giả, quyền liên quan có thể bị phạt
tiền tới 500 triệu đồng;
2. Hành vi xâm phạm quyền phân phối dưới hình thức bán tác phẩm; hành vi xâm
phạm quyền phân phối đến công chúng chương trình phát sóng, cuộc biểu diễn,
bản ghi âm, ghi hình có thể bị phạt tiền đến 250 triệu đồng;
3. Hành vi tàng trữ, chứa chấp hàng hóa vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan bị
phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng;
4. Hành vi xâm phạm quyền đứng tên, đặt tên tác phẩm có thể bị phạt tiền đến 20
triệu đồng;
5. Hành vi xâm phạm quyền truyền đạt tác phẩm tới công chúng bị phạt tiền từ 20
triệu đồng đến 100 triệu đồng;

6. Hành vi xâm phạm quyền phát sóng hoặc truyền theo cách khác đến công chúng
cuộc biểu diễn chưa được định hình bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 70 triệu đồng;
7. Hành vi sử dụng bản ghi âm, ghi hình nhằm mục đích thương mại đã công bố bị
phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 50 triệu đồng;
8. Hành vi trích ghép chương trình phát sóng bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50
triệu đồng.
Các hình thức phạt bổ sung có thể được áp dụng đối với các hành vi xâm phạm nói
trên bao gồm
Thứ nhất: Tịch thu hàng hóa vi phạm về quyền tác giả, quyền liên quan, nguyên
liệu, vật liệu, phương tiện và thiết bị được sử dụng để sản xuất, kinh doanh hàng
hóa vi phạm về quyền tác giả, quyền liên quan;
Thứ 2: Đình chỉ có thời hạn từ 90 ngày đến 180 ngày hoạt động kinh doanh.
Tùy từng trường hợp, các biện pháp buộc khắc phục hậu quả như buộc đưa ra khỏi
lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất đối với hàng hóa quá cảnh, nhập khẩu vi
phạm; buộc dỡ bỏ bản gốc, bản sao tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình,
chương trình phát sóng đã truyền đạt trái phép trên mạng kỹ thuật số; buộc dỡ bỏ
bản sao tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng sao
chép trái phép dưới hình thức điện tử, v.v cũng có thể được áp dụng.
Xử lý vi phạm bằng biện pháp hình sự: Các cá nhân thực hiện hành vi xâm
phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm
hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.
Xử lý vi phạm bằng các biện pháp khác:
- Biện pháp khẩn cấp tạm thời.
- Biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ
*thời hiệu sử phạt
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là hai năm, kể từ ngày hành vi vi phạm hành
chính được thực hiện hoặc ba tháng, kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt vi
phạm hành chính nhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vi phạm trong trường
hợp cá nhân bị khởi tố, truy tố hoặc có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục
tố tụng hình sự nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án

thì bị xử phạt hành chính nếu hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính. Tuy nhiên,
trong trường hợp tổ chức cá nhân có hành vi vi phạm hành chính mới hoặc cố tình
trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính tương ứng
được tính lại kể từ thời điểm thực hiện vi phạm hành chính mới hoặc thời điểm
chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt. Hơn nữa, thời hiệu xử phạt 2
năm nói trên sẽ không được xem xét trong trường hợp áp dụng các biện pháp buộc
khắc phục hậu quả.
* thẩm quyền sử phạt
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc Chánh thanh tra, Thanh tra viên
chuyên ngành thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Chánh thanh tra Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch; Chủ tịch UBND cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh; Nhân viên
hải quan, kiểm soát viên thị trường, chiến sĩ công an nhân dân, chiến sĩ bộ đội biên
phòng, cảnh sát viên đội nghiệp vụ cảnh sát biển đang thi hành công vụ (Điều 45).
III – Quyền sở hữu trí tuệ nói chung, quyền tác giả nói riêng đối với nền kinh
tế mở và sự phát triển kinh tế:
Quyền sở hữu trí tuệ cũng như quyền tác giả là một bộ phận của luật pháp
nhưng có ảnh hưởng đến mọi sinh hoạt kinh tế. Chúng ta hãy cùng phân tích một
số ảnh hưởng của quyền sở hữu trí tuệ tới:
1, Ảnh hưởng của quyền sở hữu trí tuệ đến khối lượng xuất nhập khẩu:
Liên hệ giữa QSHTT và xuất nhập khẩu là một đề tài đuợc nhiều chú ý. Ảnh
hưởng này tuỳ vào hai yếu tố chính một là khả năng bắt chuớc và hai là cơ cấu
công nghiệp.
Nếu khả năng bắt chước là kém thì thắt chặc QSHTT sẽ không làm thay đổi
mức sản xuất trong nước, và do đó sẽ không ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu. Đàng
khác, nếu khả năng này là cao thì thắt chặc QSHTT cho nước ngoài sẽ tạo thêm
“chướng ngại” cho các nhà sản xuất trong nuớc, do đó sẽ ảnh hưởng nhiều đến
khối lương ngoại thương.
Còn với cơ cấu công nghiệp, nếu công ty ngoại phải cạnh tranh với nhiều công
ty nội thì QSHTT không nhiều ảnh hưởng. Song nếu thị phần của công ty ấy đã
sẳn lớn thì thắt chặc QSHTT sẽ làm thị phần đó lớn thêm. Nhưng ảnh hưỡng

chung đến thị trường thì lại khó tiên đoán, bởi lẽ nó có hai hiệu ứng tương
phản. Một mặt, QSHTT càng chặc thì thế lực thị trường của công ty ngọai càng
mạnh, song mặt khác nó cũng làm thị trường nhỏ lại vì sự rút lui của các công ty
bé. Ảnh hưởng tối hậu sẽ tuỳ vào hiệu ứng nào là mạnh hơn.
2, Ảnh hưởng của quyền sở hữu trí tuệ đến đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI):
Nói chung, QSHTT càng chặc chẽ thì càng giảm mô phỏng và càng khuyến
khích FDI. Tuy nhiên ảnh hường này tùy vào lọai công nghệ: cũ hoặc mới, có dễ
bắt chước hay không.
Đối với các công nghệ "cũ" (đã chuẩn hóa) thì FDI tuỳ thuộc phần lớn vào giá
phí đầu vào, tầm cở thị trường, cước chuyên chở, và những lợi thế vị trí khác, do
đó thắt chặc QSHTT sẽ không có ảnh hưởng đáng kể đến FDI những công nghệ
ấy. Đối với các công nghệ tân tiến thì thắt chặc QSHTT sẽ thu hút FDI, khuyến
khích chuyển giao công nghệ, nhất là loại dễ bắt chuớc. Lý do là bằng phát minh,
bản quyền và thương hiệu sẽ làm tăng giá trị của “tài sản tri thức”, và cách khai
thác loại tài sản đó hữu hiệu nhất là trong nội bộ xí nghiệp (thay vì qua cơ chế thị
trường). Trong phương diện này, cũng nên xem đến yếu tố khác (loại công nghệ,
trình độ bắt chước, mức độ cạnh tranh) trong nước. Ngoài ra, một chế độ QSHTT
rộng rãi và thực thi cũng khuyến khích các công ty nước ngòai tìm kiếm công
nghệ thích hợp với địa phương.
3, Sở hữu trí tuệ với phát triển kinh tế:
Dùng QSHTT như một “công cụ” để phát triển quốc gia không phải là một ý
mới. Chính các nước hiện nay đã phát triển cũng đã tích cực sử dụng công cụ này
trong quá khứ. Chẳng hạn như từ năm 1790 đền 1836 thì Mỹ (lúc ấy là nhập khẩu
công nghê) chỉ cấp bằng phát minh cho cư dân Mỹ. Đến 1836 thì chính sách này
mới được nới lỏng, và chỉ sau 1861 Mỹ mới cấp QSHTT cho công dân nước khác.
Tương tự, một phần chiến lược "bắt kịp" nổi tiếng của Nhật cũng là dựa vào du
nhập công nghệ nước ngòai, qua một chế độ QSHTT cố ý nâng đỡ phổ biến tri thức
hơn là sáng tác. Gần đây hơn (từ 1960 đến 1980) Đài Loan và Hàn Quốc đã khá
lỏng lẻo trong vấn đề bảo vệ QSHTT, phần chính cũng là để các nhà sản xuất của

họ dễ bắt chước công nghệ nước ngoài (qua mô phỏng và "công nghệ ngược"). Chỉ
từ sau nửa cuối thập kỷ 1980, vì áp lực của Mỹ, các nơi này mới mạnh mẽ bảo vệ
QSHTT. Công nghiệp dược phẩm của Ấn Độ cũng đã phát triển tương đối khá vì
trong đạo luật về QSHTT năm 1970 của họ công nghê này đã được đặc biệt quan
tâm.
Dù nhiều quốc gia đã có kinh nghiệm như nói trên, tác động thực tế của
QSHTT đến phát triển không phải là dễ phân tích. Một mặt, bảo vệ tài sản tri thức
sẽ khuyến khích phát minh và canh tân công nghệ như đã nói, song thắt chặc
QSHTT cũng sẽ tăng giá thành, gây thêm khó khăn cho mô phỏng, và nhiều lạm
dụng khác. Hơn nữa, trong ngắn hạn, thắt chặc QSHTT có thể gây nhiều tổn phí
kinh tế và xã hội. "Công nghiệp sao chép" có thể là công nghiệp đang dùng nhiều
lao động, đóng cửa các công nghiệp này sẽ làm tăng thất nghiệp.
Khi trình độ phát triển trong nước còn thấp thì bảo hộ công nghệ sáng chế là
không có ích lợi trực tiếp, song bảo đảm nhãn hiệu, thương hiệu nước ngoài sẽ có
ích lợi gián tiếp ở chỗ nó tạo cảm tình cho các công ty nuớc ngoài mà không hại gì
cho ta. Mặt khác, QSHTT cho các công nghệ mà ta có thể mô phỏng thì có thể lỏng
lẻo hơn, tạo cơ hội cho những nhà sản xuất nội địa. Lẽ dĩ nhiên, chúng ta cũng cần
một quyền sở hữu đáng kể nhằm bảo vệ các người mô phỏng trong nước chống sao
chép.
4, Sở hữu trí tuệ với thu nhập:
Ảnh huởng đến mức độ thu nhập: Có một liên hệ rõ rệt giữa mức độ thu nhập
của một nước và cường độ QSHTT ở nước ấy. Tuy nhiên chiều liên hệ thay đổi tuỳ
theo mức độ thu nhập đang có. Ở những nước có thu nhập còn rất thấp thì hầu như
QSHTT có lỏng lẻo đi một ít thì thu nhập lại cao hơn. Ở những nước có thu nhập
trung bình thì thu nhập tăng lên thì QSHTT cũng cao hon. Và những nước đã phát
triển, có thu nhập cao nhất thì qui mô và cường độ của QSHTT cũng là lớn nhất.
Ảnh hưởng đến chênh lệch thu nhập trong nước. Ở đa số các quốc gia đang
phát triển, những người có thu nhập thấp chỉ có thể sữ dụng những loại hàng hoá
tân thời (chẳng hạn như phần mềm máy vi tính) bằng cách sao chép "lậu" Vì thế,
thắt chặc QSHTT (nhất là trên thực tế thi hành) sẽ giúp duy trì, hay có khi mở rộng

thêm sự chênh lệch nghèo giàu.

×