Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Định giá quyền sở hữu trí tuệ: Biến vô hình thành hữu hình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.65 KB, 3 trang )

Định giá quyền sở hữu trí tuệ:
Biến vô hình thành hữu hình
Việc định giá tài sản trí tuệ nhất định phải là công việc của chuyên gia
chuyên ngành. Tuy nhiên, cũng chính vì sự phức tạp và khó nắm bắt
trong việc định giá tài sản vô hình, mà thường có giá trị lớn hơn nhiều
so với sự đánh giá thông thường của chính DN sở hữu tài sản, nên DN
không thể phó mặc mọi việc cho chuyên gia. DN cũng cần có một số
kiến thức nhất định để có thể có một sự hình dung về giá trị tài sản họ
trao cho chuyên gia đánh giá. Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn bà
Phan Thị Ngọc Lan - Phó Giám đốc Cty Sở hữu trí tuệ HAVIP về vấn
đề này.
- Định giá quyền sở hữu trí tuệ vẫn chưa được các DN nhận thức một
cách thấu đáo. Là một chuyên gia, bà có thể cho biết rõ hơn về vấn đề
này?
Nói là các DN chưa nhận thức thấu đáo về vấn đề này thì không hẳn. Các
DN VN hiện nay đã dần có . thức về tài sản vô hình của họ. Việc bảo vệ
các tài sản vô hình như tài sản trí tuệ hiện đã được các DN VN ngày càng
quan tâm, được thể hiện rõ qua các con số thống kê về số lượng đơn Nhãn
hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, Giải pháp hữu ích mà các DN đã nộp đăng k.
độc quyền tại Cục Sở hữu trí tuệ (Cục SHTT) trong những năm gần đây.
Đặc biệt có thể kể đến những DN . thức rõ điều này ngay từ ngày đầu
khởi nghiệp như Cty cổ phần Thăng Long với Nhãn hiệu Vang Thăng
Long được cấp Giấy chứng nhận độc quyền số 798 từ năm 1987, Cty khoá
Việt Tiệp với nhãn hiệu khoá Việt Tiệp được cấp Giấy chứng nhận độc
quyền số 406 từ năm 1986 hay như TCty Thuốc lá VN là chủ sở hữu của
143 nhãn hiệu... Tuy nhiên, hầu hết các DN VN hiện mới dừng lại ở bước
đăng k. tại Cục SHTT để bảo vệ tài sản trí tuệ của mình khỏi bị "mất
cắp", mà chưa biết cách khai thác thương mại một cách hiệu quả tài sản trí
tuệ của mình. Chính vì vậy, DN chưa thấy rõ "nhu cầu" cần định giá tài
sản trí tuệ đó của họ.
- Vậy những l. do nào cần phải định giá tài sản trí tuệ, thưa bà?


Giống như việc định giá bất kỳ tài sản nào khác, có nhiều l. do giải thích
tại sao việc định giá tài sản trí tuệ là một công việc quan trọng, một số l.
sản trí tuệ đó của họ.
- Vậy những l. do nào cần phải định giá tài sản trí tuệ, thưa bà?
Giống như việc định giá bất kỳ tài sản nào khác, có nhiều l. do giải thích
tại sao việc định giá tài sản trí tuệ là một công việc quan trọng, một số l.
do cơ bản là:
1. Để định giá DN khi sáp nhập, mua lại DN, cổ phần hoá DN.
2. Để định giá DN trong quản l. tài sản, mua, bán cổ phiếu, báo cáo cổ
đông.
3. Để chuyển nhượng hoặc mua tài sản trí tuệ.
4. Để li-xăng tài sản trí tuê.
5. Để tiếp tục phát triển tài sản trí tuệ.
Lấy ví dụ như nhãn hiệu Coca-Cola theo InterBrand được định giá là 72,5
tỷ USD, chiếm 51% giá trị toàn bộ vốn thị trường của tập đoàn này, như
nhãn hiệu kem đánh răng Dạ Lan của VN đã được bán với giá tới hàng
triệu USD và như vậy không thể phủ nhận đây là tài sản có thực. Nếu các
DN VN cũng định giá được tài sản trí tuệ của họ rõ ràng thì họ sẽ đạt được
hiệu quả tối ưu trong khai thác thương mại các tài sản vô hình đó của họ.
Tuy nhiên, việc định giá các tài sản vô hình như tài sản trí tuệ là rất khó
khăn vì giá trị của chúng phụ thuộc vào các nguồn thu hiện tại hoặc được
dự kiến trong tương lai, mà việc dự đoán trong tương lai thì không dễ
dàng gì.
- Bà có thể phân tích rõ hơn các khó khăn trong vấn đề định giá tài
sản trí tuệ?
Việc tập hợp các tài sản trí tuệ sẽ tạo ra những khó khăn cho việc xác định
lợi ích về kinh tế thích hợp cho riêng một tài sản trí tuệ nào đó. Lấy thí dụ
trường hợp đánh giá một bộ công cụ xét nghiệm ADN được cấp bằng sáng
chế mang nhãn hiệu "FTA". Giá trị của sáng chế đó lúc đầu rất cao, nhưng
được tính khấu trừ dần trong thời gian bảo hộ sáng chế. Mặt khác, giá trị

của "FTA" lúc đầu rất thấp, nhưng vì các sản phẩm FTA ngày càng được
biết đến và sử dụng rộng rãi, giá trị của nó tăng lên theo thời gian. Có thể
được hiểu rõ hơn những khó khăn trong việc định giá tài sản trí tuệ bằng
việc xem xét sự tương tự giữa quyền sáng chế với quyền đối với một bất
động sản cũng như cách thức tương tự mà chủ sở hữu sáng chế và chủ sở
hữu bất động sản ứng xử với những tài sản của mình. Việc licence một
sáng chế cũng giống như việc cho thuê một bất động sản, còn việc chuyển
nhượng sáng chế giống như việc bán một bất động sản.
Thông thường, mỗi tài sản trí tuệ đều là "của độc" nên việc so sánh giá trị
với các tài sản trí tuệ khác là rất khó khăn. Tuy nhiên, việc đưa một tài sản
trí tuệ ra đấu giá có thể không đạt được kết quả hợp l. cho người bán
trong trường hợp số người mua tiềm năng tham gia quá ít ỏi. Một thị
trường hạn chế sẽ không tìm ra được giá trị thật của một tài sản trí tuệ.
Một khó khăn nữa những phương pháp định giá tài sản trí tuệ không được
công bố rộng rãi trên các phương tiện tra cứu thông thường, nên việc hiểu
và áp dụng các chúng để định giá tài sản trí tuệ càng trở nên khó khăn
trí tuệ ra đấu giá có thể không đạt được kết quả hợp l. cho người bán
trong trường hợp số người mua tiềm năng tham gia quá ít ỏi. Một thị
trường hạn chế sẽ không tìm ra được giá trị thật của một tài sản trí tuệ.
Một khó khăn nữa những phương pháp định giá tài sản trí tuệ không được
công bố rộng rãi trên các phương tiện tra cứu thông thường, nên việc hiểu
và áp dụng các chúng để định giá tài sản trí tuệ càng trở nên khó khăn
hơn.

×