Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

BỎNG TRẺ EM (Kỳ 1) potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.14 KB, 5 trang )

BỎNG TRẺ EM
(Kỳ 1)
Bỏng ở trẻ em có thể dự phòng được. Bệnh nhân bỏng rất đau đớn cho dù
tác nhân gì và có thể để lại sẹo khi bỏng sâu đồng thời có thể gây nên các vấn đề
khác.
Trong điều trị việc đánh giá ban đầu là rất quan trọng đối với diện tích
bỏng, độ sâu bỏng và vị trí bỏng. Các vị trí đặc biệt như mặt, cổ, tầng sinh mônvà
chi thể cần phải được chú ý. Trong trường hợp bỏng nặng, trẻ có thể bị sốc nhanh
chóng do việc mất lượng dịch thể nhanh chóng từ nội mạch ra khỏi lòng mạch do
vậy công tác hồi sức dịch thể là rất quan trọng. Sốc kéo dài có thể gây nên suy
giảm chức năng các tạng làm khó khăn cho công tác điều trị về sau. Một đơn vị
điều trị bỏng vô trùng với đầy đủ các trang thiết bị là rất quan trọng trong dự
phòng và xử lý nhiễm trùng……duy trì cân bằng huyết động và hỗ trợ tinh thần và
dũng khí.
Mục tiêu của tổng quan này là:
1. Nhắc lại về tầm quan trọng của bỏng trẻ em
2. Chỉ ra các điểm mấu chốt của đau, xử lý thích hợp và đúng
thời điểm, hỗ trợ về mặt tinh thần và xã hội đối với trẻ bị bỏng.
Chất liệu và kết quả:
Một nghiên cứu ở Thái Lan trên 100 000 hộ gia đình cho thấy trung
bình có 9 trẻ em chết hàng ngày do tai nạn giao thông, 4 trẻ chết do đuối nước và
sau đó là do bỏng. Nhưng những số liệu này thường không được thông báo chính
thức hoặc ghi chép tại bệnh viện. Hiện nay chúng tôi đang tiến hành chiến dịch
nhằm làm thay đổi thái độ của cộng đồng để có những cảnh giác với các tai nạn
bao gồm cả child – proof caps for medicine bottles và lắp đặt các dụng cụ báo
khói…
Theo số liệu của unicef thì 90% số trường hợp tai nạn là ở các nước đang
phát triển do các ao nước, mương rãnh, giếng nước, lửa cháy, các cầu thang không
có tay vịn, các bậc cao, các cấu trúc mỏng mảnh, các kho chứa chất độc hóa học
không an toàn, tắc nghẽn giao thông, và các công trình không an toàn là các
nguyên nhân thường gặp gây thương tích cho trẻ em.


Chúng tôi muốn nêu hai trường hợp là nam giới 18 tuổi bị hít phải hơi acid
sau khi lau rửa xe tải chứa chất thải của nhà máy dệt. Chất thải nhà máy là hỗn
hợp acid sulfulic và khi kết hợp với nươc thì sẽ tạo thành hơi acid và sẽ dễ bị hít
phải gây tổn thương đường hô hấp dẫn đến khó thở và chết khi tới được bệnh viện.
Bàn luận: Bỏng ở trẻ em là nguyên nhân hàng thứ hai của các tai nạn ở
Thái Land, bao gồm bỏng do nhiệt, bỏng do nước sôi, bỏng do lửa hoặc tia lửa,
bỏng điện, bỏng hóa chất và bỏng do phóng xạ.
Bỏng nhiệt và do nước sôi thường xảy ra ở nhà và ở trong bếp và có
thể dự phòng được mặc dù tôi chưa có số liệu chính xác. Bỏng do cháy thường gặp
ở Thái Lan bởi vì có rất nhiều vùng dân cư ổ chute và sẽ rất nghiêm trọng nếu xảy
ra hỏa hoạn. Bỏng do cháy hoặc do tia lửa có thể còn do cháy quần áo, thời gian
tiếp xúc lâu, có thể ngạt do khói và tổn thương đường hô hấp và tử vong.
Bỏng do mỡ nóng (mỡ lợn) thường gặp ở các cư dân gốc trung
quốc. Thường bị bỏng rộng và sâu tới lớp cơ và thường ở vị trí bàn tay và mặt.
Tính diện tích bỏng dựa theo bảng của Lund và Browder hoặc của
Berkow chia bề mặt các phần cơ thể thành các đơn vị diện tích phù hợp với tuổi
nhằm giúp chẩn đoán chính xác diện tích bỏng.
Chẩn đoán chính xác bỏng sâu thường rất khó ngay cả với những người có
kinh nghiệm
Phân loại bỏng:
Bỏng độ I: tổn thương thượng bì với tình trạng xung huyết, có thể có phù
nề nhưng không có vòm phỏng hoặc bóc vảy. Nguyên nhân chủ yếu ở Thái Lan là
nước sôi, không bị nguy cơ nhiễm trùng và sẹo. Xử lý kỳ đầu bằng cách rửa dưới
nước lạnh, giảm đau đường uống là đủ sau đó có thể dùng cream làm dịu vết bỏng
là đủ.
Bỏng độ II: tổn thương thượng bì và trung bì thường do nước sôi hoặc tia
lửa. Có thể tự lion sau 1 – 4 tuần. Vết bỏng thường có vòm phỏng chứa dịch thể
sạch nền có màu hồng. Bỏng độ này rất đau do vậy sau khi rửa bằng nước muối
sinh lý cần dùng thuốc giảm đau sau đó sử dụng băng sinh học để dự phòng
chuyển độ thành bỏng sâu.

Bỏng độ III hay bỏng sâu toàn lớp da: tổn thương thượng bì, trung bì và
có thể tới các lớp sâu dưới da như cơ không tự liền được trừ khi bỏng diện hẹp <
1 inch. Thường là bỏng do lửa, mỡ hoặc nhúng ngâm vào nước sôi. Vùng bỏng
sâu hơn và được phủ bởi một lớp xuất huyết trên bề mặt dịch tiết. Xử trí bao gồm
giảm đau, thuốc kháng khuẩn tại chỗ, hồi sức dịch thể, có thể phải truyền máu và
ghép da (thường sau 4 tuần).
Bỏng độ IV: là loại bỏng sâu tới cơ và hoại tử các bộ phận khác, xử trí như
bỏng sâu độ III.
Bỏng trẻ em có những đặc điểm riêng:
Trẻ dưới 2 tuổi có diện tích bỏng khác của từng phần khác với trẻ lớn hơn.
Da mỏng hơn và các đặc điểm sinh lý khác là lý do làm cho tỷ lệ tử vong và bệnh
lý cao hơn. Cần chú ý chăm sóc bỏng vùng mặt, cổ, tầng sinh môn, và chi thể. Trẻ
dị tật thần kinh thường sự phối hợp kém đặc biệt trong trường hợp
bronchospasm.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×