Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đại cương bỏng (Kỳ 3) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.44 KB, 6 trang )

Đại cương bỏng
(Kỳ 3)
V. TÍNH DIỆN TÍCH BỎNG:
- Diện tích da cơ thể ở người lớn (từ 16 tuổi trở lên) trung bình là 16000
cm
2
.
- Đặng Ngọc Tốt (1969) đo diện tích da thấy trung bình ở người lớn Việt
Nam là 15000 cm
2
.
Có 3 phương pháp chính tính diện tích bỏng ở người lớn:
+ Pulaski - Tennison và Wallas (1951) dùng phương pháp con số 9 dể
tính diện tích bỏng
Vị trí Diện
tích %
Vị trí Di
ện tích
%
Đầu - mặt - cổ 9 Chi trên 9
mặt trước

Thân
mặt sau
9 x 2
-
9 x 2
Chi dưới
-
Sinh dục
9 x 2


-
1
+ Blôkhin dùng phương pháp bàn tay để đo diện tích mỗi bàn tay của
người đó tương ứng 1% - 1,25% diện tích cơ thể.
+ Lê Thế Trung (1965) tính diện tích cơ thể bằng những con số gọn : 1; 3;
6; 9; 18.
Vị trí Di
ện tích
%
Vị trí Di
ện tích
%
- C

(trước)
- Cổ (gáy)
-
Gan
tay
- Mu tay

1 -
Mông (hai
bên)
- Cẳng chân (
1
bên)
6
- Sinh d
ục

ngoài
- Đùi (1 bên)

- Chi trên )1 bên)

9
- Da đ
ầu (phần
có tóc)
- Da mặt

-
Cánh tay )1
bên)
- C
ẳng tay (1
bên)
-
bàn chân (1
bên)
3 - Mặt trư
ớc
thân
- Mặt sau thân

- Chi dư
ới (1
bên)
18
Ở trẻ em cách tính diện tích có khác người lớn, đối với diện tích da đầu, cổ,

đùi, và cẳng chân. Trẻ sơ sinh thì diện tích da đầu + cổ là 20% diện tích cơ thể.
Khi lớn lên tỷ lệ này có thay đổi vì thế phải có một bảng tính riêng.
- Bảng tính diện tích bỏng ở trẻ em: ( Lê Thế Trung - 1965).
Di
ện
tích %
Tuổi
Đâù + cổ Hai đùi Hai c
ẳng
chân
1 tuổi
5 tuổi
10 tuổi
15 tuổi
17
(-4) = 13
(-3) = 10
(-2) =8
(-4) = 13
(+3) = 16
(+2) = 18
(+1) = 19
(-3) = 10
(+1) = 11
(+1) = 12
(+1) = 13
VI. CÁCH TIÊN LƯỢNG NGƯỜI BỊ BỎNG.
Tiên lượng bệnh nhân bỏng về hai mặt:
- Toàn thân
- Chức năng vận động và thẩm mỹ.

Dựa vào những căn cứ sau đây để tiên lượng bỏng.

1. Căn cứ vào diện tích bỏng chung và diện tích bỏng sâu: Nếu chỉ
bỏng nông dù diện tích rộng tới 90% vẫn có khả năng cứu sống được. Nhưng nếu
bỏng sâu từ 40% diện tích cơ thể trở lên vẫn có một tỷ lệ tử vong khá cao mặc dù
được điều trị tích cực tại các trung tâm chữa bỏng, cho đến nay việc chữa khỏi cho
các bệnh nhân có diện tích bỏng sâu trên 70% diện tích cơ thể là một vấn đề rất
khó khăn. Trên thế giới số trường hợp kể trên được cứu sống còn ít.
2. Căn cứ vào tuổi và sức khoẻ bệnh nhân khi bị bỏng: Trẻ em và
người già tiên lượng nặng hơn so với người lớn nếu có cùng diện tích và mức độ
tổn thương bỏng như nhau.

Người đang mắc bệnh sốt rét , lao phổi Tiên lượng xấu hơn người
bình thường. Phụ nữ chửa bị bỏng thường có diễn biến nặng.
3. Căn cứ vào vị trí bỏng, tác nhân gây bỏng và hoàn cảnh bị
bỏng:
a. Vị trí: Bỏng vùng mặt, cổ, có thể gặp bỏng đường hô hấp trên,
bỏng giác mạc, mi mắt, sụn tai. Bỏng vùng mặt cổ ảnh hưởng đến thẩm mỹ và các
chức năng: nhìn, nhai, nghe, thở
Bỏng bàn tay và các vùng khác của chi thể thường có di chứng làm
hạn chế chức phận chi thể: co kéo, dính, tư thế sai lệch.
b. Tác nhân: Nhiệt khô thường gây bỏng sâu do đó thường nặng
hơn bỏng do sức nhiệt ướt. Tử vong do bỏng lửa cao hơn bỏng nước sôi.
Bỏng điện cao thế thường sâu đến các khối cơ, nhiều mô hoại tử và
chảy máu thứ phát.
Bỏng do hơi nóng và các khí nóng thường kèm theo bỏng đường hô
hấp.

Bỏng do vôi tôi thường có hoại tử ướt do đó dễ bị nhiễm khuẩn nhất là
nhiễm khuẩn mủ xanh.

c. Hoàn cảnh: Khi lên cơn động kinh, say rượu, ngất, bất tỉnh mà bị
bỏng thì thường là bỏng sâu vì người bệnh mất ý thức tự bảo vệ.

4. Căn cứ vào cách điều trị và hoàn cảnh bị bỏng:
Sau khi bị bỏng có được cấp cứu kịp thời hay không? Cách chữa có
chính xác hay không? đó là những vấn đề có liên quan đến các biến chứng xảy ra
như: sốc, nhiễm độc, nhiễm khuẩn, suy mòn và khả năng tái tạo và phục hồi của
vết bỏng.

×