Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Giải đáp thắc mắc về bệnh đái tháo đường – Kỳ 1 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.95 KB, 6 trang )

Giải đáp thắc mắc về bệnh đái tháo đường – Kỳ 1

Chế độ ăn không khoa học là nguyên
nhân dẫn đến ĐTĐ?

Hỏi: Người không mắc bệnh ĐTĐ nhưng do chế độ ăn không khoa học
có thể dẫn đến bệnh này không? Vậy làm thế nào để phòng tránh căn bệnh
này?
Trả lời:
1. Bằng chế độ ăn hợp lý có thể góp phần dự phòng bệnh đái tháo đường có
hiệu quả. Chế độ ăn nên như sau:
- Ăn nhiều rau và các loại quả (ít nhất là 300g rau + 100g quả chín/ 1 ngày),
sử dựng thường xuyên các loại hạt họ đậu.
- Chọn các loại ngũ cốc toàn phần (gạo lức, gạo sát rối, bánh mỳ đen...)
hơn là các loại chế biến trắng (gạo sát trắng, bánh mỳ trắng....).
- Ăn cá một tuần ít nhất từ 2 đến 3 lần.
- Ăn thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da.
- Chọn sữa gầy, sữa đậu nành, các loại pho mát ít béo.
- Uống nước chè xanh, nước vối không nên uống nước ngọt chế biến sẵn.
- Dùng dầu thực vật để nấu nướng thay cho các loại mỡ rán có nhiềua xít
béo, nguồn động vật bão hòa (mỡ, bơ,....).
- Không nên ăn nhiều các loại bánh kẹo ngọt giàu năng lượng
- Ăn vừa phải, không ăn quá no.
2. Ngoài ra, cần duy trì cân nặng "nên có" và hoạt động thể lực hợp lý (tập
thể dục thường xuyên, giữ lối sống năng động, đi cầu thang bộ, đạp xe đạp, làm
các công việc gia đình...).
- Cân nặng nên có có thể tính nhanh như sau: Cân nặng nên có = số lẻ chiều
cao nhân 0,9 (ví dụ: người cao 160cm thì cân nặng "nên có" bằng 60*0,9 = 54 kg)
- Hoặc tính chỉ số khối cơ thể (BMI) = cân nặng (kg)/chiều cao (tính theo
mét) * chiều cao. BMI= 20 đến 22 là tốt.
Ngoài ra, bạn cũng không nên hút thuốc lá.




Vận động thể lực có lợi ích gì?

Tập thể dục đều đặn là một việc cần và tốt cho mọi người

Hỏi: Lợi ích của vận động thể lực đối với bệnh Đái tháo đường?
Trả lời:
- Hoạt động thể lực, tập thể dục đều đặn là một việc cần và tốt cho mọi
người, cũng đặc biệt cần thiết cho người mắc bệnh Đái tháo đường vì:
- Hoạt động thể lực làm tiêu thụ đường dễ dàng, do đó làm giảm lượng
đường máu, dẫn đến khả năng có thể làm giảm liều insuline hoặc một số thuốc hạ
đường máu khác.

- Cải thiện tình trạng hoạt động của các cơ quan, nâng cao tình trạng sức
khỏe của toàn cơ thể. Luyện tập đúng và khoa học làm cho tinh thần hoạt bát,
nhanh nhẹn, sảng khoái, làm tăng sức đề kháng với các stress.
- Tăng tiêu thụ năng lượng, làm giảm nguy cơ béo phì.
- Có lao động mới không bị mặc cảm là người không có ích cho xã hội,
đồng thời cũng là biện pháp chính đáng để tăng nguồn tài chính phục vụ cho công
tác điều trị, cải thiện đời sống cho bản thân, tích lũy cần thiết cho tương lai.

Tiêm insulin với bệnh nhân mắc ĐTĐ

Tôi bị ĐTĐ và thấy bác sĩ nhắc đến insulin. Vậy insulin là gì? Nó có ảnh
hưởng thế nào đến bệnh của tôi? Tại sao phải tiêm insuline? Tiêm nhiều thì sao?
Trả lời:

Trong cơ thể, Insuline do tuyến tụy tiết ra, trung bình từ 40-50 đơn vị
insuline/ngày. Người ĐTĐ có lượng insuline ít hơn người bình thường, vì thế

những ai bị ĐTĐ type 1 bắt buộc phải tiêm insuline. Còn với ĐTĐ type 2, người
bệnh thường được dùng thuốc hạ đường huyết,kích thích tụy tiết ra insuline. Nếu
kết quả điều trị không tốt thì mới phải dùng insuline.

×