Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thuốc điều trị tại chỗ, vật liệu che phủ tạm thời vết bỏng (Kỳ 1) ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.16 KB, 5 trang )

Thuốc điều trị tại chỗ, vật liệu che
phủ tạm thời vết bỏng
(Kỳ 1)
Phần I Thuốc điều trị tại chỗ vết bỏng
I.Đại cương
- Tổn thương bỏng là nguồn gốc gây ra mọi rối loạn bệnh lý trong bệnh
bỏng
- Dùng thuốc điều trị tại chỗ tổn
thương bỏng nhằm hạn chế hoặc cắt bỏ yếu tố bệnh lý này
Thuốc điều trị tại chỗ vết bỏng gồm các nhóm thuốc:
· Thuốc kháng khuẩn vết thương bỏng
· Thuốc làm rụng hoại tử bỏng
· Thuốc kích thích tái tạo vết bỏng
· Thuốc làm se khô và tạo màng che phủ vết bỏng
- Trong điều trị bỏng hiện đại,
việc sử dụng các vật liệu thay thế da đang là một vấn đề được cả thế giới quan
tâm.
- Khám vết bỏng hàng ngày là
công việc thường xuyên của bác sỹ điều trị bỏng để bổ xung chẩn đoán độ sâu của
bỏng và chỉ định thuốc điều trị tại chỗ và toàn thân phù hợp
II. Các thuốc điều trị tại chỗ vết bỏng
II.1. Thuốc ức chế vi khuẩn vết thương bỏng
+Yêu cầu của một thuốc kháng khuẩn vết bỏng
Có tác dụng với các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết bỏng với tỷ lệ
kháng thuốc thấp nhất
Không hoặc ít gây hại cho mô lành và tế bào lành
Không hoặc ít có tác dụng phụ
Thấm sâu vào các mô

1.1.Cream Silver sulfadiazine 1%
Đặc tính và tác dụng: Là sự kết hợp của bạc (Ag) với một sulfamide.


Được sản xuất từ 1960, dưới dạng cream nồng độ 1% màu trắng không tan trong
nước. Đây là một thuốc kháng khuẩn sử dụng tại chỗ vết bỏng khá thông dụng
hiện nay.
- Thuốc ít hoặc không gây đau
- Thuốc ít thấm sâu vào hoại tử
- Thuốc có phổ kháng khuẩn rộng
với nhiều loại vi khuẩn như S.aureus, E.coli, Klebsiella, P.aeruginosa, Proteus,
Enterobacteraceae và cả C.albicans
Chỉ định:
- Điều trị vết thương bỏng nông và
sâu
Chống chỉ định:
- Sau mổ ghép da
- Phụ nữ có thai những tháng cuối,
trẻ sơ sinh (vì gây vàng da)
- Dị ứng với các thành phần của
thuốc
Cách dùng:
Thuốc được dùng đắp vào vết thương bỏng mới (sau khi đã được xử trí
vết thương kỳ đầu tốt) có thể đắp trực tiếp thuốc lên vết thương hoặc tẩm vào gạc.
Thay băng ngày một lần hoặc hai lần
Tác dụng phụ:
Silver sulfadiazine 1% (SSD 1%) có thể gây giảm bạch cầu . Dấu hiệu
này xảy ra thường sau 2-3 ngày sử dụng thuốc khi đắp diện tích rộng. Triệu chứng
này thường gặp từ 5-15% bệnh nhân
Một số biệt dược thường gặp:
- Silvadene (Hoa kỳ)
- Flammazin (Pháp)
- Silvin (Pakistan)
- Silvirin (ấn độ)

- Sulfadiazin bạc (Xí nghiệp dược
phẩm TW Huế)
-

×