Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

8 bài kiểm tra sức khỏe mỗi bà mẹ cần biết ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.65 KB, 13 trang )

8 bài kiểm tra sức khỏe mỗi bà mẹ cần biết


(Webtretho) Là phụ nữ,
ai cũng mong muốn sinh
ra và nuôi dạy những bé
con xinh xắn, khỏe
mạnh, song để thực hiện
được mong ước ấy, hãy
chuẩn bị trước cho mình
một nền tảng thể lực
vững chắc. Dưới đây là 8
bài kiểm tra sức khỏe mà
các bà mẹ cần biết.

1. Kiểm tra răng miệng

Khái niệm: Đây là một bài kiểm tra vệ sinh nướu thông
thường của nha sĩ để giúp răng và nướu bạn khỏe mạnh,


tránh nhiễm trùng và bệnh tật khi mang thai.

Tác dụng: Bài kiểm tra này đo lường mức độ liên hệ giữa
răng và nướu cũng như bệnh viêm nướu.

Sự cần thiết: Phụ nữ mắc bệnh các chứng bệnh về nướu có
nguy cơ đẻ non cao gấp bảy lần.

Điều đó cũng có khả năng là bạn dễ bị viêm nướu, lợi hơn
khi đang mang thai hoặc dùng thuốc tránh thai. “Các hoc-


môn biến đổi trong thai kỳ làm cho nướu trở nên dễ viêm
nhiễm, dù chúng tôi không thực sự chắc chắn nguyên nhân”
– Kimberly Harms, nha sĩ kiêm tư vấn cho người tiêu dùng
của Hiệp hội Nha khoa Mỹ cho biết.

Kiểm tra định kỳ:

Bạn nên thực hiện bài kiểm tra này 2 lần/năm, tuy vậy một
số phụ nữ mang thai cần được khám bác sĩ 3 - 4 tháng/lần.
“Nếu nướu của bạn thường chảy máu, đó là một báo động
đỏ rằng bạn cần phải đi làm kiểm tra sớm”, nha sĩ Harm nói
thêm.

2. Xét nghiệm kích thích hocmoon tuyến giáp (TSH)

Khái niệm: Đây là một xét nghiệm máu kiểm định một
tuyến giáp “underactive” (suy giáp) và một tuyến giáp
“overactive” (cường giáp).

Tác dụng: Xét nghiệm này giúp kiểm tra mức hoc-môn
tuyến giáp của bạn có ở mức bình thường hay không.

Sự cần thiết: Bác sĩ nội khoa Dana Simpler của Trung tâm
Y khoa Mercy ở Baltimore cho biết: “Thời kỳ mang thai và
sau sinh có khuynh hướng dẫn đến những điều kiện trên
của tuyến giáp”. Những dạng nhẹ của bệnh về tuyến giáp
vẫn ảnh hưởng từ 5-10% phụ nữ.

Tình trạng này trở nên xấu hơn khi hơn một nửa số ca bệnh
về tuyến giáp không thể chẩn đoán. Cảm giác mệt mỏi, dễ

quên, tăng cân… những triệu chứng điển hình khi mới làm
mẹ là tất cả những dấu hiệu của sự suy giáp.

Ở điều kiện ngược lại, cường giáp thường được biểu hiện
qua một cuộc chạy đua tim mạch, khó ngủ, hoặc tụt cân,
những điều này có thể được thải hồi ra như lo lắng hoặc
căng thẳng.

Nếu bạn cố gắng sinh thêm con thì đây là một xét nghiệm
có tính quyết định. Rối loạn tuyến giáp có thể ngăn cản
rụng trứng và làm tăng nguy cơ sẩy thai hoặc sinh non. Nếu
bạn được chẩn đoán suy giáp, bạn sẽ được tiếp một phần
hoc-môn tổng hợp bổ sung cho sinh lực; còn nếu là cường
giáp thì được điều trị bằng I-ốt phóng xạ để giảm bớt sự sản
xuất hoc - môn tuyến giáp.

Kiểm tra định kỳ: Mỗi năm một lần.

3. Kiểm tra máu toàn diện (CBC)

Khái niệm: Đây là một xét nghiệm máu để đánh giá chất
lượng hoạt động của tủy và hệ thống miễn dịch.|

Tác dụng: Đo lường lượng bạch cầu bởi vì nếu ở các mức
độ cao sẽ là nguy cơ của một bệnh nhiễm trùng. Huyết cầu
tố nếu nằm ở những mức thấp là biểu hiện sự thiếu máu.
Còn những tiểu cầu nếu ở mức độ thấp cho biết bạn gặp rắc
rối trong việc đông máu.

Sự cần thiết: Bạn hẳn đã một thời gian lao lực sau khi sinh

con và dễ bị thiếu máu.“Tuần vừa rồi, tôi gặp một người
mẹ luôn mệt mỏi và thở dốc sau hàng mấy tháng trời sau
khi sinh con " - bác sĩ nội khoa Shari Midoneck, thuộc
Trung tâm sức khỏe phụ nữ Iris Cantor ở thành phố New
York, kể. “Tôi đã tiến hành vài xét nghiệm máu, và kết quả
là cố ấy bị thiếu máu trầm trọng. Tôi cho cô ấy uống bổ
sung sắt ngay lập tức, một tuần sau cô ấy cho biết, không
thể tin được rằng mình đã cảm thấy khá hơn rất nhiều”.

Kiểm tra định kỳ: Mỗi năm một lần.

4. Kiểm tra huyết áp và nồng độ cholesterol

Khái niệm: Đây là hai xét nghiệm đánh giá sức khỏe trái
tim và nguy cơ mắc bệnh tim của bạn.

Tác dụng: Kiểm tra huyết áp bằng dải băng quấn vào cánh
tay để đo lường độ mạnh lưu thông máu khi đập vào thành
động mạch. Xét nghiệm cholesterol (chất béo gây xơ cứng
động mạch) để đo cholesterol có lợi và cholesterol có hại
và chất béo trung tính trong máu.

Sự cần thiết: “Các bà mẹ thường nghĩ rằng bệnh tim xuất
hiện khi lớn tuổi, nhưng nghiên cứu cho thấy bạn có thể
gặp nguy hiểm ngay ở những năm hai mươi trừ khi bạn có
một lối sống lành mạnh bao gồm cả chế độ ăn uống tốt, thể
dục và không hút thuốc.” Nieca Goldberg, M.D, giám đốc
trung tâm chăm sóc tim phụ nữ tại bệnh viện Lenox Hill ở
thành phố New York phát biểu.


Huyết áp dưới 120/80 là lý tưởng, tuy vậy đừng hoảng sợ
khi huyết áp của bạn hơi cao hơn. Những sự thay đổi lối
sống đơn giản thường có thể hạ bớt huyết áp. Lượng
cholesterol có hại của bạn nên ở dưới mức 130 và lượng
Cholesterol có lợi là trên 50.

Kiểm tra định kỳ: Huyết áp nên được kiểm tra thường niên.
Đánh giá nồng độ cholesterol nên bắt đầu từ năm 20 tuổi và
lặp lại năm năm một lần, những bạn sẽ cần kiểm tra thường
xuyên hơn nếu huyết áp tăng.

Nhận biết mình đang có nguy cơ bệnh tim? Hãy hỏi bác sĩ
xem bạn có phải thực hiện một xét nghiệm CRP hay không.
Đây là xét nghiệm nhằm đo mức độ của một chất do gan
tạo ra, có thể gây tổn thương mạch máu, gia tăng nguy cơ
bệnh tim hoặc nhồi máu cơ tim. “Tôi khuyến khích làm xét
nghiệm này ở phụ nữ ngoài ba mươi tuổi và chứa hai hoặc
nhiều hơn các nhân tố gây ra nguy cơ bệnh tim, chẳng hạn
như lượng cholesterol cao, thừa cân và lịch sử bệnh tim từ
gia đình”, bác sĩ Midoneck, phát biểu.

5. Mẫu xét nghiệm Pap

Khái niệm: Đây là hình thức dùng một miếng gạc kiểm tra
để phát hiện những thay đổi của bệnh ung thư và tiền ung
thư trong trong cổ tử cung. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu
phòng thí nghiệm phân tích mẫu xét nghiệm Pap của bạn để
kiểm tra virút papilloma (u nhú papilom) ở người nhiễm
HPV - một loại virút lây nhiễm qua đường sinh dục phổ
biến.


Những biến thể nhất định của HPV khi để sót lại không
kiểm tra có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung theo thời gian.

Sự cần thiết: Nếu bạn đã kết hôn không có nghĩa rằng bạn
không có hoặc không thể có khả năng mắc HPV hoặc ung
thư cổ tử cung. “Bạn và chồng bạn có thể nhiễm virút từ
trước đó trong cuộc sống, nhưng nó có thể không xuất hiện
trên mẫu xét nghiệm Pap trong suốt nhiều năm” , Holly
Nath, M.D, phó giáo sư Khoa sản và phụ khoa tại Trung
tâm Y học Trường đại học New York, phát biểu.

Nếu các kết quả lặp lại bất thường, phòng thí nghiệm có thể
tiến hành một xét nghiệm HPV. Nếu mẫu xét nghiệm Pap
là bất thường, bác sĩ có thể làm sinh thiết những vùng khả
nghi trên cổ tử cung của bạn để ngăn chặn và kiểm soát
những tế bào tiền ung thư.

Kiểm tra định kỳ: Nếu bạn có mẫu xét nghiệm Pap bình
thường với kết quả gần như nhau trong vòng ba năm và
quan hệ một vợ một chồng, bạn chỉ cần làm xét nghiệm này
ba năm một lần. Nhưng nếu bạn vừa có một mẫu xét
nghiệm Pap bất thường, theo Trường Cao đẳng Mỹ (đào
tạo) bác sĩ sản khoa và bác sĩ phụ khoa, bạn sẽ cần phải làm
xét nghiệm mỗi ba đến sáu tháng một lần.

6. Kiểm tra da liễu

Khái niệm: Đây là một cuộc kiểm tra trực quan trên da do
bác sĩ hoặc bác sĩ da liễu thực hiện để kiểm tra các dấu hiệu

của bệnh ung thư da.

Sự cần thiết: Theo Viện Da liễu Mỹ, u hắc sắc tố ác tính là
chứng ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ từ 25 - 29 tuổi. “Phụ
nữ cũng đã có kinh nghiệm nhiều về thay đổi màu da suốt
trong và sau thời kì mang thai. Đa số chúng hoàn toàn vô
hại, nhưng vẫn có đôi điều bạn nhất định cần để bác sĩ xem
xét”, Lisa Corum, M.D, một bác sĩ gia đình có phòng khám
tại Rock Hill, Nam Carolina cho biết.

Bác sĩ sẽ làm sinh thiết bất cứ nốt ruồi hoặc lấy một mẩu
mô nhỏ tách rời khỏi một bộ phận cơ thể và chuyển cho
phòng thí nghiệm để kiểm tra những dấu hiệu bất thường.

Kiểm tra định kỳ: Mỗi năm một lần.

7. Kiểm tra sự lượng đường huyết trong ăn kiêng

Khái niệm: Đây là một bài xét nghiệm bệnh tiểu đường

Tác dụng: Đo lượng đường trong máu sau 8 giờ ăn kiêng.

Đối tượng cần đo: Những phụ nữ tiền sử trong gia đình có
người mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao, hoặc thừa cân
(bao gồm cả những người tích lũy cân nặng trong hoặc sau
quá trình mang thai) được chẩn đoán đến 50 phần trăm khả
năng phát triển thành tiểu đường tuýp II khi lớn tuổi.

Nếu bạn bị chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, hầu hết bệnh
có thể được kiểm soát qua chế độ kết hợp ăn kiêng, thể dục

và nếu cần thiết, sẽ tiêm thêm insulin.

Kiểm tra định kỳ: Đa số phụ nữ nên được xét nghiệm vào
tuổi 40 mỗi năm một hoặc hai lần về sau. Nhưng nếu bạn
gặp bất kì nhân tố nguy hiểm nào, hầu hết các bác sĩ sẽ
khuyến cáo bạn xét nghiệm từ tuổi 30. Nếu bạn là một
người bị mắc bệnh tiểu đường, hãy hỏi bác sĩ về xét nghiệm
máu gọi là A1C, đo tỉ lệ đường gắn với các tế bào hồng cầu
trong máu. Nếu mức A1C của bạn cao hơn 7%, nguy cơ
bạn gặp những biến chứng từ bệnh tiểu đường là rất cao.

8. Đo mật độ khoáng trong xương

Khái niệm: Đây là một xét nghiệm để kiểm tra bạn có bị
bệnh loãng xương không?, một bệnh có ảnh hưởng đến
khoảng 8 triệu phụ nữ Mỹ mỗi năm và xảy ra khi xương trở
nên mỏng và yếu.

Tác dụng: Đo mật độ khoáng của xương, người ta sử dụng
máy gọi là hấp thu kế photon năng lượng kép hay DEXA.

Đối tượng cần được kiểm tra: Thông thường, xét nghiệm
này không được khuyến cáo cho đến khi một người phụ nữ
đến tuổi mãn kinh. Nhưng bạn nên yêu cầu bác sĩ làm scan
(quét) xương đường gốc lúc 35 tuổi nếu tiền sử gia đình có
người mắc bệnh loãng xương, đang dùng thuốc chữa bệnh
về tuyến giáp, hoặc dùng steroid (một chất hữu cơ được sản
sinh trong cơ thể bao gồm vitamin và các hoc-môn để chữa
trị bệnh suyễn hoặc thậm chí là bệnh chàm bội nhiễm. “Tất
cả những dược phẩm này làm gia tăng sự mất mát xương”,

Melba Ovalle, M.D, giám đốc của trung tâm nghiên cứu
Loãng xương Mỹ ở Chicago và Orlando cho biết.

Vấn đề này cũng có thể được phức hợp từ việc hình thành
sữa mẹ. Nếu bạn không có đủ canxi suốt quá trình này, cơ
thể bạn sẽ lấy canxi từ xương để cung cấp cho bé. Nếu kết
quả scan của bạn cho thấy những đoạn xương bị vát mỏng
đi, bác sĩ sẽ khuyên bạn áp dụng các mức biện pháp phòng
chống từ những bài luyện tập mang vác vật nặng cho đến
việc sử dụng Fosamax một loại thuốc giúp bổ sung can -xi
và ngăn ngừa tổn thương xương.

Kiểm tra định kỳ: Phụ thuộc vào kết quả xét nghiệm của
bạn. Nếu bạn không có dấu hiệu loãng xương, bạn không
cần phải khám trở lại cho đến thời kỳ mãn kinh.

×