Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA BỆNH GIÃN PHẾ QUẢN (Kỳ 2) pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.33 KB, 5 trang )

ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA BỆNH GIÃN PHẾ QUẢN
(Kỳ 2)
IV. Phân loại:
1. Theo vị trí :
+ Giãn phế quản lan tràn.
+ Giãn phế quản cục bộ.
2. Theo hình ảnh phế quản giãn trên phim chụp phế quản:
+ Giãn phế quản hình trụ (hay gặp).
+ Giãn phế quản hình túi hay hình kén (ít gặp hơn).
3. Theo nguyên nhân:
+ Giãn phế quản mắc phải.
+ Giãn phế quản bẩm sinh.
V. Triệu chứng lâm sàng:
Biểu hiện lâm sàng phụ thuộc vào thời gian mắc bệnh,diện rộng và
mức độ giãn của phế quản.
1. Triệu chứng toàn thân:
+ Sốt: bệnh nhân chỉ sốt ở giai đoạn ứ đọng mủ và đờm trong
phế quản do không khạc ra được.Nhiệt độ thường khoảng 38
0
C,ít khi đến 39-
40
0
C.Ngoài những đợt này thì bệnh nhân có thể không sốt.
+ Toàn trạng: thường gầy yếu,mệt mỏi,rức đầu,chán ăn.Ơ trẻ
em thường thấy chậm lớn,chậm dậy thì,lồng ngực bên tổn thương bé hơn bên
lành,cân nặng và chiều cao đều kém so với trẻ cùng tuổi bình thường.
+ Dấu hiệu “ngón tay dùi trống” và “móng tay hình mặt kính
đồng hồ”: dấu hiệu này có thể gặp ở khoảng 1/3 số bệnh nhân bị bệnh giãn phế
quản.Thường gặp ở những bệnh nhân bị bệnh lâu ngày,toàn trạng nặng,có các rối
loạn về chức năng hô hấp và tim mạch.
2. Triệu chứng ở cơ quan hô hấp:


+ Ho ra đờm: đây là triệu chứng nổi bật nhất của bệnh.Thường
ho về sáng vào những đợt bội nhiễm do có nhiều đờm mủ ứ đọng trong phế quản
giãn.Số lượng đờm thường nhiều (100-300 ml,có khi nhiều hơn).Đờm thường có
màu vàng ngà,có khi trắng,đôi khi có màu xanh và thường có mùi hôi.Nếu cho
đờm vào ống nghiệm và để lắng sau 6 giờ thì sẽ thấy chúng chia thành 2 phần: mủ
ở dưới và dịch giãi ở trên,khi bệnh nhân đang ở giai đoạn bội nhiễm nặng thì phần
dịch giãi ở trên đặc và có lẫn mủ.Những trường hợp ho nhiều đờm còn được gọi là
loại giãn phế quản “thể ướt”.
+ Ho ra máu:khoảng 20-50% bệnh nhân giãn phế quản có ho ra
máu.Những trường hợp ho ra máu mà không có đờm được gọi là loại giãn phế
quản “thể khô”,trước đây loại này thường bị nhầm với lao phổi.Số lượng máu ho
ra thường ít nhưng có biệt có trường hợp ra máu khá nhiều (500 ml).Một số bệnh
nhân ho ra máu lẫn đờm,nhất là vào những đợt bị bội nhiễm.
+ Đau tức ngực,khó thở: khoảng 50-70% bệnh nhân có triệu
chứng đau tức ngực và 20% có triệu chứng khó thở.Các triệu chứng này thường
xuất hiện trong những đợt bội nhiễm nặng.
+ Nghe phổi: khoảng 1/2 số bệnh nhân nghe thấy có nhiều ran
ẩm ở phổi,có khi có một số ran khô và giảm tiếng rì rào phế nang ở khu vực có
giãn phế quản.Nếu có xẹp phổi thì thấy có hội chứng đông đặc co kéo tương ứng
với vùng phổi xẹp.
VI. Triệu chứng cận lâm sàng:
1. Xét nghiệm X.quang:
Xét nghiệm X.quang có giá trị rất lớn trong chẩn đoán bệnh giãn
phế quản.
+ Chụp X.quang ngực thường: có thể thấy các biểu hiện như
- Rốn phổi đậm.
- Các nhánh phế quản đậm do viêm quanh phế quản.
- Tại vùng giãn phế quản thường thấy có hình mờ không
đều.Có khi thấy những hình tròn sáng nhỏ,đường kính khoảng 1-2 cm giống như
một trùm nho ở đáy phổi,đôi khi còn thấy cả hình mức hơi mức nước ở các túi nhỏ

đó.
- Đôi khi có thể thấy hình xẹp phổi hoặc dày dính màng
phổi.
- Có khoảng 10% các trường hợp không thấy có hình gì
đặc biệt trên phim X.quang chụp thường.
+ Chụp phế quản cản quang:
- Phải chụp khi đã hết đợt nhiễm khuẩn,mỗi lần chỉ chụp
một bên phổi,nên dùng thuốc cản quang tan trong nước vì thuốc cản quang tan
trong dầu thường đọng lại lâu ngày ở phế nang.
- Chụp phế quản cản quang cho phép xác định vị trí và
hình thái giãn phế quản.Từ chỗ phế quản giãn không còn thấy sự phân chia của
phế quản nữa.
- Các số liệu thống kê qua chụp phế quản cản quang cho
thấy:
* 85% bị giãn phế quản ở thuỳ dưới, 60% bị giãn ở
phổi trái, 15% ở phổi phải và 25% ở cả hai bên.Giãn phế quản do lao thường bị ở
thuỳ trên.
* 35% bị giãn phế quản hình trụ, 10% giãn hình túi
và 35% giãn phối hợp cả hình trụ và hình túi.Giãn phế quản “thể khô” thường là
loại giãn phế quản hình trụ.

×