Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

GIÃN PHẾ QUẢN (Kỳ 2) pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.62 KB, 5 trang )

GIÃN PHẾ QUẢN
(Kỳ 2)
IV. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
1. Triệu chứng chức năng:
a. Khạc đàm: Gặp 80% trường hợp giãn phế quản.
- Thời điểm: nhiều nhất vào buổi sáng, đôi khi rải đều trong ngày.
- Lượng: thay đổi tùy theo từng bệnh nhân, thường là nhiều, khoảng từ 20-
100 ml/ngày, hay có thể nhiều hơn trong đợt cấp; tuy nhiên có những thể khô,
không khạc đàm.
- Mùi vị: lạt, mùi thạch cao, đôi khi có mùi hôi; nếu để lắng sẽ có 4 lớp từ
trên xuống dưới là: đàm bọt, đàm thành dịch nhầy trong, đàm mũi nhầy, đàm mủ
đặc.
- Phân tích: ít có vì nhiễm trùng thường kèm theo.
b. Ho: Là triệu chứng thường kèm theo khạc đàm.
c. Ho ra máu: Quan trọng, gặp trong 8% trường hợp, có thể kèm theo đàm
hay đôi khi đơn độc.
Ho ra máu có thể dưới hình thức tia máu màu đỏ hơn là đen chứng tỏ có đợt
viêm hay ho ra máu có số lượng nhiều hơn màu đỏ chói tương ứng với sự chảy
máu hệ thống được xem như biến chứng.
d. Khó thở: Ít gặp, mặc dù một số giãn phế quản chỉ được chẩn đoán ở giai
đoạn suy hô hấp mạn.
2. Những biểu hiện khác:
a. Những nhiễm trùng phổi-phế quản cấp tái phát nhiều lần: Với sốt vừa
38-38,5°C, có 2 đặc điểm đó là vị trí nhiễm trùng cố định gợi ý có bất thường bên
dưới, tổng trạng thường không thay đổi.
b. Tràn dịch màng phổi thanh dịch - sợi hơn là mủ.
3. Khám lâm sàng:
a. Hỏi bệnh:
Chính xác những tình huống phát hiện bệnh, thời gian bị bệnh; trên thực tế,
thường không chính xác, có thể trong thời kỳ thiếu niên bệnh nhân bị bệnh ho gà
hay sởi nặng. Hỏi bệnh để biết tính chu kỳ đa tiết phế quản, tần suất những đợt bội


nhiễm nhất là vào mùa đông và liên quan đến những nhiễm trùng mũi - họng
(viêm mũi, viêm xoang, viêm amiđan); hỏi bệnh để biết đến tiền sử cá nhân và gia
đình, hút thuốc lá và nghề nghiệp hiện tại và quá khứ.
b. Khám thực thể:
- Khám phổi: có thể bình thường ngoài đợt cấp, có thể phát hiện ran ngáy,
ran rít, ran ẩm to hạt. Khi bị bội nhiễm có thể nghe được ran nổ khô hay ran nổ ướt
nhỏ hạt hay hội chứng tràn dịch màng phổi.
- Ngón tay hình dùi trống.
- Trong những thể tiến triển, có hai biến chứng nặng đó là suy hô hấp mạn
và tâm phế mạn.
V. CẬN LÂM SÀNG
1. Đàm:
a. Tế bào: Có nhiều tế bào biểu mô phế quản, có nhiều bạch cầu đa nhân
trung tính thoái hóa và chất nhầy, không có sợi đàn hồi.
b. Vi trùng: hay gặp nhất là Haemophilus influenza và phế cầu, ngoài ra có
thể gặp vi trùng gram âm như Pseudomonas aeruginosa; vi trùng kỵ khí; ngoài ra
phải tìm BK.
2. Phim phổi:
a. Phim chuẩn:
Thường có hình mờ dạng lưới đi từ rốn đến cơ hoành; đôi khi có hình ảnh
mờ một cách có hệ thống nhiều nhất ở thùy giữa và thùy dưới phổi; đôi khi có
hình ảnh “hoa hồng nhỏ” giống như những kén khí chồng lên nhau, có thể có hình
ảnh mức nước-khí trong giai đoạn ứ mủ.
b. Chụp cắt lớp tỉ trọng:
Cho phép phát hiện dễ dàng phần lớn các giãn phế quản thể hình trụ. Hiện
nay trong thực tế ít chụp nhuộm phế quản; chụp cắt lớp tỉ trọng giúp chẩn đoán
chính xác nhất là ở những bệnh nhân bị suy hô hấp mạn.
3. Thăm dò chức năng hô hấp:
a. Đo chức năng hô hấp: cho thấy có sự kết hợp cả hai hội chứng hạn chế
và tắc nghẽn.

b. Khí máu: Chỉ rối loạn trong thể nặng tức là trong giãn phế quản có suy
hô hấp mạn và tâm phế mạn, có thể có PaO
2
giảm, PaCO
2
tăng, SaO
2
giảm.
4. Thăm dò phế quản:
a. Nội soi phế quản: Để xác định những phế quản bị viêm, đồng thời có thể
lấy mủ để khảo sát vi trùng.
b. Chụp nhuộm phế quản: Ít sử dụng từ khi có chụp cắt lớp tỉ trọng, tuy
nhiên vẫn cần thiết trước khi quyết định phẫu thuật; chụp nhuộm phế quản cho
thấy các loại giãn phế quản sau đây:
- Hình trụ hay gặp nhất.
- Hình tĩnh mạch trướng hay hình tràng hạt.
- Hình bóng hay túi.
- Thường có sự phối hợp nhiều loại giãn phế quản.
- Cũng gặp nhiều loại điển hình như cây chết không có phân nhánh tiểu phế
quản - phế nang, những phế quản bị xẹp lại trong một đoạn bị xẹp phổi.
- Vị trí: những phế quản thường bị thương tổn nằm giữa phế quản phân
nhánh thứ 4 và thứ 8. Trong những thể lan tỏa, bệnh trội ở những thùy dưới (đoạn
cạnh tim, đoạn tận đáy), thùy giữa và thùy dưới. Ngoài ra có những thể khu trú
một bên hay hai bên.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×