Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Điều trị ngoại khoa các bệnh tim (Kỳ 6) pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.02 KB, 5 trang )

Điều trị ngoại khoa các bệnh tim
(Kỳ 6)
3.3.2 Các bệnh tim bẩm sinh có tím phổi đậm :
Nhóm này gồm các bệnh :
· Đổi chỗ động mạch chủ và động mạch phổi : động mạch phổi sinh ra
từ thất trái, động mạch chủ sinh ra từ thất phải.
· Thất phải hai đường ra : cả động mạch chủ và đm phổi đều sinh ra ở
thất phải , thất trái teo nhỏ và thông với thất phải bằng lỗ thông liên thất to.
· Thất trái hai đường ra : cả động mạch chủ và động mạch phổi đều
sinh ra từ thất trái , thất phải teo nhỏ và thông với thât trái bằng lỗ thông liên thất
to.
· Chỉ có một tâm thất .
· Thân chung động mạch.
· Rối loạn sinh lý bệnh nhóm này nặng nề vì máu đm bị trộn máu tĩnh
mạch từ buồng tim phải sang và do quá nhiều máu lên phổi dẫn đến tăng áp lực
phổi nặng nề làm bệnh nhân chết vì phù phổi cấp, hoặc tăng sức cản của mao
mạch phổi làm mất khả năng trao đổi khí của phổi. Bệnh nhân thương chết trong
năm đầu tiên của cuộc đời nếu như không được điều trị.
Nhóm này cũng có hai phương pháp điều trị : phẫu thuật tạm thời và phẫu
thuật triệt để .
3.2.2.1 Phẫu thuật tạm thời.
+ Nếu áp lực phổi tăng cao gây phù phổi :phẫu thuật đánh đai thân động
mạch phổi làm hẹp bớt đường động mạch phổi để giảm bớt máu lên phổi.
+ Nếu các dị tật này có kèm theo động mạch phổi gây thiếu oxy thì tiến
hành các phẫu thuật tạm thời như trong bệnh tim –phổi sáng.
+ Trong dị tật đổi chỗ động mach chủ và động mạch phổi ; phẫu thuật cắt
vách liên nhĩ( phẫu thuật Blalock – Hanlon) hoặc mở rộng lỗ thông liên nhĩ bằng
bóng thông tim (kỹ thuật Rashkin) để đưa máu từ nhĩ trái sang nhĩ phải xuống thất
phải và vào động mạch chủ cung cấp o xy cho cơ thể
3.2.2.2 Phẫu thuật triệt để .
Nhằm tạo lại tuần hoàn theo nguyên tắc sinh lý.


+ Đổi chỗ động mạch chủ và động mạch phổi.
· Phục hồi sinh lý ở tâm nhĩ : đưa máu của hai tĩnh mạch chủ chảy về
nhĩ trái và đưa máu các tĩnh mạch phổi về nhĩ phải( phẫu thuật Mustard và phẫu
thuật seining)
· Phục hồi sinh lý ở tâm thất : nếu như đổi chỗ hai động mạch có kèm
theo thông liên thât sẽ lợi dụng lỗ thông liên thất để làm đường hầm đưa máu thất
trái lên động mạch chủ và nối động mạch phổi vào thất phải.
· Phục hồi sinh lý ở gốc động mạch : chuyển lại động mạch chủ về lỗ
đmộng mạch phổi và lỗ động mạch phổi về lỗ động mạch chủ.
+ Thất phải 2 đường ra :
Tuỳ theo vị trí của lỗ thông liên thất mà tạo đường hầm thất phải- động
mạch phổi hoặc thất trái- động mạch chủ để tách riêng luồng máu thất phải chỉ
lên động mạch phổi và thất trái chỉ lên đđộng mạch chủ ( phẫu thuật Rastelli )
+ Các dị tật khác
Tuỳ từng trường hợp cụ thể mà đóng van ba lá và nối tiểu nhĩ phải lên động
mạch phổi bằng ống dacron có đặt van nhân tạo bên trong hoặc phẫu thuật Rastelli
dựa trên nguyên tắc chung là đưa dòng máu tĩnh mạch lên phổi và máu từ nhĩ trái
lên động mạch chủ.
Kết quả của những trường hợp nầy còn hạn chế và vì vậy có những xu
hướng ghép tim hoặc ghép cả khối tin và phổi khi sức cản mao mạch phổi quá cao.
4. Các khối u tim
U nguyên phát ở tim rất hiếm (u xơ, u mạch máu, u cơ) và loại u nhầy là
thường gặp nhất (chiếm trên 50% các loại u ở tim). U có cuống từ vách liên nhĩ
phát triển ra u nhầy thường ở tâm nhĩ trái. Chất toạ u gồm chất toạ keo, sợi chun.
U phát triển và ảnh hưởng tới van nhĩ thất nếu u ở nhĩ trái, bệnh nhân có dấu hiệu
giống như hẹp lỗ van hai lá với đặc điểm là không thể nằm nghiêng sang traí được.
Nếu u ở nhĩ phải sẽ làm chèn ép và ứ trệ máu tĩnh mạch củacác tạng trong bụng. U
long ra mãnh nhỏ có thể gây tắc mạch ngoại vi và nếu tụt xuống sẽ lấp van nhĩ
thất, bệnh nhân chết đột tử. Chẩn đoán xác định dựa trên kết quả của siêu âm.
Điều trị ngoại khoa là cắt bỏ khối u dưới hỗ trợ của tuần hoàn ngoài cơ thể.

5. Ghép tim
Ghép tim được Barnard làm thành công năm 1960 ở Nam Phi và hiện nay
được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới. Chỉ định dùng cho những bệnh cơ tim
không hồi phục và hiện nay áp dụng cho lứa tuổi trẻ có những dị tật tim phức tạp
dẫn đến tăng sức cản tuần hoàn cố định ở phổi. Kỹ thuật ghép tim tương đối đơn
giãn: dưới tuần hoàn ngoài cơ thể, hạ nhiệt độ, quả tim được cắt ngang phần tâm
nhĩ và hai góc động mạch chủ, động mạch phổi. Quả tim ghép vào nối ở nhĩ trái
vách liên nhĩ, nhĩ phải và hai động mạch chủ và phổi. Phẩu thuật ghép tim thành
công trước hết phải có một tổ chức đồng bộ từ khâu lấy tim ở tử thi (khi có các
dấu hiệu não không hồi phục trên điện não đồ), bảo quản và vận dụng tới nơi
ghép. Kết quả của ghép tim phụ thuọc vào vấn đề miễn dịch loại trừ,các nghiên
cứu dùng tim nhân tạo được tiến hành và có triển vọng thành công trong thế kỹ 21.

×