Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.21 KB, 4 trang )
ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA HẸP VAN HAI LÁ
(Kỳ 3)
IV. Sinh lý bệnh:
1.Ap lực nhĩ trái cao:
Mức độ cao của áp lực trong nhĩ trái phụ thuộc vào mức độ hẹp
của van hai lá,cung lượng tim và nhịp tim.Cao áp nhĩ trái dẫn tới cao áp tĩnh mạch
và mao mạch phổi,ứ máu phổi và giảm khả năng đàn hồi của phổi,kết quả dẫn tới
giảm khả năng trao đổi khí trong phổi.
Khi lỗ van hai lá hẹp lại chỉ còn dưới 1/2 diện tích bình thường
thì tuy người bệnh có thể chưa có biểu hiện lâm sàng rõ rệt nhưng máu chỉ có thể
chảy qua được lỗ van hẹp từ nhĩ xuống thất bởi một chênh áp nhĩ thất tương đối
cao.Nói một cách khác,sự duy trì của cung lượng máu khi đi qua một lỗ van hẹp
được quyết định bởi sự gia tăng áp lực trong nhĩ trái khi so sánh với áp lực trong
thất trái ở thì tâm trương.Hiệu số của áp lực tâm trương giữa nhĩ trái và thất trái
được gọi là sự chênh áp (Gradient) hai lá.
Khi nhịp tim tăng lên,thì tâm trương bị rút ngắn lại,chênh áp hai
lá càng cao,có khi tới 10-30 mmHg (trong khi ở người bình thường chênh áp này
không quá 1 mmHg).
2.Cung lượng tim giảm:
Do lỗ van hai lá bị hẹp nên lượng máu xuống thất trái giảm,dẫn
tới cung lượng tim bị giảm cả khi nghỉ ngơi lẫn khi gắng sức.Để khắc phục hiện
tượng này,cơ thể sẽ tăng cường hiệu suất sử dụng oxy máu trong tổ chức (bình
thường hiệu số oxy máu động mạch và tĩnh mạch là khoảng 4 thể tích,trong hẹp
van hai lá,hiệu số này lên tới 5-9 thể tích).
3.Tăng sức cản của mạch máu phổi:
Mức độ cao của áp lực động mạch phổi phụ thuộc vào áp lực
của mao mạch phổi,nhất là vào sức cản của tiểu động mạch phổi.Rối loạn huyết
động này bắt nguồn từ sự thay đổi cấu trúc của thành mạch và là một cơ chế bảo
vệ cho phổi khỏi bị phù phổi cấp.Quan niệm này đã được xác minh bởi việc ít khi
xảy ra phù phổi cấp trên những bệnh nhân có áp lực động mạch phổi cao đồng thời
có tăng sức cản tiểu động mạch phổi do sự thay đổi cấu trúc của thành các tiểu