Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA U TRUNG THẤT (Kỳ 1) pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.6 KB, 5 trang )

ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA U TRUNG THẤT
(Kỳ 1)
I. ĐẠI CƯƠNG
U trung thất bao gồm các khối u nguyên phát hoặc thứ phát, ác tính
hoặc lành tính phát sinh ở vùng trung thất, có thể gặp ở mọi lứa tuổi với nhiều
nguyên nhân khác nhau .
U trung thất chiếm 90% các vấn đề bệnh lý trung thất, phần lớn là
các u ác tính .
Trung thất là một khoang chật chội chứa nhiều cơ quan khác nhau, do
đó hội chứng trung thất là dấu hiệu chèn ép các cơ quan trong đó :
+ Đường thở : Khí, phế quản .
+ ống tiêu hoá : Thực quản .
+ Thần kinh : Giao cảm, quặt ngược, hoành dây X
+ Mạch máu : Tĩnh mạch (chủ trên, chủ đưới, phổi, đơn), động mạch
phổi .
+ ống ngực : Tuỳ theo vị trí của khối u mà có triệu chứng lâm sàng
khác nhau, có thể có khối u rất nhỏ mà chèn ép nặng, ngược lại có trường hợp khối
u to mà chèn ép không nhiều như trường hợp u lành tính hay u lao xơ nhiễm .
Trên lâm sàng có hội chứng trung thất không nhất thiết đều do u
trung thất như trong tràn dịch trung thất, viêm trung thất,
II. LÂM SÀNG :
Triệu chứng của u trung thất thay đổi theo vị trí, độ lớn và tính chất
của khối u mà có các dấu hiệu khác nhau sau :
2.1. Dấu hiệu hô hấp : Ho, khái huyết, thở rít ở thì thở vào, đau ngực
nhưng nổi bật nhất là khó thở, thở khò khè .
2.2. Dấu hiệu về tiêu hoá : Có thể khó nuốt, nấc liên tục do chèn ép
thực quản .
2.3.Dấu hiệu về thần kinh :
- Hội chứng Claude-Bernard Horner : Co đồng tử, hẹp mi mắt,
sụp mi và bừng đỏ nửa mặt do chèn ép thần kinh giao cảm .
- Khàn tiếng khó phát âm: do chèn ép thần kinh quặt ngược trái


- Hội chứng Pancoast-Tobias : do chèn ép đám rối thần kinh
cánh tay.
- Liệt vòm hoành do chèn ép thần kinh hoành .
- Rối loạn hô hấp, cao huyết áp, chảy nước dãi do chèn ép thần
kinh phế vị .
2.4. Dấu hiệu chèn ép tĩnh mạch :
- Hội chứngtĩnh mạch chủ trên: phù mi mắt, phù mặt, cổ, phù
áo khoác, đầy hố trên đòn .
- Tuần hoàn bàng hệ trước ngực: Giãn mao mạch dưới da, giãn
tĩnh mạch cổ, giãn tĩnh mạch thái dương, tĩnh mạch đáy lưỡi, tăng áp lực tĩnh
mạch chi trên. Tím tái, nhức đầu, ngủ gà ngủ gật .
- Hội chứng tĩmh mạch chủ dưới: Gan to, cổ chướng, phù chi
dưới nhưng thường ít gặp.
Nếu chèn ép ở trên tĩnh mạch đơn đổ vào tĩnh mạch chủ trên thì
có tuần hoàn bàng hệ thành ngực. ít gặp chèn ép vào tĩnh mạch và động mạch
phổi.
2.5. Dấu hiệu chèn ép ống ngực:
ít gặp, nếu có chèn ép thì có một hội chứng gồm có tràn dưỡng
chấp lồng ngực, cổ chướng dịch dưỡng chấp, phù từ chi dưới đến chi trên.
2.6. Dấu hiệu thành ngực:
- Sưng vồng tại một vị trí của lồng ngực.
- Sưng vồng vùng xương ức, vùng trên hoặc dưới xương đòn.
2.7. Dấu hiệu toàn thân:
- Hạch vùng cổ, trên xương đòn, thường do di căn.
- Hội chứng Pierre-Marie(Ngón tay dùi trống móng tay mặt
kính đồng hồ, dày cốt mạc đầu chi, đau các khớp bàn chân, cổ tay, bàn tay)
III. CHẨN ĐOÁN :
- Thường dựa vào dấu hiệu chèn ẻp trung thất như đã trình bày
ở trên. Tuỳ theo vị trí giải phẩu và độ lớn của khối u mà các triệu chứngtrên thay
đổi theo từng trường hợp.

- Dựa vào hình ảnh Xquang thẳng nghiêng và cắt lớp ở một số
trường hợp có khi phải chụp thêm cắt lớp có bơm hơi.
- Ngoài ra người ta có thể chụp xạ nhấp nháy để phát hiện u
tuyến giáp .
- Chụp cắt lớp tỉ trọng tổn thương(Tomodensitometrie) giúp
cho phân biệt u mạch máu, kén nước với u mỡ, u đặc.
- Phương pháp soi trung thất cho phép thăm dò trung thất trước
trên đến tận chổ phân chia của khí phế quản .
Ngoài ra người ta có thể tiến hành các phương pháp(tuỳ theo trường
hợp) như sau:
+ Sinh thiết hạch cơ bậc thang(thủ thuật Daniels)
+ Chọc hút sinh thiết tế bào để chẩn đoán .
+ Soi phế quản .
Soi thực quản.

×