Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA U TRUNG THẤT (Kỳ 3) potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.03 KB, 5 trang )

ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA U TRUNG THẤT
(Kỳ 3)

6.2.3. Kén có nguồn gốc phế quản:
Những u có nguồn gốc về phôi thai từ phổi xuống cuống
phổi(cơ quan hô hấp nói chung) chiếm 10% cacs u trung thất, thường ở ngã ba
khí- phếquản. Trong một thời gian dài không xuất hiện triệu chứng gì đặc biệt. Khi
u ở ngã ba khí-phế quản hoặc ở cách xa nhưng lan đến vùng đó thì bệnh nhân ho,
có khi khạc ra máu, nhịp tim nhanh. Trường hợp u vỡ vào phế quản làm cho bệnh
nhân ho rất nhiều, có triệu chứng nhiễm khuẩn, khạc ra mủ hoặc chất hoại tử. Trên
Xquang thấy một bóng mờ tròn, đều đặn, đồng nhất, đậm, bờ rõ ràng, thường ở
trung thất giữa, không di động khi nuốt. Cần cắt bỏ càng sớm càng tốt.
6.2.4. U quái và kén biểu bì:
Chiếm 25% số u trung thất, thường có tổ chức 3 lá của thời kỳ
phôi thai, dễ ung thư hoá gặp ở người trẻ tuổi(15-30 tuổi). Bệnh tiềm tàng, hội
chứng trung thất xuất hiện muộn, chẩn đoán chủ yếu nhờ vào Xquang
6.3. U thần kinh ở trung thất:
+U phát sinh từ những thành phần thần kinh trong lồng ngực
+Hầu hết nằm ở rãnh sống sườn và ở trung thất sau.
+Thường từ hạch giao cảm, từ rễ tuỷ sống, ít khi từ thần kinh
phế vị hoặc dây hoành hay đám rối thần kinh.
+ Chia các loại(theo tổn thương giải phẩu bệnh):
- U soan: Hay gặp và lành nhất(do sự phát triển của tế bào soan
thần kinh) không thực sự là u thần kinh.
- U thần kinh chính thức.
- U xơ thần kinh: Là sự phát triển của sợi liên kết và dây thần
kinh, loại này thường gặp .
- U hạch giao cảm, nằm tiềm tàng ở trung thất, khi có triệu
chứng là lúc u đã xâm lấn vào cơ quan ở trung thất.
6.4. U từ tổ chức liên kết của trung thất:
Gồm nhiều loại khác nhau:


+ U mỡ và u mỡ sacom: ít gặp, xuất hiện khi cơ thể phát phì,
hay nằm ở tầng dưới của trung thất.
+ U xơ và u xơ sacom: ít gặp.
+ U cơ và u cơ sacom.
+ U sụn và u sụn sacom.
Các loại u này phát triển chậm, sau mổ qua sinh thiết mới chẩn đoán
được chính xác .
6.5. Các u do ký sinh trùng ở trung thất:
Như bọc nước do Echinocoque, trong quá trình di chuyển ấu trùng
Echinocoque hay dừng lại ở gan, phổi và trung thất sau đó thành bọc nước
Echinocoque(loại này ít gặp ở ta).
6.6. Các u hạch ở trung thất:
Có 5 nhóm hạch ở trung thất: nhóm trước, sau và bên khí quản,
nhóm của rốn phổi phải và trái, nhóm ngã ba khí-phế quản.
6.6.1. Các u hạch nguyên phát: Thường là các Lymphósacom
chiếm khoảng50-60% các bệnh lý về hạch trung thất, và 5-10% các bệnh lý về
sacom hạchcủa cơ thể nói chung. Về lâm sàng có hội chứng chèn ép trung thất
trước trên(triệu chứng hô hấp, triệu chứng chèn ép tĩnh mạch chủ trên, rối loạn
phát âm), có khi có thêm tràn dịch màng phổi. Trên Xquang có hình mờ, bờ có khi
rõ rệt nhiều hình cung hoặc hình thẳng.
6.6.2. Các u hạch di căn: (hay gặp) thường là di căn của ung thư phế
quản tế bào nhỏ, ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư vú, ung thư đại tràng.
Khi có di căn hạch trung thất thì thường tình trạng đã nặng khả năng điều trị hạn
chế.
6.6.3. Các u hạch do viêm: Có thể do lao xơ nhiễm hoặc các bệnh
viêm phổi-phế quản, bệnh nấm, bệnh bụi phổi.
VII. ĐIỀU TRỊ :
U trung thất thường phát triển lặng lẽ, ít khi phát hiện sớm, khi phát
hiện được thường bệnh đã nặng. Về điều trị nói chung cần phẩu thuật sớm. Chiến
thuật chung của điều trị phải kết hợp: Phẩu thuật + hoá chất+tia xạ.

7.1. Điều kiện chỉ định phẩu thuật: Bệnh nhân không quá già, thể
trạng tốt.
7.2. Mục đích phẩu thuật:
+ Cắt bỏ u.
+ Giải phóng chèn ép.
7.3. Vô cảm: Trong phẩu thuật u trung thất chủ yếu phải dùng biện
pháp vô cảm: Gây mê nội khí quản. Những trường hợp u tuyến ức, trong nhược cơ
thì thuận lợi hơn là biện pháp châm tê, kết hợp nội khí quản hỗ trợ.
7.4. Đường mổ vào trung thất:
Thông thường sử dụng đường mổ mở đôi trung thất một phần
hoặc toần thể. Ngoài ra có thể sử dụng đường mở ngực trước bên, bên phải nếu u
phát triển sang phải. Hoặc đường mở ngực trước bên, bên trái nếu u phát triển
sang trái.
7.5. Thủ thuật đối với u: Cắt bỏ hoàn toàn là tốt nhất, tuy nhiên ,
nếu không cắt bỏ được hoàn toàn thì phải giải phóng được sự chèn ép các tạng
trong trung thất. Sau thủ thuật, trước khi đóng ngực phải dẫn lưu trung thất.
7.6. Những biện pháp điều trị hỗ trợ:
Phẩu thuật là biện pháp điều trị cơ bản nhất, triệt để nhất, tuy
nhiên, cần phải điều trị hỗ trợ bằng các biện pháp nội khoa khác như: Tia xạ, hoá
chất, miễn dịch học và các biện pháp đông nam y kết hợp.
Tia xạ và hoá chất đều phải dựa vào bản chất tế bào học của khối
u để có chỉ định thích hợp .

×