Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

MỘT SỐ BỆNH TIM MẮC PHẢI (Kỳ 1) ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.09 KB, 5 trang )

MỘT SỐ BỆNH TIM MẮC PHẢI
(Kỳ 1)
I. Hở van hai lá
1. Đại cương:
Hở van hai lá là một trong những bệnh van tim mắc phải hay gặp.
Nguyên nhân của bệnh có thể là: thấp tim, viêm nội tâm mạc do vi khuẩn, biến
chứng đứt cột cơ tim sau nhồi máu cơ tim, giãn quá mức thất trái trong các bệnh lý
khác nhau, sau chấn thương tim
2. Sinh lý bệnh:
+ Lượng máu phụt ngược lên nhĩ trái mỗi lần thất trái bóp sẽ làm
tăng áp nhĩ trái, từ đó dẫn tới tăng áp động mạch phổi và suy tim phải.
+ Tăng áp nhĩ trái cũng sẽ làm tăng thể tích đầy thất trái trong thì tâm
trương, đồng thời thất trái còn phải tăng nhịp bóp để bù lại lượng máu không vào
được động mạch chủ, do đó thất trái sẽ nhanh chóng bị suy.
3. Triệu chứng chẩn đoán:
+ Khó thở khi gắng sức ở các mức độ khác nhau.
+ Nghe tim: có tiếng thổi tâm thu ở mỏm tim lan ra nách trái.
+ X.quang:
- Hình nhĩ trái to, thất trái phì đại, nhiều khi thấy tim to toàn bộ. Có khi
thấy được cả hình vôi hoá của van hai lá hoặc của vòng van hai lá.
- Hình phổi ứ máu: rốn phổi đậm, phù gian kẽ phổi, có dịch màng phổi
+ Điện tim: dày nhĩ trái, dày thất trái, dày thất phải, thường có rung
nhĩ.
+ Siêu âm: hình giãn và phì đại thất trái. Siêu âm Doppler thấy rõ
dòng máu phụt ngược từ thất trái lên nhĩ trái trong thì tâm thu.
4. Điều trị ngoại khoa:
a) Chỉ định:
Cần chỉ định phẫu thuật cho mọi trường hợp Hở van hai lá bắt đầu có các
triệu chứng suy thất trái. Nếu để suy thất trái quá lâu, các tổn thương đã thành thực
thể thì can thiệp phẫu thuật sẽ không có kết quả.
b) Các phương pháp phẫu thuật:


Phải mổ dưới tuần hoàn nhân tạo ( dùng tim phổi máy). Có các
phương pháp mổ chính sau:
+ Các phương pháp tạo hình van hai lá:
- Khâu hẹp vòng van lại dựa trên một vòng có kích thước cố định sẵn
( vòng Carpentier)
- Sửa lại chỗ hở của van hai lá bằng cách khâu hẹp bớt các mép van
lại (phương pháp Wooler ).
+ Phẫu thuật thay van:
- Chỉ định cho các trường hợp Hở van hai lá có suy thất trái nặng.
- Tiến hành mổ cắt bỏ các cánh van và dây chằng van hai lá, thay bằng van
khác làm bằng chất liệu nhân tạo (chất dẻo hoặc kim loại) hoặc thay bằng van tim
lấy từ động vật (xenograft) hoặc từ người chết (homograft).
II. Hẹp van ba lá:
1. Đại cương:
Hẹp van ba lá là bệnh ít gặp. Thường gặp kết hợp với Hẹp van hai lá do
thấp tim. Ngoài ra có thể gặp hẹp van ba lá do tắc bởi cục nghẽn hay trong viêm
nội tâm mạc nhiễm khuẩn…
2. Triệu chứng chẩn đoán:
+ Các triệu chứng suy tim phải: tĩnh mạch cổ nổi, gan to, cổ trướng, phù
ngoại vi
+ Nghe tim: tiếng rùng tâm trương ở bờ trái xương ức, tăng lên trong thì
thở vào.
+ Điện tim: rung nhĩ hoặc phì đại nhĩ phải.
+ X.quang: hình nhĩ phải giãn rộng lồi ra khỏi bờ phải xương ức.
+ Siêu âm:
- Van hai lá xơ dày, giảm di động.
- Siêu âm Doppler: xác định được mức độ nặng của chênh áp van ba lá (độ
chênh áp lực giữa nhĩ phải và thất phải trong thì tâm trương).
3. Điều trị ngoại khoa:
+ Chỉ định: nên chỉ định điều trị ngoại khoa cho các trường hợp hẹp

van ba lá mức độ trung bình, đã có biểu hiện các triệu chứng suy tim phải hoặc các
đợt rung nhĩ, nhất là khi có kết hợp với bệnh lý của các van tim khác (van hai lá,
van động mạch chủ…) cần điều trị bằng phẫu thuật.
+ Phương pháp phẫu thuật: phải mổ dưới tim phổi nhân tạo.
- Phẫu thuật tạo hình van ba lá: cắt tách mép các lá van dính để mở
rộng lỗ van ba lá dùng khi van ba lá bị hẹp do dính các mép van.
- Phẫu thuật thay van ba lá: cắt bỏ các lá van ba lá và thay bằng van
cơ học (làm bằng vật liệu nhân tạo như chất dẻo hay kim loại) hoặc van sinh học
(van lấy từ động vật hay từ người chết).
Các phẫu thuật trên thường được tiến hành đồng thời với phẫu thuật
điều trị các bệnh của van hai lá hay van động mạch chủ.

×