Aspect Ratio(AR)
Pixel AR :
XviD theo mặc định sẽ giữ tỉ lệ pixel là 1:1(ngang x dọc) để đảm bảo tương
thích.Điều đó có nghĩa là pixel mặc định của XviD sẽ là hình vuông.Ta cũng có thể
chỉnh pixel AR tương ứng với tỷ lệ của file gốc.
Display AR :có thể hiểu đây là tỷ lệ khung hình,hay tỉ lệ giữa chiều dài và chiều
rộng.
Ở một số codec,chiều dài phải chia hết cho một số nhất định nào đó,chiều rộng
cũng vậy,ví dụ như trong DivX6,chiều dài phải chia hết cho 4-chiều rộng phải chia
hết cho 2,ở 3ivx chiều dài và chiều rộng phải chia hết cho 2.Chiều dài x chiều rộng
của XviD encode không bị giới hạn bởi bất kỳ điều kiện nào cả.Nhưng một lời
khuyên chung cho mp4 là bạn nên để chiều dài và chiều rộng chia hết cho 16 để
chắc chắn quá trình giải mã không gặp vấn đề rắc rối(có thể dẫn tới không thể giải
mã nổi file).Nếu không hài lòng với việc chọn Pixel AR,bạn có thể sử dụng tùy
chọn này.Nhưng hãy nhớ chỉ chọn tỉ lệ khi bạn hiểu rõ khung hình mình thu được
trông sẽ ra sao.Trong quá trình encode mp4 của mình,tôi thường đặt phần AR này
ở cấu hình mặc định và kết quả thu được là rất tốt mà không cần bận tâm gì cả.
Nhấn OK để quay trở ra màn hình chính,bây giờ là lúc xem xét hình thức encode.
Encoding Type
Bạn cần quyết định mình sẽ chọn loại mã hóa nào.Sau đây là các trường hợp
thường thấy:
-Bạn có ít thời gian chạy máy tính,máy tính của bạn không có tốc độ tốt lắm cho
việc encode video,bạn chỉ cần những file mp4 có chất lượng tạm chấp nhận
được…vậy thì bạn rất thích hợp để chọn Single pass.Đặc điểm của single pass là
bạn chỉ encode một lần,sau đó thu được kết quả ngay,và chất lượng thu được thì
không thể coi là tốt đặc biệt là ở bitrate thấp.
-Bạn có một chiếc máy tính với khả năng xử lý không tồi,bạn đặc biệt yêu thích
video chất lượng cao và sẵn sàng dành nhiều thời gian cho sở thích này,chắc chắn
bạn phải encode Twopass rồi.So với single pass thì loại encode này sẽ lấy đi của
bạn khoảng thời gian gần gấp đôi cho cùng một file encode,chất lượng thu được thì
rất tốt vì ngoài một bước dựng hình(pass 2) ta đã có thêm một bước phân tích(pass
1)
Vậy bình thường nên chọn type nào?dĩ nhiên tôi sẽ khuyên bạn luôn encode 2
pass,bởi vì bạn chỉ encode một lần thôi trong khi video đó bạn chắc chắn sẽ xem
nhiều hơn một lần,vì vậy đã làm thì phải đến nơi đến chốn.Nhưng hãy suy nghĩ lại
nếu bạn có một chiếc máy tính quá yếu.Tưởng tượng rằng processor của bạn có tốc
độ 500 Mhz và bạn chỉ có 64MB RAM,encode một bộ film dài khoảng 2 tiếng
chắc chắn sẽ ngốn của bạn khoảng 10 giờ/1pass,vậy là nếu bạn dùng 2 pass,bạn sẽ
mất cả ngày trời bật máy chạy liên tục mà không làm được gì cả ngoài việc chờ đợi
nó nén xong film(thật là cực hình)…
Tuy nhiên,hãy kiên nhẫn đọc đến phần cuối cùng,tôi sẽ mách cho bạn vài thủ thuật
để sự việc trở nên đơn giản hơn.
Cách setting cho các pass
Single pass
Không cần phải bận tâm về những setting với dạng encode này lắm,một khi ban đã
chọn single pass,không thể hy vọng sẽ thu được chất lượng cao trừ khi bạn nâng
bitrate lên đáng kể.
Chất lượng hình ảnh sẽ được quyết định qua Target bitrate hay Target Quantizer
Từ khi bắt đầu tới giờ,chúng ta đã nói nhiều về thuật ngữ Quantizer,vậy nó là
gì?Thực ra câu hỏi này rất khó trả lời ngắn gọn,nhất là khi để hiểu trọn vẹn nó cần
phải trải qua một khóa học căn bản khá dài.Nhưng hãy hiểu đơn giản rằng
Quantizer ở đây nghĩa là hệ số nén,hệ số nén càng cao-tất nhiên-file xuất ra sẽ càng
nhỏ và chất lượng sẽ càng giảm sút.Ngược lại,đối với hệ số nhỏ,chất lượng file
càng cao và kích thước cũng lớn hơn.Có 31 mức Quatizer trong XviD(từ 1 đến
31),chọn độ nén mà bạn muốn.Với tôi,encode 1 DVD dưới 2 giờ vào 1 CD thỉ
quantizer thường là từ 3 tới 5.Vấn đề bitrate thì có lẽ đã quá quen thuộc,chỉ cần
nhớ là tốt hơn cả nên đặt bitrate từ 700kbps trở lên(cũng không cần thiết đặt cao
quá-cho nhu cầu xem phim thông thường thì tới 2000kbps là đủ).
Dùng nút calc… để tính toán cụ thể hơn tùy từng trường hợp.Xin lưu ý là việc tính
toán kích thước file xuất ra ở single pass không hoàn toàn chính xác.
Twopass
XviD chỉ cung cấp cho người encode video 2 pass encode thay vì multiple pass
như một số codec khác cho quá trình encode video chất lượng cao.Thực sự thì
cũng chỉ cần tới 2 pass là chất lượng đã gần như hoàn thiện,3 pass sẽ thu được
thêm một chút hiệu quả nữa(chất lượng hơn+nén tốt hơn),còn từ sau 3 pass trở đi
thì xem ra không hiệu quả cao và tốn quá nhiều thời gian.Xu hướng phổ biến nhất
trên thế giới hiện nay là encode 2 pass và XviD team có lý khi chỉ đưa ra twopass
encode.(tuy vậy tôi sẽ thích XviD hơn nữa nếu codec này có multiple pass)
Twopass-1st pass
Đây là pass phân tích file video gốc nhập vào,không có tiến trình encode thành
mp4 có thể xem được,vì vậy không cần phải chọn thông số cho file video xuất.(1st
pass sẽ luôn sử dụng quantizer là 2).Những thông tin về các frame sẽ được 1st pass
ghi lại dưới một file log dạng txt và bạn có thể quyết định đường dẫn tới file này.
Không đánh dấu Full quality first pass ,nó không hề cải thiện chất lượng file ở 2nd
pass.
Đánh dấu Discard first pass,nếu không 1st pass sẽ ghi thêm một file mp4 vô dụng
và làm chậm quá trình encode.
Twopass 2nd pass
Lấy thông tin từ file log của 1st pass,tiến hành so sánh đồng thời encode file
video.Đối với phần thiết lập thông số cho file xuất,ta vẫn có Target bitrate như ở
Single pass nhưng Target Quantizer được thay bằng Target size.Lý do ta không thể
set hệ số nén được là vì hệ số này cũng phụ thuộc vào các phân tích ở 1st pass.
Ở cửa sổ nhập thêm tham biến cho 2nd pass,ta có thể chọn đường dẫn tới log file
do 1st pass tạo ra.
Intra-frames tuning là khung điều chỉnh I-frame.
-I-frame boost sẽ xác định I-frame sẽ được cung cấp thêm bao nhiêu phần trăm bit
so với tính toán ban đầu của quá trình chạy encode.Bình thường thì chỉ số này là
10%
-I-frames closer than…are reduced by… trái ngược với tùy chọn trên,dùng để
giảm bitrate cho I-frame.