Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

kế hoach việc làm mới(Hoa)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.78 KB, 2 trang )

KẾ HOẠCH VIỆC LÀM MỚI
Họ và tên: Lê Thị Thanh Hoa
Chức vụ: Giáo viên
Sinh hoạt tổ: 2
Đăng kí việc làm mới: Duy trì và nâng cao chất lượng học sinh giỏi các cấp
Việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi Tiểu học đã trở thành truyền thống, đã có
tác dụng định hướng khuyến khích giáo viên dạy tốt, học sinh học tốt.
Tất cả cán bộ, giáo viên cần được học tập và quán triệt để thông suốt chủ trương chính
sách của Đảng và Nhà nước về công tác bồi dưỡng nhân tài. Đồng thời cũng cần xây
dựng sự hiểu biết của các bậc phụ huynh học sinh về công tác bồi dưỡng nhân tài thông
qua các sinh hoạt chính trị, vận động tuyên truyền, tuyên dương thành tích.
I- MỤC TIÊU:
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là công tác mũi nhọn, là tiêu chí thi đua không thể
thiếu được trong mỗi nhà trường. Cùng với việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực thì
bồi dưỡng nhân tài là một công việc thường xuyên, liên tục mỗi nhà trường phải làm.
Mục tiêu chính của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là nâng cao hiệu quả giảng dạy của
giáo viên và học tập của học sinh, góp phần đào tạo những tài năng tương lai cho đất
nước.
II- NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
- Hệ thống hóa kiến thức
- Củng cố, ôn tập những kiến thức kĩ năng cơ bản
- Cung cấp một số nội dung nâng cao trong chương trình môn Tiếng Việt của bậc Tiểu
học.
1. Đặc điểm tình hình:
-Đội ngũ giáo viên có năng lực, nhiệt tình, có trách nhiệm.
-Học sinh tham gia đội tuyển môn Tiếng việt:
-Lớp 5: 3 em nữ: 2 em
-Lớp 4 học kì 2: 4 em
2. Tổ chức họp phụ huynh học sinh
-Phối hợp với giáo viên quan tâm đến các em như mua vở, sách nâng cao, chăm sóc sức
khỏe cho các em


-Kiểm tra thường xuyên việc học ở nhà, học theo nhóm
-Đưa đón các em đến nơi đến chốn đối với 2 em lớp 4b
3.Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho học sinh giỏi.
Việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho học sinh giỏi là khâu hết sức quan trọng, nó là
kim chỉ nam để hoạt động bồi dưỡng cho HSG đi đúng hướng theo chương trình. Trong
kế hoạch cần thể hiện rõ một số vấn đề như:
-Mục tiêu của kế hoạch.
- Thời gian thực hiện.
- Chương trình thể hiện.
- Nội dung bồi dưỡng.
- Các lực lượng giáo dục tham gia.
- Chỉ tiêu về số và chất lượng cần đạt.
Qua thực tế tiết học bồi dưỡng môn Tiếng việt phải bao gồm các bước cơ bản sau:
- Bước 1: Kiểm tra, nhận xét kết quả học tập ở nhà.
- Bước 2: Hệ thống hoá, mở rộng kiến thức đang học.
- Bước 3: Nâng cao kiến thức Tiếng việt cần bồi dưỡng cho học sinh.
- Bước 4: Tổng kết và giao nhiệm vụ học tập ở nhà.
4.Về phía giáo viên:
- Nhiệt huyết với công việc, có sức khỏe và phải yêu quý trẻ
-Đầu tư, nghiên cứu việc dạy bồi dưỡng.
-Kế hoạch, chương trình, thời gian dạy cụ thể sát với thực tế hiện nay.
5. Huy động cộng đồng tham gia công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
Kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi còn phụ thuộc rất nhiều vào các lực lượng giáo
dục trong xã hội. Vì vậy nhà trường cần có kế hoạch hoạt động để thu hút các lực lượng
này quan tâm tạo điều kiện và cùng tham gia vào công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Cụ
thể là :
+ Tạo niềm tin cho các bậc phụ huynh học sinh, các cấp lãnh đạo.
+ Tuyên truyền sâu rộng trong xã hội .
+ Tham mưu với các cấp chính quyền địa phương.
+ Thực hiện tốt việc dân chủ hoá trong nhà trường.

6. Tổ chức đánh giá và khen thưởng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
- Với học sinh: Những học sinh có thành tích cao trong đợt thi HSG các cấp sẽ
được tuyên dương và nhận phần thưởng xứng đáng với thành tích đạt được. Việc này
khích lệ rất lớn tới phong trào học tập trong nhà trường .
Với giáo viên: Những giáo viên có thành tích cao trong các đợt hội thi giáo viên
giỏi, các giáo viên có thành tích trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đều được nhận
những phần thưởng về vật chất và tinh thần tương xứng với công sức bỏ ra dành cho
công tác giáo dục. Đây là công việc cần thiết để đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt
học tốt” trong tập thể sư phạm nhà trường.
Người lập kế hoạch
Lê Thị Thanh hoa

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×