Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Báo cáo Tổng kết Dự án Kế hoạch việc làm cho người khuyết tật và nhóm người dễ bị tổn thương khác tại Quảng Ninh , Hòa Bình và Lâm Đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 12 trang )


Report Página - 1


Báo cáo Tổng kết
Dự án Kế hoạch việc làm cho người khuyết tật và nhóm người dễ bị tổn
thương khác tại Quảng Ninh, Hòa Bình và Lâm Đồng

Tổng quan về Dự án
Thời gian thực hiện : 1/2007-1/2010
Đơn vị thực hiện : Ban Công tác xã hội – Trung ương Hội Chữ thập
đỏ Việt Nam
Ngày báo cáo : 4/2/2010

1. Mục tiêu tổng quát
Tạo điều kiện thuận lợi cho việc hòa nhập về kinh tế- xã hội và việc làm
cho người khuyết tật (NKT) và các nhóm dễ bị tổn thương khác.
Những nhóm người hưởng lợi được lựa chọn
- NKT vận động còn khả năng lao động trong 3 tỉnh Quảng Ninh, Hòa Bình và
Lâm Đồng. Sau tuyển chọn đợt 1 và hoàn thành chu kỳ dạy nghề và các hỗ trợ
khác, Nhóm Dự án đã bổ sung một số người khuyết tật câm điếc. Tuy nhiên
những đối tượng này vẫn không được coi là đối tượng chính của Dự án mà chỉ
xét một số trường hợp cụ thể vì cán bộ dự án các cấp cũng như doanh nghiệp
tham gia Dự án không có kỹ năng phù hợp để hỗ trợ họ.
- Những người dân tộc thiểu số ở Hoà Bình và Lâm Đồng tham gia Dự án chủ
yếu là ngừoi dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình và người dân tộc Châu Mạ ở thị xã
Bảo Lộc và huyện Đạ Hoai
- Phụ nữ nghèo tỉnh Quảng Ninh.
- Có (37+9) cán bộ Dự án của Hội Chữ thập đỏ các cấp và các đơn vị thuộc Sở
Lao động TBXH tỉnh và huyện thị tham gia dự án cũng là đối tượng hưởng lợi.
Những tiêu chí lựa chọn người hưởng lợi:


- Trình độ học vấn: biết chữ hoặc tương đương bậc tiểu học.
- Tuổi. Từ 18 tuổi- 35 tuổi. Đợt hướng nghiệp và tuyển dụng đợt 1, độ tuổi được
tuyển dụng theo tiêu chí ban đầu, nhưng trong quá trình triển khai hoạt động,
nhóm cán bộ Dự án đánh giá số nguời hưởng lợi tiềm năng có thể tham gia dự
án đến độ tuổi 40. Vì vậy đã có sự điều chỉnh cho các đợt tuyển dụng đợt 2, đợt
3 .
- Tất cả những người được sơ tuyển đều là người chưa có việc làm, chưa có
nguồn thu nhập chính thức từ các công việc khác
- Có nguyện vọng thiết tha là có được việc làm.
Cách tiếp cận và quá trình can thiệp:

Report Página - 2
- Nâng cao năng lực cho đội ngũ tham gia thực hiện dự án ở cấp trung ương và
3 tỉnh Quảng Ninh, Hòa Bình, Lâm Đồng. a) đào tạo lí thuyết và thực hành thông
qua những khoá học phân tích thị trường, các kĩ thuật giám sát và đánh giá dự
án việc làm, hội thảo định hướng việc làm và trung gian lao động, v.v. b) Tăng
cường và thúc đẩy việc điều phối và hợp tác đa phương giữa Hội Chữ thập đỏ
chính quyền địa phương: Sở Lao động TB XH, Phòng Nội vụ Việc ở các huyện
thị, các doanh nghiệp và các nhà tuyển dụng; trong đó, đặc biệt là doanh nghiệp
tư nhân.
- Tất cả các khoá học và hội thảo đào tạo cho đội ngũ tham gia dự án của Hội
Chữ Thập đỏ Việt Nam đều có sự tham gia của cán bộ các Phòng Nội Vụ Việc
làm của mỗi huyện thị nhằm tạo thuận lợi cho việc liên kết giữa những bên liên
quan. Các hoạt động nâng cao năng lực được tổ chức với sự trợ giúp kĩ thuật
của Phòng Kế hoạch Việc làm của Trung ương Hội Chữ Thập đỏ Tây Ban Nha
và văn phòng đại diện của tổ chức này đặt tại Hà Nội, được thực hiện bởi các
giảng viên và chuyên gia bên ngoài. Những tài liệu phù hợp được biên soạn và
phát trong tất cả các hoạt động đào tạo có trong chương trình.
Một phương pháp làm việc quan trọng khác là hỗ trợ trang thiết bị và hạ
tầng cơ sở cần thiết để vận hành dự án hiệu quả. Dự án hỗ trợ trang thiết bị cho

các các cấp Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam bao gồm trang thiết bị văn phòng điện
thoại, máy tính, máy ảnh.
- Người hưởng lợi được lựa chọn dựa trên những tiêu chí nhất định và dựa nhu
cầu của thị trường.
Dự án đã tiến hành thực hiện phân tích tình hình kinh tế của thị trường lao
động tại 6 huyện thị : huyện Đông Triều, thị xã Cẩm Phả, Thành Phố Hòa Bình,
huyện Lương Sơn, thị xã Bảo Lộc và huyện Đạ Hoai của 3 tỉnh: Quảng Ninh,
Hòa Bình, Lâm Đồng để thu thập các thông tin chuẩn xác và mang tính kỹ thuật
về hoàn cảnh triển khai dự án. Trong phân tích này, dự án đặc biệt chú ý đến
các đặc điểm kinh tế xã hội của các nhóm hưởng lợi cũng như tiềm năng về đào
tạo, tuyển dụng mới của thị trường lao động và các doanh nghiệp tại các địa bàn
lựa chọn.
Sau khi hoàn thành bản phân tích thị trường, dự án đã tiến hành lên danh
sách và tuyển chọn những người hưởng lợi theo các tiêu chí đã được xác định
rõ ràng về mặt đặc điểm cá nhân và các điều kiện tối thiểu để tiếp cận kế hoạch
việc làm. Việc phân tích và điều tra về thị trường lao động được tiến hành trong
suốt quá trình triển khai dự án để phục vụ cho các đợt tuyển dụng và đào tạo
nghề cho những đợt tiếp theo của Dự án.
Từ những kết quả của bản phân tích thị trường lao động và đặc điểm của
người hưởng lợi được lựa chọn, dự án xây dựng kế hoạch việc làm dựa trên “lộ
trình hoà nhập cho từng cá nhân” (định hướng/hướng nghiệp, đào tạo và làm
trung gian, giám sát), với mục tiêu chính yếu là cải thiện khả năng lao động của
những người hưởng lợi và hỗ trợ họ đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.
Với trọng tâm hoà nhập lao động, các hoạt động được thực hiện với
những người hưởng lợi gồm có:
- Tư vấn/hướng nghiệp: Việc tư vấn/hướng nghiệp được bắt đầu với việc cung
cấp thông tin về việc làm và khích lệ người hưởng lợi quan tâm tới những việc
làm này. Về cơ bản, tư vấn/hướng nghiệp giúp đưa ra các lời khuyên cho cá

Report Página - 3

nhân để dựa trên đó họ xác định được mục tiêu nghề nghiệp cá nhân, thông tin
về các nguồn lực sẵn có để cá nhân đó đạt được mục tiêu về việc làm và đào
tạo để người đó có thể chủ động tìm việc.
Trong Kế hoạch việc làm toàn diện này, tùy vào mong muốn, khả năng làm
việc và quá trình của từng các nhân, dự án tạo điều kiện tiếp cận việc làm và tự
tạo việc làm. Dự án đã cung cấp thông tin về dịch vụ, các lời khuyên về kinh
doanh cho những ai có mong muốn tự kinh doanh nhỏ.

- Đào tạo nghề. Việc thiết kế đào tạo nghề đều tính đến nhu cầu và mong muốn
của người tham gia, cũng như những yêu cầu về tay nghề do thị trường lao
động quy định và những kỹ năng xã hội, cá nhân mà doanh nghiệp đòi hỏi với
người lao động.
Dự án đã nỗ lực kết nối với các doanh nghiệp trong quá trình thiết kế các
khoá học, và tổ chức và triển khai thực tập nghề và tuyển dụng lao động sau khi
kết thúc đào tạo nghề. Đối với những đối tượng đã có định hướng kinh doanh và
đã xác định được mục tiêu chuyên môn của mình là tự tạo công ăn việc làm, Dự
án đã cung cấp một khoá học chuyên về khởi sự kinh doanh nhỏ với sự hỗ trợ
kỹ thuật của các chuyên gia chuyên nghiệp trong lĩnh vực này.

- Làm trung gian việc làm: Cán bộ dự án thực hiện công việc thu thập những
thông tin tuyển dụng từ các doanh nghiệp mà phù hợp với mục tiêu việc làm của
người hưởng lợi tham gia dự án. Trong bước này, Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam
đã đóng vai trò “trung gian” giữa một bên là nhu cầu tìm việc và một bên là nhu
cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp.

- Các biện pháp bổ sung và hoàn thiện cho quá trình hoà nhập: người hưởng lợi
đã nhận được học bổng cho các khóa dạy nghề/nâng cao tay nghề và thực hành
tại các doanh nghiệp, hỗ trợ y tế-phẫu thuật chỉnh hình và những trợ giúp khác
(bao gồm: bộ công cụ phục vụ việc khởi sự kinh doanh và hỗ trợ cho việc nâng
cấp tiếp cận tại các doanh nghiệp và nơi làm việc để đảm bảo cho những NKT

dễ dàng tiếp cận hơn ( đường đi cho xe lăn, nhà vệ sinh )
Dự án tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức để tăng
cường hiểu biết về vấn đề bị cô lập về mặt xã hội và lao động của NKT và các
nhóm người dễ bị tổn thương: nâng cao nhận thức cho người khuyết tật và gia
đình của họ, cho doanh nghiệp và lãnh đạo chính quyền địa phương, cộng đồng
dân cư thông qua các hội thảo, chiến dịch truyền thông.
Đối với những vấn đề liên quan đến khó khăn cá nhân, các hoạt động đào
tạo kỹ năng chuẩn bị làm việc nhằm hỗ trợ người hưởng lợi có các kĩ năng xã
hội: tác phong làm việc tại doanh nghiệp. Dự án đã thực hiện việc nâng cao
năng lực chuyên môn thông qua đào tạo nghề mới hoặc tái đào tạo để nâng cao
khả năng chuyên môn và kỹ năng làm việc cho người hưởng lợi.
Mặt khác, hoạt động tư vấn/hướng nghiệp sẽ được hỗ trợ. Thông qua các
hoạt động này, người tham gia được cung cấp thông tin về thị trường lao động,

Report Página - 4
luật lao động, các kĩ năng tìm việc và chuẩn bị cho các bước tuyển chọn lao
động.
Các bên tham gia Dự án
Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội, ở cấp trung ương (Bộ LĐTBXH) và
cấp tỉnh (Sở LĐTBXH của 3 tỉnh ) là những đơn vị đã thể hiện mối quan tâm tới
những hoạt động nâng cao năng lực của dự án như tham gia các cuộc hội thảo
triển khai Dự án, các hội thảo nâng cao nhân thức cho doanh nghiệp và lãnh đạo
địa phương.
Ban điều phối quốc gia các hoạt động hỗ trợ người tàn tật (NCCD) NCCD
đã cung cấp những thông tin cần thiết và tuyên truyền những hoạt động của dự
án đến những bộ ban ngành có liên quan (thông qua những buổi họp 6 tháng
một lần của ban cố vấn bao gồm đại diện của tất cả các bộ có liên quan và kết
nối tổ chức các sự kiện truyền thông về người khuyết tật vào tháng 12 hàng năm
mà Dự án đã tham gia.
Phòng Thương Mại và công nghiệp Việt nam ( VCCI) : dự án đã mời một

số hướng dẫn viên cho các khoá đào tạo năng lực như tập huấn khởi sự doanh
nghiệp cho người hưởng lợi có nguyện vọng tự khởi sự kinh doanh nhỏ.
Cơ chế triển khai và điều phối các hoạt động
Hội Chữ Thập đỏ Tây Ban Nha và Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam cùng phối
hợp triển khai dự án này. Sự giúp về mặt kĩ thuật của một đại diện của Hội Chữ
Thập đỏ Tây Ban Nha thường trú tại Hà Nội và đội ngũ nhân viên địa phương
của Hội Chữ Thập đỏ Tây Ban Nha ở Việt Nam.
Dự án đã lập ra một ban Điều hành Dự án ở cấp trung ương bao gồm một
đại diện của Phó Chủ tịch Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam là Trưởng Ban ĐIỀU
HÀNH và đại diện của tất cả các ban chuyên môn liên quan đến dự án: Ban Tài
chính kế toán, Ban Đối ngoại phát triển, Ban Công tác xã hội.
Ở cấp trung ương, dự án thành lập nhóm cán bộ dự án nằm dưới quyền
chỉ đạo của Ban Công tác xã hội. Nhóm cán bộ này chịu trách nhiệm lên kế
hoạch, tổ chức và giám sát quá trình thực hiện, từ việc hoàn thành các hoạt
động và phân tích các kết quả đạt được cho tới kiểm soát tài chính và kế toán. Ở
cấp tỉnh, nhóm cán bộ dự án được thành lập dưới hình thức những nhóm kĩ
thuật nhỏ chịu trách nhiệm trực tiếp triển khai hoạt động dự án - 3 người/tỉnh hội,
và 4 người ở mỗi huyện thị gồm 2 người ở huyện và 2 ở xã.
Cơ chế giám sát, thông tin phản hồi và điều chỉnh
- Các buổi họp hàng quý của các đơn vị quản lí dự án cấp trung ương và
cấp tỉnh.
- Các cuộc họp hàng tháng của các nhóm cán bộ dự án của Hội Chữ Thập
đỏ Việt Nam ở tất cả các cấp (trung ương, tỉnh, quận và huyện).
- Các chuyến làm việc thực địa thường xuyên từ phía đội ngũ chịu trách
nhiệm của văn phòng Trung ương Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam và Văn phòng đại
diện Chữ Thập đỏ Tây Ban Nha tại Việt Nam.

Report Página - 5
Dự án đã thực hiện đánh giá độc lập giữa kì vào tháng 2 năm 2009 và cuối
kì ( dự kiến vào tháng 3/2010 ) để lấy cơ sở hoàn thiện thông tin về việc thực

hiện các hoạt động và kết quả như dự án đã đề ra.
1. Các mục tiêu và kết quả đạt được
1.2 Mục tiêu cụ thể
Tạo điều kiện thuận lợi về tiếp cận việc làm và tự tạo việc làm cho 800
người khuyết tật và dễ bị tổn thương tại 03 tỉnh Quảng Ninh, Hòa Bình, Lâm
Đồng.
Kết quả mong đợt 1- Hoạt động 1:
Hội thảo triển khai ( định hướng ) về Dự án được tổ chức tại Hà Nội cho
Lâm Đồng và Hòa Bình, tại Quảng Ninh cho tỉnh Quảng Ninh.
Có (11x 3) cán bộ của 3 tỉnh thành và 5 cán bộ của Trung ương; 6 cán bộ của
Sở LĐ TB XH và Phòng nội vụ Việc làm của 6 huyện thị đã tham dự và xây dựng
kế hoạch triển khai dự án.
KQMĐ1- Hoạt động 2:
Cung cấp trang thiết bị cho các văn phòng các cấp Hội Chữ thập đỏ Việt
nam: 02 máy tính xách tay, 04 máy bàn, 01 màn hình, 6 máy ảnh kỹ thuật số cho
các cấp từ Trung ương đến huyện thị Hội
KQMĐ 1- Hoạt động 3 + Hoạt đông 4
Rút kinh nghiệm từ dự án 18 tháng ( CAP) tại các tỉnh Hòa Bình, Ninh
Bình, Vĩnh Phúc, Lâm Đồng, Nhóm Dự án đã điều chỉnh không tổ chức tập huấn
TOT cho cán bộ tỉnh theo thiết kế dự án mà thiết kế thành một Tập huấn Phân
tích thị trường lao đông cho cán bộ Trung ương, tỉnh, huyện thị về kỹ năng và
công cụ điều tra thị trường lao động và viết báo cáo. Đồng thời, số cán bộ tham
gia tập huấn đi điều khảo sát trực tiếp và lấy số liệu thực tại địa phương để đảm
bảo cán bộ các cấp có kỹ năng thực tiễn và có một bản báo cáo Phân tích thị
trường đủ thông tin và chất lượng. Giảng viên do một đơn vị tư vấn chuyên
nghiệp bên ngoài cung cấp.
Tập huấn Phân tích Thị trường lao động cho cán bộ dự án của 33 cán bộ
Dự án của 3 tỉnh Hội và 6 huỵện thị: gồm 2 ngày huấn luyện kỹ năng và cung
cấp công cụ khảo sát thị trường lao động và 4 ngày đi thực địa: phỏng vẫn các
doanh nghiệp trong địa bàn huyện thị để tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng và đào tạo

nghề; các tổ chức như: HỘi Phụ nữ, Phòng Nội vụ việc làm của UBND huyện thì
để tìm hiểu về các chính sách, các dự án về đào tạo và việc làm đang triển khai
trên địa bàn; ngân hàng chính sách xã hội để tìm hiểu về các chính sách tài
chính và khả năng tiếp cận nguồn vốn vay; Ủy ban dân tộc miền núi về chính
sách cho ngừoi dân tộc thiểu số ở Hòa Bình và Lâm Đồng.
Kết quả là các tỉnh Hội đã có một bản báo cáo phân tích thị trường lao
động tại 2 huyện tham gia dự án và một bản báo cáo Phân tích thị trường chung
cho cả 3 tỉnh do Nhóm cán bộ Trung ương Hội tổng hợp. Bản báo cáo Phân tích

×