Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

dự án quy hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng đồng bằng sông cửu long đến năm 2010 và đinh hướng đến 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.78 MB, 107 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
DỰ ÁN
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CÁ TRA
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020
CHỦ ĐẦU TƯ TƯ VẤN THỰC HIỆN
CỤC NUÔI TRỒNG THỦY SẢN PHÂN VIỆN QUY HOẠCH
THỦY SẢN PHÍA NAM
- Tháng 9 năm 2008 -
1
PHẦN I
GIỚI THIỆU DỰ ÁN
1.1. BỐI CẢNH VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA DỰ ÁN
Đồng bằng sông Cửu long (ĐBSCL) có chiều dài bờ biển từ Long An đến Kiên Giang
(Giáp Campuchia-không tính các đảo) là 780 km; trong nội địa có một mạng lưới sông ngòi dày
đặc với 15 cửa sông lớn đổ ra biển; nguồn lợi thủy sản phong phú với nhiều thành phần giống
loài có giá trị kinh tế cao; lực lượng lao động dồi dào; nằm tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí
Minh là một trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước, đây là những lợi thế rất lớn để phát triển
ngành thủy sản, đặc biệt là lĩnh vực nuôi trồng thủy sản (NTTS).
Cá tra là đối tượng được nuôi tương đối phổ biến ở các tỉnh, thành trong vùng, đặc biệt
là các tỉnh nằm ven sông Tiền và sông Hậu. Sản lượng cá tra của ĐBSCL chiếm trên 95% sản
lượng cá da trơn của cả nước. Trong những năm qua, giá trị xuất khẩu cá tra có tốc độ tăng
trưởng khá cao và đóng góp rất lớn vào tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước (chỉ
đứng sau tôm sú).
Nuôi cá tra đã đạt được những thành tựu to lớn trong giai đoạn vừa qua, sản lượng và năng
suất không ngừng gia tăng, do áp dụng được kỹ thuật tiên tiến vào nuôi trồng; bên cạnh đó công
nghệ sản xuất giống đã hoàn thiện, do đó đã chủ động sản xuất giống cá tra cung cấp đủ cho nhu
cầu nuôi thương phẩm của vùng. Cá tra hiện nay chủ yếu được xuất khẩu ở dạng sản phẩm đông
lạnh, các mặt hàng cá tra chế biến của vùng ĐBSCL đã thâm nhập được nhiều thị trường trên thế
giới, trong đó có cả những thị trường đòi hỏi tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe như EU và Mỹ.


Bên cạnh những thành tựu đạt được, trong sản xuất vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro về dịch
bệnh, môi trường, thị trường. Hầu hết người dân phát triển nuôi cá tự phát, nuôi với mật độ quá
cao trong khi chưa có hệ thống cơ sở hạ tầng hỗ trợ (xử lý nước thải, chất thải,….) dẫn đến môi
trường trong và ngoài ao nuôi rất dễ bị ô nhiễm, dịch bệnh phát sinh, ảnh hưởng đến hiệu quả
sản xuất.
Công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động sản xuất của các cơ quan chức năng còn nhiều
bất cập; đội ngũ cán bộ chuyên môn chưa đủ về số lượng và chất lượng; hệ thống văn bản, quy
định chưa kịp thời, chưa rõ ràng, dẫn đến rất khó khăn trong việc triển khai thực hiện.
Mặc dù có thị trường tiêu thụ khá lớn, nhưng giá cả thị trường lên xuống bấp bênh, hầu
hết người nuôi bị động về giá bán (năm cao, năm thấp thất thường), chưa yên tâm đầu tư vào
sản xuất.
Trước bối cảnh đó, tháng 12 năm 2002 Ban chỉ đạo Chương trình phát triển xuất khẩu
thủy sản-Bộ Thủy sản (trước đây) đã xây dựng dự thảo “Dự án Quy hoạch phát triển sản xuất
và tiêu thụ cá tra tra, ba sa vùng Đồng bằng sông Cửu long đến năm 2010”; phạm vi nghiên cứu
gồm 6 tỉnh: An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang, Long An; đến thời điểm
hiện nay một số chỉ tiêu trong quy hoạch không còn phù hợp. Mặt khác đến năm 2004 địa giới
hành chính cũng có sự thay đổi, tỉnh Cần Thơ chia thành 2 đơn vị hành chính: Thành phố Cần
Thơ và tỉnh Hậu Giang.
Đến năm 2007, nuôi cá tra đã phát triển mạnh ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong vùng
ĐBSCL, sản lượng đã vượt 1 triệu tấn/năm. Với mục đích khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn
tiềm năng, bố trí sản xuất hợp lý dựa trên cơ sở khoa học và điều kiện tự nhiên kinh tế-xã hội của
từng vùng, khu vực; giảm các rủi ro về môi trường, dịch bệnh và thị trường trong sản xuất; hạn chế
xung đột giữa hoạt động của các ngành kinh tế; hướng tới sản xuất ổn đinh, bền vững; ngày 03
tháng 11 năm 2005, Bộ trưởng Bộ Thủy sản đã ký Quyết định số: 1269/QĐ-BTS, phê duyệt đề
cương và dự toán kinh phí lập dự án Bổ sung, hoàn chỉnh Quy hoạch sản xuất và tiêu thụ cá
tra, cá ba sa vùng ĐBSCL (13 tỉnh) đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Đơn vị tư vấn
là Phân viện Quy hoạch thủy sản phía Nam (Điều 1, khoản 4 của QĐ 1269).
2
1.2. MỤC TIÊU DỰ ÁN
- Đánh giá đúng các nguồn lực, hiện trạng sản xuất cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long,

phân tích điểm mạnh điểm yếu; thời cơ, nguy cơ và thách thức. Xây dựng các mục tiêu phát triển
đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 trên cơ sở khoa học, phù hợp với điều kiện tự nhiên và
nhu cầu phát triển chung cho toàn vùng và cả nước.
- Xây dựng được các phương án phát triển nuôi cá tra đến các năm 2010, 2015 và 2020 dựa
trên những phân tích, đánh giá các yếu tố chủ quan, khách quan tác động đến sự phát triển và các giải
pháp có tính khả thi để thực hiện được các phương án quy hoạch phát triển ổn định và bền vững.
1.3. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ NGHIÊN CỨU
1.3.1. Phương pháp tiếp cận
- Tiếp cận logic có hệ thống là phương pháp tiếp cận chủ đạo.
- Tiếp cận cùng tham gia của các bên liên quan.
- Tiếp cận đa cấp.
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu
Rà soát, hoàn chỉnh quy hoạch được xây dựng theo phương pháp tiếp cận logic có hệ
thống trong điều tra tổng hợp và xây dựng mục tiêu; sử dụng các phương pháp phối hợp liên
ngành; phương pháp chuyên gia (tham kiến ở diện hẹp và diện rộng); phương pháp thu thập số
liệu, thông tin theo bảng hỏi cấu trúc; ứng dụng phần mềm Map Info trong xây dựng bản đồ.
Dựa vào các cơ quan chức năng từ Trung ương đến cấp tỉnh để thu thập các tài liệu về
điều kiện tự nhiên bao gồm đặc điểm thời tiết khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng, chế độ thủy văn,
tài nguyên nước mặt và nước ngầm, chất lượng môi trường nước, các loại bản đồ.
Các số liệu liên quan đến hiện trạng kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng vùng dự án được thu
thập thông qua các số liệu chính thức được xuất bản.
Các tài liệu thu thập mang tính pháp lý được nghiên cứu, xử lý và tổng hợp theo hệ
thống bảng biểu phục vụ cho việc đánh giá hiện trạng và rà soát, điều chỉnh quy hoạch.
Kết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện trạng phát triển cá tra
giai đoạn 1997-7/2008.
Làm việc với UBND tỉnh, Sở Thủy Sản, Sở NN&PTNT các tỉnh ĐBSCL thẩm định số
liệu đã được điều tra thu thập.
Tiến hành hội thảo cấp vùng nhằm thu thập các ý kiến đóng góp của các ngành liên
quan ở cấp TW, địa phương về đánh giá điều kiện tự nhiên, hiện trạng quỹ đất và mặt nước,
kinh tế xã hội, hiện trạng nghề nuôi cá tra, năng lực chế biến và tiêu thụ sản phẩm, định hướng

và các phương án quy hoạch.
1.4. PHẠM VI, NHIỆM VỤ VÀ SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN
1.4.1. Phạm vi dự án: Toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long với 13 tỉnh, thành bao gồm An
Giang, Đồng Tháp, Tp. Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc
Trăng, Long An, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau.
Phân tích hiện trạng sản xuất giai đoạn 1997-7/2008; Quy hoạch đến năm 2010, định
hướng đến năm 2020; các giai đoạn 2008-2010, 2011-2015 và 2016-2020.
1.4.2. Nhiệm vụ chính của dự án
1) Đánh giá các yếu tố và điều kiện phát triển và hiện trạng sản xuất, quản lý và tiêu thụ
của nghề nuôi cá tra vùng ĐBSCL giai đoạn 1997-2007 và 7 tháng đầu năm 2008.
3
2) Xây dựng hệ thống bản đồ hiện trạng.
3) Dự báo các điều kiện và ngưỡng phát triển theo hướng bền vững cho nghề nuôi cá tra
vùng ĐBSCL.
4) Xây dựng các quan điểm, định hướng, mục tiêu và các phương án phát triển .
5) Quy hoạch phân bố lực lượng sản xuất.
6) Xây dựng các giải pháp thực hiện quy hoạch.
7) Xây dựng hệ thống bản đồ quy hoạch.
1.4.3. Sản phẩm dự án
- Báo cáo chính và báo cáo tóm tắt: Bổ sung, hoàn chỉnh quy hoạch sản xuất và tiêu thụ
cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
- Bản đồ:
(1) Bản đồ hiện trạng nuôi cá tra toàn vùng ĐBSCL đến tháng 7/2008 tỷ lệ 1: 250.000 chuẩn
VN 2000.
(2) Bản đồ quy hoạch nuôi cá tra toàn vùng ĐBSCL đến năm 2015 và định hướng đến năm
2020, tỷ lệ 1: 250.000 (chuẩn VN 2000).
(3) Các loại bản đồ kèm theo báo cáo (hành chính, thổ nhưỡng, lũ lụt, thủy triều ) khổ A4.
(4) Bản đồ hiện trạng và quy hoạch cá tra cho toàn vùng khổ A3.
(5) Bản đồ hiện trạng và quy hoạch cho 09 tỉnh có nuôi cá tra khổ A3.
4

PHẦN II
ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN TÁC ĐỘNG ĐẾN
PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ TRA VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
2.1. ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ YẾU TỐ CƠ BẢN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TÁC ĐỘNG
ĐẾN PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ TRA VÙNG ĐBSCL
2.1.1. Khí tượng thủy văn
a). Khí hậu
(1). Chế độ nhiệt: ĐBSCL nằm trong vùng nhiệt đới Bắc bán cầu, cận xích đạo, mang
tính chất nhiệt đới gió mùa, mặt khác lại là vùng đồng bằng ven biển nên khí hậu trong vùng có
sự pha trộn khí hậu hải dương với nền nhiệt độ cao và lượng mưa hàng năm dồi dào. Chênh
lệch nhiệt độ các tháng trong năm, giữa ban ngày và ban đêm không lớn, nhiệt độ tăng khoảng
0,5
0
C/30 năm. Tổng nhiệt độ trung bình năm của vùng 9.500-10.000
0
C.
(2). Chế độ bức xạ trung bình 110-170Kcal/cm
2
/năm. Số giờ chiếu sáng cao và phân
bố tương đối đồng đều trong năm đây là điều kiện rất thuận lợi cho hoạt động sản xuất của các
ngành kinh tế nói chung và NTTS nói riêng.
(3). Độ ẩm không khí trung bình dao động từ 83-88% có xu hướng tăng dần từ Đông
sang Tây và từ Bắc xuống Nam, tuy nhiên sự chênh lệnh này không lớn.
(4). Lượng mưa tập trong mùa mưa chiếm khoảng 90% lượng mưa của cả năm, góp
phần thau chua, rửa mặn rất tốt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến
tháng 4 năm sau.
(5). Chế độ bốc hơi đạt 1.000-1.400mm/năm, thấp hơn lượng mưa có tác dụng tốt trong
giữ ẩm đất; tuy nhiên còn phụ thuộc tính phân mùa mưa, khô rõ rệt trong vùng.
(6). Chế độ gió, giông, bão: Là vùng ít bão, gió Tây Nam thịnh hành vào mùa mưa và
gió Đông Bắc thịnh hành vào mùa khô. Có nhiều giông, xuất hiện từ tháng 4 -11 trong năm.

Trung bình một năm có 100 -140 ngày giông.
b). Chế độ thủy văn
(1). Hệ thống sông rạch
Chế độ thủy văn của Đồng bằng sông Cửu Long chịu sự chi phối hoàn toàn của sông
Mê kông. Sông Mê Kông bắt nguồn từ Trung Quốc, đi qua 5 nước trước khi chảy vào Việt Nam
rồi đổ ra Biển Đông; Sông Mê Kông thuộc địa phận Việt Nam được gọi là sông Cửu Long. Từ
Phnom Penh (Cam-Pu-Chia), nó chia thành 2 nhánh: bên phải là sông Bassac (sang Việt Nam
gọi là Hậu Giang hay sông Hậu) và bên trái là Mê Kông (sang Việt Nam gọi là Tiền Giang hay
sông Tiền), cả hai con sông này đều chảy vào khu vực Đồng bằng châu thổ rộng lớn ở Nam Bộ
Việt Nam với chiều dài khoảng 220-250 km.
Hệ thống sông Cửu Long gồm nhiều con sông lớn nhỏ như sau:
• Sông Hậu chảy qua tỉnh An Giang (Châu Đốc, Long Xuyên), làm ranh giới tự nhiên
giữa các tỉnh Đồng Tháp và Cần Thơ, Vĩnh Long và Cần Thơ, Hậu Giang và Vĩnh
Long, Trà Vinh và Sóc Trăng và đổ ra biển trước đây theo ba cửa: cửa Định An, cửa
Ba Thắc, cửa Trần Đề. Khoảng thập niên 70 cửa Ba Thắc bị bồi lấp nên ngày nay sông
Hậu chỉ còn hai cửa. Đoạn rộng nhất của sông Hậu nằm ở huyện Cầu Kè (Trà Vinh) và
huyện Long Phú (Sóc Trăng) khoảng gần 4 km.
• Sông Tiền có lòng sông rộng với nhiều cù lao ở giữa dòng, chảy qua các huyện Tân
Châu (An Giang), Hồng Ngự và Cao Lãnh (Đồng Tháp), các tỉnh Vĩnh Long, Trà
5
Vinh, Bến Tre. Đến huyện Cai Lậy (Tiền Giang) sông Tiền chia thành bốn sông đổ ra
biển qua sáu cửa:
 Sông Mỹ Tho: dài khoảng 45km, chảy qua thành phố Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang) và
phía nam Tx. Gò Công, ra biển qua cửa Đại và cửa Tiểu.
 Sông Hàm Luông: dài khoảng 70km, chảy qua phía nam tỉnh Bến Tre, đổ ra cửa
Hàm Luông.
 Sông Cổ Chiên: dài khoảng 82km, làm thành ranh giới tỉnh Bến Tre-Trà Vinh, đổ
ra biển qua cửa Cổ Chiên và cửa Cung Hầu.
 Sông Ba Lai: dài khoảng 55km, chảy qua phía bắc tỉnh Bến Tre, đổ ra biển theo
cửa Ba Lai.

Bên cạnh hệ thống sông Cửu Long, ĐBSCL còn có một số hệ thống sông-kênh lớn khác
như sau:
• Sông Vàm Cỏ, sông Sở Thượng và Sở Hạ, sông Giang Thành, sông Châu Đốc, sông
Cái Lớn và Cái Bé.
• Hệ thống kênh đào: Vùng ĐBSCL có hệ thống kênh đào khá dày, mục đích phục vụ
sản xuất nông nghiệp và giao thông thủy. Hệ thống kênh đào gồm kênh trục, kênh cấp
I, kênh cấp II, và kênh nội đồng. Hệ thống kênh đào nối sông Vàm Cỏ với sông Tiền;
sông Tiền với sông Hậu; sông Hậu với Vịnh Thái Lan, sông Cái Lớn và một số sông
khác và nối thông các vùng nằm sâu trong nội địa ra sông chính.
(2) Dòng chảy và sự xói lở
Dòng chảy
Chế độ dòng chảy sông Mê Kông chia 2 mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa kiệt. Ở thượng lưu,
mùa lũ bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc tháng 11, mùa kiệt từ tháng 12 đến tháng 5. Hàng năm,
vào cuối tháng 7, nước lũ bắt đầu gây ngập ở ĐBSCL và mức lũ đạt cao nhất vào cuối tháng 9
đầu tháng 10, sau đó hạ dần đến tháng 11-12. Thời kỳ nước lũ cũng là thời kỳ có mưa lớn ở
ĐBSCL, điều này làm tăng thêm mức độ ngập, tùy nơi thời gian ngập lụt kéo dài 2-4 tháng.
Trong thời gian lũ dòng chính hạ lưu sông Mê Kông thuộc ven sông Tiền và sông Hậu chảy trên
nền đáy bằng phẳng vùng đồng lụt ven sông-diện tích khoảng 1,2 triệu héc ta được tạo bởi phù
sa có lớp bùn cát lỏng nên dòng sông dễ bị xói lở.
Sự xói lở
Hiện tượng xói lở ở các triền sông (sông Hậu và sông Tiền) trong mùa lũ đã và đang đe
dọa cuộc sống hàng ngàn hộ dân sống ven sông.
Theo thống kê của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn An Giang năm 2005, toàn
tỉnh có 40 điểm sạt lở nguy hiểm, tập trung ở các huyện Chợ Mới, Tân Châu, Tp. Long Xuyên.
Đến năm 2007, Ban chỉ huy Phòng chống Lụt Bão tỉnh An Giang đã thống kê có khoảng trên
90 điểm sạt lở với tổng chiều dài gần 170km với tốc độ sông lấn bờ hàng chục mét/ngày. Còn ở
Đồng Tháp, có 94 điểm sạt lở, dài 162 km, khoảng 3.000 hộ bị ảnh hưởng. Vĩnh Long có 53
điểm sạt lở, dài gần 38.000m, hàng trăm hộ nằm trong vùng nguy hiểm… Năm 2006, trên 33
người thiệt mạng, nhiều dãy phố và hàng ngàn căn nhà bị cuốn trôi; 6 làng bị xóa sổ. Trên
3.200 ha đất biến mất, nhiều cơ quan, bệnh viện, trường học, nhà cửa, bến phà… sụp xuống

sông; thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng.
Mạng lưới sông-kênh-rạch thông nhau chằng chịt ở ĐBSCL khiến cho chế độ dòng chảy
ở đây rất phức tạp. Hiện nay, hàng loạt hoạt động trên con sông Mê Kông, từ thượng nguồn đến
hạ lưu đã tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái và hoạt động sống của dân cư nằm dọc các
con sông.
6
(3) Chế độ thủy triều và sự xâm nhập mặn
Chế độ triều ven biển
ĐBSCL có chế độ triều tương đối khác nhau giữa vùng biển phía Đông (từ Vũng Tàu
đến Cà Mau) và vùng biển phía Tây (Vịnh Thái Lan).
• Khu vực biển phía Đông
Bờ biển phía Đông kéo dài từ Vũng Tàu đến mũi Cà Mau, dài 400 km chịu ảnh hưởng
rõ rệt của chế độ thủy triều bán nhật triều không đều, biên độ triều khá lớn trên 2 m, đạt tối đa
3,5 m. Đặc biệt trong chu kỳ triều Maton (chu kỳ 19 năm) có thể lên đến 4 - 4,2 m. Mỗi ngày có
2 lần triều lên và 2 lần triều xuống nhưng biên độ triều trong 2 lần khác nhau. Trong mỗi chu kỳ
1/2 tháng, có sự chênh lệnh đáng kể về biên độ kỳ nước cường. Nước lớn thường xảy ra vào
những ngày mồng 2 - 3 âm lịch, hoặc ngày 18 - 19 âm lịch. Nước kém xảy ra vào thời gian giữa
2 kỳ nước cường (ngày 7 - 8 âm lịch hoặc 20 - 21 âm lịch).
Chế độ thủy triều nói trên diễn ra đều đặn suốt chiều dài 300 km dọc bờ biển, chỉ riêng
đoạn gần đến mũi Cà Mau thì mới có sự biến động lớn về tính chất và biên độ của thủy triều.
• Khu vực biển phía Tây
Bờ biển phía Tây từ mũi Cà Mau đến Hà Tiên dài 250 km. Khu vực này chịu chi phối bởi
thủy với chế độ triều nhật triều không đều của vùng biển vịnh Thái Lan, đoạn gần mũi Cà Mau bị
ảnh hưởng của thủy triều biển Đông. Triều phía Tây tiến vào đất liền qua các sông tự nhiên như
sông Bảy Háp, sông Ông Đốc, sông Cái Lớn, sông Cái Bé, và một số kênh đào. Biên độ trung
bình triều phía Tây nhỏ hơn 1 m, tối đa không quá 1,1 - 1,2 m, trung bình khoảng 0,7 - 0,8 m, đồng
thời chênh lệch giữa các vùng về biên độ ít, song tính chất thủy triều lại có một số điểm khác nhau
về cơ bản ở một số vùng. Ví dụ như khu vực Rạch Giá thuộc chế độ thủy triều hỗn hợp, nhưng
nghiêng về bán nhật triều, với số ngày trong tháng có 2 lần triều lên và 2 lần triều xuống (tức chịu
ảnh hưởng chế độ nhật triều không đều thiên về bán nhật triều). Từ Rạch Giá đi về phía Hà Tiên thì

triều hỗn hợp lại thiên về nhật triều, với số ngày trong tháng có 1 lần dao động triều chiếm ưu thế.
Sự truyền triều vào sông Cửu Long và bán đảo Cà Mau
Thủy triều biển Đông gia tăng biên độ khi tiến sát đến cửa sông và bắt đầu giảm dần khi
truyền sâu vào đất liền. Đặc biệt về mùa nước kiệt, ảnh hưởng của triều trong hệ thống sông rất lớn.
Đi sâu vào khoảng 140-150 km, độ lớn của triều giảm đi 50% và đến khoảng cách 200 -
220 km, độ lớn của triều giảm đi 25%. Tuy vậy, vào mùa kiệt, ở điểm cách cửa biển 200 km
người ta vẫn ghi nhận được biên độ mực nước trên sông Cửu Long lên đến 1,4 m.
Trên các sông rạch nhỏ, biên độ triều giảm nhanh dần, như trên sông Gành Hào, biên độ
triều giảm đi 3,5 lần so với cửa biển. Trong mùa lũ, ảnh hưởng của triều yếu đi, nhưng nó cũng
là một yếu tố làm mực nước lũ tăng cao.
Tốc độ truyền sóng triều ở đây cũng giống như ở sông Hậu trung bình khoảng 25
km/giờ. Lưu lượng triều đạt giá trị cực đại vào tháng 4, thời gian này sóng triều có thể lan đến
Cam-Pu-Chia, đi qua đoạn Mỹ Thuận-Tân Châu trên sông Tiền và Cần Thơ-Châu Đốc trên
sông Hậu. Trong các tháng 2 và 6 thì sự truyền thủy triều có giảm đi, triều chỉ có thể lên đến
Cam-Pu-Chia khi xuất hiện kỳ nước cường trong chu kỳ 1/2 tháng. Lưu lượng truyền triều
trung bình đo được tại Cần Thơ là 1.500 m
3
/s và tại Mỹ Thuận khoảng 1.600 m
3
/s. Tổng lượng
nước triều hằng năm qua Tân Châu và Châu Đốc lên đến gần 50 tỷ m
3
nước. Trong chu kỳ năm,
tác động triều ở biển Đông mạnh nhất vào tháng 12 tới tháng 1, rồi yếu đi trong các tháng 3,
tháng 4 rồi mạnh lại vào tháng 5 đến tháng 7 và yếu đi trong tháng 8 tới tháng 9 dương lịch.
Sự truyền triều trong hệ thống ĐBSCL rất phức tạp, nhất là vùng Tứ giác Long Xuyên
và bán đảo Cà Mau. Khu vực Cà Mau đóng một vai trò trung gian giữa 2 loại thủy triều
biển Đông và vịnh Thái Lan. Ở đây, do sự pha trộn của 2 thể loại triều truyền ngược nhau đã
sinh ra hiện tượng giao thoa sóng. Hiện tượng giao thoa xuất hiện trong các kênh rạch nhỏ trong
7

vùng và gây phức tạp trong tính toán. Các kênh Rạch Sỏi, kênh Cà Mau - Phụng Hiệp, cũng
có hiện tượng này. Nhân dân gọi đây là "vùng giáp nước", các nơi này nước chảy chậm, bùn cát
lắng đọng nhiều, Nói chung, các "vùng giáp nước" là nơi không thuận lợi cho các hoạt động
Nông nghiệp - Thủy sản và cải tạo đất nếu so sánh với các vùng có dòng chảy mạnh, biên độ
triều lớn và chất lượng nước tốt.
Sự xâm nhập mặn
Do vị trí địa lý tự nhiên nên ĐBSCL bị ảnh hưởng mặn cả từ phía Đông và biển phía
Tây. Do chế độ bán nhật triều không đều ở biển Đông, nên việc truyền mặn từ các vùng biển
này vào các cửa sông cũng theo nhịp điệu của quá trình triều: tại một vị trí cố định, trong ngày
thường có 2 đỉnh mặn và 2 chân mặn, thường thì quá trình mặn chậm hơn quá trình mực nước
khoảng 1-2 giờ, độ mặn cũng giảm dần từ cửa sông vào sâu trong nội địa. Vào cuối mùa lũ, khi
nguồn nước từ thượng lưu về trong sông giảm dần, mặn từ biển bắt đầu lấn dần vào vùng cửa
sông và theo triều xâm nhập vào sâu lên thượng lưu.
Mức độ xâm nhập mặn lớn nhất là vào tháng 4-5 hàng năm trên các nhánh sông, sau đó
giảm dần theo thứ tự: tháng 3, tháng 2, tháng 1, tháng 6, tháng 8, tháng 9 và yếu nhất là tháng
10. Từ tháng 6, do ảnh hưởng của sự gia tăng nước ngọt thượng nguồn vào những tháng đầu
mùa lũ và mùa mưa tại đồng bằng, nước mặn bị đẩy ra xa vùng ven biển.
Xâm nhập mặn 10‰ ảnh hưởng mạnh nhất trên sông Vàm Cỏ Đông đến Bến Lức và
Vàm Cỏ Tây đến Tân An.
Hiện các hệ thống cống trong hệ thống kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp từ Giá Rai trở xuống
được đóng mở theo yêu cầu của hoạt động NTTS phía trong cống, đả bảo độ mặn lớn nhất ở Ninh
Quới không được vượt quá 4‰. Đáng chú ý nhất là sự xâm nhập mặn ở vùng Bán đảo Cà Mau, vì
ngay khi mùa mưa chấm dứt, vào tháng 12-1, ảnh hưởng của mặn đã rất đáng kể.
Vùng ĐBSCL có 3 khu vực nhiễm mặn đáng chú ý, đó là: vùng mặn sông Vàm Cỏ,
vùng Bán đảo Cà Mau, vùng ven biển phía Tây của Tứ Giác Long Xuyên.
(i) Vùng mặn sông Vàm Cỏ:
Đây là vùng chuyển tiếp từ ĐBSCL sang Đông Nam Bộ, do lưu lượng nước ngọt sau
khi được tiêu thụ trên khắp đồng bằng còn thừa để chảy ra cửa sông rất nhỏ, mà lòng sông Vàm
Cỏ lại rộng và sâu, nên trong mùa khô, sau khi tháo hết nước lũ, thủy triều truyền vào sâu trên
sông Vàm Cỏ Tây, và mặn xâm nhập rất sâu. Ngay từ đầu tháng 2 hàng năm, độ mặn 3‰

thường lên quá Tân An, cách cửa sông trên 80km; tháng 4, độ mặn 3‰ lên đến Tuyên Nhơn
cách cửa sông 110km, sâu hơn so với sông Hàm Luông, Cổ Chiên và sông Hậu (khoảng 55km).
Đến tháng 6, khi có mưa trên Đồng Tháp Mười, và lưu vực ở phía trên, nước chua chảy xuống
nhiều thì Tân An trở xuống mới giảm độ mặn. Xét trên cả 2 con sông Vàm Cỏ Đông và Vàm
Cỏ Tây, thế cân bằng đẩy mặn và nhiễm mặn hiện đang rất bấp bênh, thiếu ổn định và dễ trở
thành bất lợi nếu không đảm bảo cân đối lượng nước cần dùng với lượng nước ngọt chảy đến,
xét trên một miền rộng lớn.
(ii) Vùng bán đảo Cà Mau:
Đây là vùng được xem xâm nhập mặn đặc biệt nghiêm trọng. Là vùng đất mũi, 2 phía tiếp
giáp với 2 chế độ triều khác nhau, nằm ở khu vực các hệ sông tiêu nội địa nối thông 2 biển, trên
vùng đất bằng phẳng - thấp ở trung tâm bán đảo không được tiếp nước ngọt từ sông Cửu Long mà.
Chế độ xâm nhập mặn vùng này chịu ảnh hưởng của sự nhiễm mặn từ sông Cái Lớn và hệ thống
đẩy mặn của một loạt kênh trên miền Tây sông Hậu (từ Cái Sắn đến Xà No). Trước khi thực hiện
chương trình ngọt hóa (1990-1992) thì vùng Bán đảo Cá Mau rất ít nhận được nước ngọt từ sông
Hậu dẫn vào. Tuy nhiên, thời kỳ này, điều kiện dùng nước trong mùa khô chưa quá nhiều nên sự
xâm nhập từ biển Tây vào cuối các con kênh còn chưa sâu và chưa nghiêm trọng: các huyện Giồng
Riềng, Gò Quao, Châu Thành, Tân Hiệp (Kiên Giang) bị ảnh hưởng không nghiêm trọng và thời
gian ngắn hơn. Ví dụ nếu nước ở cửa sông Gành Hào, Ông Đốc, trong tháng 2-3-4 có độ mặn lớn
8
nhất vào khoảng 24-30‰ thì ở trạm Xẻo Rô (cửa sông Cái Lớn), trạm Tắc Cậu (cửa sông Cái Bé),
độ mặn tương ứng chỉ 12-14‰. Hiện nay, 11/12 cống ngăn mặn chủ yếu của dự án ngọt hóa đã
hoàn thành, tạo điều kiện cho dẫn ngọt sâu hơn xuống phía Nam Quản Lộ - Phụng Hiệp, còn vùng
phía Bắc Quản Lộ - Phụng Hiệp, do chưa ngăn mặn nên diễn biến mặn khu vực Chắc Băng, Thới
Bình, Vĩnh Thuận, Ngã Ba Đình… khá phức tạp.
Đặc biệt với vùng Nam BĐCM thuộc 3 huyện: Đầm Dơi, Cái Nước, Ngọc Hiển (Cà
Mau) với diện tích hơn 300.000ha, quá xa nguồn nước ngọt sông Hậu, mực nước ngầm ở tầng
sâu, trữ lượng không lớn nên nguồn ngọt chủ yếu có từ nước mưa tại chỗ. Hầu như quanh năm
vùng này đều bị ảnh hưởng của độ mặn 4‰, mùa kiệt thì vùng được bao phủ bởi nước có độ
mặn 15-20‰, mùa mưa thì nước có độ mặn 5‰ cũng chiếm diện tích đáng kể.
Hiện nay, với yêu cầu phát triển NTTS, các cống ngăn mặn này được chuyển sang mục

đích “kiểm soát mặn”, nghĩa là điều tiết mặn sao cho thích hợp với việc NTTS. Hệ thống ngăn
mặn nội đồng vì thế cũng thay đổi cho thích hợp tương ứng
(iii) Vùng phía Tây của Tứ Giác Long Xuyên:
Là vùng nằm dọc theo kênh Rạch Giá - Hà Tiên, bị ảnh hưởng trực tiếp của nước mặn
phía biển Tây. Vùng này có các kênh tiếp nước đều xuất phát từ miền nước ngọt của sông Hậu,
độ mặn ở đây được quyết định chủ yếu bởi khả năng tải nước của các kênh dẫn và lượng nước
đã dùng trên dọc các tuyến kênh đó.
Hiện nay, một loạt cống tiêu lũ, ngăn mặn được xây dựng dọc theo bờ biển phía Tây của
TGLX theo chương trình kiểm soát lũ TGLX, khi đỉnh triều cao các cống tự động đóng lại, hầu
như hạn chế mặn xâm nhập từ phía Biển Tây vào kênh Rạch Giá - Hà Tiên và TGLX.
Vùng ven biển ĐBSCL thường xuyên bị nhiễm mặn, hàng năm khoảng 6-9 tháng liên
tục bị ảnh hưởng độ mặn trên 4‰. Những năm gần đây, khi có hệ thống công trình thủy lợi
vùng mặn, diện tích được ngọt hóa tăng lên nhanh, đáng kể nhất là Gò Công, Bắc Bến Tre,
Măng Thít, và dự án ngọt hóa Quản Lộ - Phụng Hiệp.
(4) Chế độ ngập, lũ
Hàng năm sông Cửu Long chuyển trên 500 tỷ m
3
nước ra đến biển với lưu lượng bình
quân là 13.500 m
3
/s, trong đó 3/4 lưu lượng được đưa về trong mùa mưa lũ kéo dài 5 tháng từ
tháng 5 đến tháng 10 hằng năm (mùa lũ), 1/4 lượng nước đưa ra biển trong 7 tháng còn lại (mùa
kiệt). Lưu lượng cực đại trên sông hằng năm vào tháng 9, tháng 10 và lưu lượng đạt cực tiểu
vào tháng 4. Mặc dầu sông Cửu Long có lưu lượng và tổng lượng nước khá lớn nhưng các đặc
trưng dòng chảy khác không lớn lắm do lưu vực của sông khá rộng.
• Lưu lượng nước mùa lũ:
Tổng lưu lượng lũ trung bình/ngày ở ĐBSCL (Qvđb) khoảng 38.000-40.000 m
3
/s, Qvđb
lớn nhất có thể đạt 40.000-45.000 m

3
/s, trong đó:
+ Vào sông Tiền: 25.000-26.000 m
3
/s, chiếm 75-80% tổng lưu lượng lũ, sau đó theo sông
Tiền qua cù lao Tứ Thường vào rạch Hồng Ngự (5-10%) sau đó quay lại sông Tiền.
+ Vào sông Hậu: 7.000-8.000 m
3
/s, chiếm 15-20% tổng lưu lượng lũ.
+ Lũ tràn qua biên giới: 8.000-12.000 m
3
/s, chiếm 20-25% tổng lưu lượng lũ, gây ngập lũ
ở Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên.
• Diễn biến ngập - lũ:
Đầu lũ: thông thường từ tháng 7, mực nước tại Tân Châu và Châu Đốc đã gia tăng
nhanh chóng, cộng với mưa nội đồng lớn làm xuất hiện ngập lũ ở khu vực đầu nguồn ĐBSCL.
Khoảng từ 15-31 tháng 8, mực nước ở Tân Châu thường ở mức trên 3,5m và ở Châu Đốc trên
3,0m (chiếm 56% tổng số năm quan trắc).
9
Đỉnh lũ: mực nước lũ cao nhất trong năm thường xuất hiện trong thời gian từ hạ tuần
tháng 9 đến trung tuần tháng 10 (20/9 đến 10/10) với tần suất cao hơn vào thượng tuần tháng 10
(1-10/10). Trung bình 2 năm có một năm lũ vượt quá mức báo động III (trên 4.5m tại Tân
Châu). Chênh lệnh mực nước lũ nhiều năm tại Châu Đốc là 2,24m và tại Tân Châu là 1,99m.
So với lũ ở thượng lưu sông Mê Kông, thì ở sông Tiền và sông Hậu diễn ra hiền hòa
hơn: khi lũ ở Kratie (Cam-Pu-Chia) đạt trên dưới 10m thì biên độ lũ tại Tân Châu, Châu Đốc
cũng chỉ khoảng 3,5-4,0m.
Thời gian duy trì mực nước trên 3,0m tại Châu Đốc và trên 3,5m tại Tân Châu khoảng 3
tháng đối với năm lũ lớn và 2 tháng đối với năm lũ trung bình. Thời kỳ lũ lớn, cường suất lũ chỉ
ở mức 3-4 cm/ngày trên dòng chính và 2-3 cm/ngày trong nội đồng.
Lũ ở ĐBSCL thường là lũ một đỉnh, đạt lớn nhất vào khoảng nửa đầu tháng 10. Đôi khi

xuất hiện đỉnh lũ trong tháng 8 hoặc đầu tháng 9, sau đó giảm đi chút ít rồi tăng trở lại và đạt
lớn nhất trong năm vào cuối tháng 9, đầu tháng 10. Những năm lũ kép thường là lũ lớn, thời
gian duy trì mức nước cao kéo dài gây ngập lụt nghiêm trọng ở ĐBSCL.
Đỉnh lũ Tân Châu thường sớm hơn Châu Đốc 3-5 ngày, đỉnh lũ Châu Đốc sớm hơn đỉnh
lũ Long Xuyên 5-7 ngày, đỉnh lũ Long Xuyên sớm hơn đỉnh lũ Cần Thơ 15-20 ngày. Những
năm lũ lớn, nếu đỉnh lũ xảy ra vào thời kỳ triều cường biển Đông thì tình hình ngập lũ càng
nghiêm trọng ở ĐBSCL, vùng Tây sông Hậu cũng nằm trong tình hình đó.
Lũ rút: từ tháng 11 trở đi, lũ bắt đầu rút với cường suất cao là 2-4 cm/ngày.
2.1.2. Tài nguyên đất, nước
a). Tài nguyên đất
Theo kết quả điều tra, nghiên cứu của Viện Quy Hoạch - Thiết kế Nông nghiệp trên bản
đồ đất tỉ lệ 1/250.000, Đồng bằng sông Cửu Long có các nhóm đất chính sau:
Đất cát: được hình thành chủ yếu trên các giồng cát biển, phân bố từng dãy vòng cung, song
song với đường bờ thuộc các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh. Những dãy cát giồng và các vùng trũng giữa
giồng là dấu vết của quá trình đồng bằng tiến ra biển và quá trình tác động của sóng gió. Càng vào
sâu trong nội địa, giồng cát càng thấp do đỉnh bị bào mòn và tràn lấp xuống các rãnh trũng giữa
giồng (giồng Trung Hiếu, Vũng Liêm, Cửu Long). Có nhiều nơi đã phát hiện các giồng cát bị lấp
hoàn toàn dưới lớp phù sa như ở Gò Công Đông, Gò Công Tây (Tiền Giang).
Do có địa hình cao nên các vùng đất cát giồng đã được khai thác từ lâu và thường được
chọn làm địa điểm tập trung dân cư với các vườn cây ăn trái; và là nơi xây dựng các công trình
văn hóa của các khu dân cư đầu tiên khai phá vùng đồng bằng. Những giồng cát phân bố gần
biển thường có thời gian hình thành trẻ hơn.
Đất mặn: gồm các vùng như sau:
Đất mặn dưới rừng ngập mặn: 56.022ha, phân bố nhiều ở ven biển Bến Tre, Trà Vinh,
Bạc Liêu, Cà Mau.
Đất mặn nhiều: 102.103ha, phân bố ở Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc
Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
Đất mặn trung bình: 148.934ha, phân bố ở Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh,
Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang.
Đất mặn ít: 437.488ha, phân bố tương đối đồng đều ở các tỉnh Long An, Tiền Giang,

Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang.
Đất mặn với hàm lượng muối bên trong sẽ có tác động sinh lý tiêu cực đến cây trồng,
các thủy sinh vật không chịu được độ mặn. Tuy nhiên, trong điều kiện có nước ngọt tưới hay
có mưa, các hạn chế về độ mặn không còn ý nghĩa. Thực tế, sau năm 1975, nhiều công trình
10
tưới, cải tạo thủy lợi, ngọt hóa đồng ruộng đã phát huy tác dụng cải thiện điều kiện sản xuất
Nông nghiệp vùng ven biển ĐBSCL.
Đất phèn: chiếm gần phân nửa diện tích vùng, phân bố chủ yếu ở các vùng trũng như
Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên, Tây sông Hậu.
Đất phèn trên Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên được hình thành trên những
vùng đồng lũ kín, được bao bọc bởi đầm mặn phù sa cổ ở phía Bắc, sông Tiền ở phía Tây và
thềm cao của đồng bằng ven biển ở phía Đông và Đông Nam. Tại vùng này, tầng sét bùn tích
lũy Pyrite nằm sát lớp đất mặt, khi bị ô xy hóa sẽ hình thành các loại đất phèn nặng với hàm
lượng chất độc cao, khó cải tạo. Thực tế ở Đồng Tháp Mười cho thấy, nếu cung cấp đủ nước
ngọt để rửa phèn thì việc đào kênh hoặc đắp đê chỉ gây ra tình trạng chua hóa nghiêm trọng 2
năm đầu, sau đó độ chua (pH) sẽ giảm nhanh.
Vùng Tứ Giác Long Xuyên là vùng đồng lũ hở do tiếp giáp trực tiếp với vịnh Thái Lan,
hình thành những vùng đầm lầy cổ không được bồi tụ. Đất phèn vùng này có hàm lượng hữu cơ
bán phân giải rất lớn và tạo thành những đầm than bùn chạy theo những nhánh sông cổ tìm thấy
ở Hà Tiên - Hòn Đất (Kiên Giang).
Vùng Bán đảo Cà Mau, đất phèn hình thành trên trầm tích sông biển hỗn hợp chứa
Pyrite bị phủ một lớp trầm tích sông mỏng phía trên, do đó trường có chất độc không cao,
Ngoài ra, do quá trình canh tác lâu đời, đất phèn vùng này đa số đã được ngâm chiết và rửa trôi,
khả năng gây độc thấp, đất thường bị nhiễm mặn vào mùa khô bởi nước biển tràn vào sông
rạch. Ở một số khu vực, đất phèn hình thành nên các dạng bưng, đìa (U Minh Thượng, U Minh
Hạ) có lượng Pyrite tích lũy trong lớp sét hữu cơ rất cao, đôi khi tạo thành lớp than bùn dày như
ở U Minh (1-4m).
Hiện nay, đất phèn ở vùng ĐBSCL đang được tích cực cải tạo với nhiều biện pháp nhằm
mở rộng hoạt động sản xuất Nông nghiệp-Thủy sản như: dẫn tưới vùng nhiễm phèn, trồng rừng
Tràm, bón vôi nhằm cải thiện độ chua có trong đất phèn…

Đất phù sa: phân bố dọc hai bờ sông Tiền và sông Hậu. Về cơ bản đất phù sa thường
phân bố ở các địa hình có cao trình cao hơn các loại đất phèn, đất mặn. Các loại đất phù sa ở
ĐBSCL được phân bố như sau:
Đất phù sa được bồi: 83.914ha, là các giải đất thấp ven sông và phần lớn các đảo giữa
sông, chủ yếu có ở các tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang, Cần Thơ.
Đất phù sa không được bồi: 96.885ha, là các giải đất phù sa cao ven sông, chủ yếu có ở
các tỉnh Đồng Tháp, Bến Tre, Vĩnh Long, Cần Thơ.
Đất phù sa Glây: 355.646ha, là đất phù sa không được bồi có quá trình glây trong phẫu
diện đất, thể hiện ở hình thái phẫu diện có tầng đất sét màu xanh, có ở hầu hết các tỉnh
trừ Cà Mau, Bạc Liêu.
Đất phù sa loang lổ: 648.412ha, là đất phù sa không được bồi, có tầng sét loang lổ đỏ
vàng, có ở hầu hết các tỉnh.
Đất phù sa được bồi hàng năm là loại đất được đánh giá là tốt nhất cho sản xuất nông
nghiệp, đặc biệt là cho canh tác lúa. Do phân bố gần các nguồn nước, có thành phần cơ giới
nặng, chủ yếu là sét, vùng đất phù sa thích hợp cho việc xây dựng ao-hồ phục vụ mục đích
NTTS.
Đất lầy-than bùn: phân bố tập trung ở vùng trũng U Minh thuộc Kiên Giang và Cà Mau,
và một số diện tích rải rác ở vài nơi trong vùng Tứ Giác Long Xuyên. Độ dày lớp than bùn rất
khác nhau ở các vùng khác nhau, có nơi chỉ dày trên dưới 1m như than bùn ở vùng Tứ Giác
Long Xuyên, nhưng có nơi lớp than bùn rất dày như ở rừng U Minh.
Đất xám: phân bố dọc biên giới Việt Nam-Campuchia, tập trung chủ yếu tỉnh Long An,
Đồng Tháp, một số ở An Giang, Kiên Giang.
11
Đất đỏ vàng và đất xói mòn: có diện tích nhỏ, phân bố tại vùng núi Thất Sơn thuộc An
Giang và rải rác ở khu vực đồi núi của Kiên Giang. Các loại đất này cần được trồng rừng để
tránh xói mòn đất và bảo vệ cảnh quan môi trường.
b). Tài nguyên nước
- Nước mặt:
ĐBSCL lấy nước ngọt từ sông Mê Kông và nước mưa. Cả hai nguồn này đều đặc trưng
theo mùa một cách rõ rệt. Lượng nước bình quân của sông Mê Kông chảy qua Đồng bằng sông

Cửu Long hơn 460 tỷ m
3
và vận chuyển khoảng 150 - 200 triệu tấn phù sa. Chính lượng nước và
khối lượng phù sa đó trong quá trình bồi lắng đã tạo nên Đồng bằng châu thổ phì nhiêu ngày nay.
ĐBSCL có hệ thống sông kênh-rạch-lớn nhỏ chi chít rất thuận lợi cung cấp nước ngọt
quanh năm. Về mùa khô, từ tháng 11 đến tháng 4, sông Mê Kông là nguồn nước mặt duy nhất.
Về mùa mưa, lượng mưa trung bình hàng năm dao động từ 2.400 mm ở vùng phía Tây Đồng
bằng sông Cửu Long đến 1.300 mm ở vùng trung tâm và 1.600 mm ở vùng phía Đông. Về mùa
lũ, thường xảy ra vào tháng 9, nước sông lớn gây ngập lụt.
- Nước ngầm:
ĐBSCL có trữ lượng nước ngầm không lớn, sản phẩm khai thác được đánh giá ở mức 1
triệu m
3
/ngày đêm, chủ yếu phục vụ cấp nước sinh hoạt.
Theo Báo cáo Quốc gia về Ô nhiễm môi trường biển 2004 của Bộ Tài Nguyên và Môi
Trường, nước ngầm nhạt ở ĐBSCL chủ yếu tồn tại dưới dạng các thấu kính chôn vùi. Những
thấu kính này thường nằm ở độ sâu khá lớn, một số nơi gặp ở độ sâu 70-80m (Cà Mau), nhưng
một số tỉnh khác thì gặp ở độ sâu 200-300m và hơn nữa ở một số huyện thuộc tỉnh Đồng Tháp
đã có biểu hiện ô nhiễm hữu cơ, ammonia tổng số là 0,5mg/l.
Khu vực ao nuôi thuộc huyện Thốt Nốt-Cần Thơ, các ao nuôi đều chứa hàm lượng
ammonia tổng khá cao (3-4,5mg/l).
2.1.3. Môi trường nước
Theo kết quả phân tích mới nhất của Trung tâm Quan trắc cảnh báo môi trường và phòng
ngừa dịch bệnh thủy sản khu vực Nam bộ về chất lượng nước đầu nguồn và hạ nguồn sông Tiền,
sông Hậu ở cuối năm 2005, đầu năm 2006:
- Nhánh sông Hậu: Chất lượng nước có chiều hướng giảm dần từ
thượng nguồn xuống hạ nguồn vào tháng đỉnh điểm lũ năm 2005. Các chất chỉ thị ô
nhiễm hay tình trạng phú dưỡng như sulfite, nitrat và sắt II đều tăng dần khi xuống hạ
nguồn và vượt quá yêu cầu chất lượng nước cho nuôi cá nước ngọt.
- Nhánh sông Tiền: Chất lượng nước ngay ở thượng nguồn sông Tiền

cũng bị ô nhiễm hữu cơ (sulfite, nitrit, ammonia tổng số, nitrat, phosphat) nhiều hơn
sông Hậu. Trong đó, hàm lượng nitrat và phosphat đang trong tình trạng phú dưỡng.
- Khu vực nuôi bè: Chất lượng nước trong các bè nuôi không khác biệt
nhiều so với chất lượng nước cấp (khu vực ngoài bè), các yếu tố như pH, độ kiềm, độ
trong hầu như không thay đổi, nồng độ ammonia tổng số cao hơn một chút.
+ Không có phèn tiềm tàng trong đất.
+ Trao đổi nước tốt.
+ Chất lượng nước tốt, ổn định.
+ Độ mặn dưới 4‰.
12
2.1.4. Đánh giá điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến phát triển nuôi cá tra vùng ĐBSCL
Điều kiện tự nhiên vùng ĐBSCL có những thuận lợi và khó khăn để phát triển nuôi cá
Tra như sau:
Hơn 30% diện tích của ĐBSCL là đất phù sa, được xem là vùng đất thích nghi cao đối
với việc nuôi cá Tra. Loại đất này phân bố tập trung ở các vùng dọc sông Hậu, sông Tiền, thuộc
địa phận các tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang, Cần Thơ, Bến Tre, Vĩnh Long… Tuy
nhiên, gần phân nửa diện tích vùng ĐBSCL là vùng đất nhiễm phèn với nhiều mức độ khác
nhau, trong đó đất phèn hoạt động là 1.178.396ha (chiếm 30% diện tích ĐBSCL), được xem là
vùng không thích hợp đối với nuôi cá Tra, điều này đã giới hạn việc mở rộng diện tích tiềm
năng cho đối tượng này. Gần đây, nhiều công trình thủy lợi phục vụ nông nghiệp với mục đích
rửa phèn, kết hợp với các biện pháp kỹ thuật (bón vôi…) nên một số vùng nhiễm phèn nhẹ vẫn
có thể phát triển nuôi cá tra, được xem là vùng đất tương đối phù hợp, tiêu biểu như vùng Đồng
Tháp Mười.
Nguồn nước cấp cho nuôi cá Tra vùng ĐBSCL được lấy chủ yếu từ sông Tiền, sông Hậu
và hệ thống kênh rạch nhánh của 2 con sông này. Đối với việc phát triển nuôi cá Tra cần chú ý 2
đặc điểm quan trọng là chế độ triều và sự nhiễm mặn.
Chế độ triều hay biên độ dao động của thủy triều tác động cả về mặt môi trường nước
lẫn mặt kinh tế, đặc biệt trong nuôi cá tra thịt trắng. Biên độ triều càng lớn, khả năng tải chất
thải của sông-kênh-rạch càng cao, đồng thời giảm được đáng kể chi phí cho việc cấp và thoát
nước cho ao nuôi cá Tra. Biên độ triều trong các hệ thống sông-kênh-rạch vùng ĐBSCL chịu

ảnh hưởng từ việc truyền triều ở vùng biển phía Đông và vùng biển phía Tây.
Như vậy, xét về biên độ triều trong việc phát triển nuôi cá Tra, vùng bán đảo Cà Mau và
Tứ Giác Long Xuyên có điều kiện rất hạn chế để phát triển đối tượng này. Trong khi đó, các
vùng dọc 2 nhánh sông Tiền và sông Hậu, mức độ thích hợp tốt đối với việc nuôi đối tượng này
tỉ lệ nghịch với khoảng cách đến biển Đông, cụ thể: khu vực cách biển ~100km thì có biên độ
triều thích hợp tốt để nuôi cá Tra cả trong mùa lũ và mùa kiệt, khu vực ~100-200km thì có biên
độ triều khá thích hợp việc nuôi cá Tra trong mùa kiệt, còn khu vực > 200km thì mức độ thích
hợp kém. Vùng có các kênh trục ngang dẫn trực tiếp từ 2 nhánh sông Tiền và sông Hậu, ngoài
việc xét khoảng cách đến biển Đông, thì mức độ thích hợp tốt đối với việc nuôi cá Tra cũng tỉ lệ
nghịch với khoảng cách đến 2 con sông nói trên.
Tuy nhiên, có một sự ngăn cản cho sự phát triển đối tượng này cho các vùng ven biển
dọc theo các nhánh sông của hệ thống sông Cửu Long, đó là sự xâm nhập mặn. Độ mặn lớn hơn
4‰ được xem là không thích hợp cho việc phát triển đối tượng này. Các vùng dọc theo các
nhánh hệ thống sông Cửu Long cách biển khoảng 20-35km sẽ có đường đẳng mặn 4‰ quanh
năm, cá biệt có năm có thể lấn sâu đến 50-60km. Đi dọc theo hướng các nhánh sông Cửu Long,
độ mặn giảm dần và tỉ lệ nghịch với khoảng cách đến biển Đông. Nhưng điều này còn phụ
thuộc vào lưu lượng nước phân bố giữa các nhánh sông cũng như chế độ lũ. Cụ thể như, vào
khoảng tháng 2 hàng năm, độ mặn 3‰ thường lên quá Tân An, cách cửa sông trên 80km; tháng
4, độ mặn 3‰ lên Tuyên Nhơn cách cửa sông 110km, sâu hơn so với sông Hàm Luông, Cổ
Chiên và sông Hậu (khoảng 55km). Đến tháng 6, khi có mưa trên Đồng Tháp Mười, và lưu vực
ở phía trên, nước chua chảy xuống nhiều thì từ Tân An trở xuống mới giảm độ mặn.
Vùng có nguồn nước nhiễm mặn cao vượt quá ngưỡng thích nghi của cá Tra thì sẽ bất
lợi cho việc phát triển nuôi đối tượng này. Nhưng sự xâm nhập mặn này, đối với các vùng
nhiễm mặn nhẹ (dưới ngưỡng tối ưu) hoặc vùng có độ mặn cao vào mùa kiệt nhưng lại ngọt
trong mùa lũ, lại là vùng có ưu thế hơn trong việc nuôi cá Tra, so với các vùng ngọt hoàn toàn
phía thượng lưu sông Tiền, sông Hậu. Ưu thế này được thể hiện qua việc ít bị dịch bệnh ở đối
tượng cá Tra, do môi trường nước mặn một thời gian có khả năng gây kìm hãm nhiều tác nhân
gây bệnh cho đối tượng cá nước ngọt.
13
Ngoài các yếu tố điều kiện tự nhiên tác động chính lên việc phát triển nuôi cá Tra như

trên, ĐBSCL còn đối mặt với một số khó khăn như: tình trạng xói lở đất dọc 2 con sông Hậu,
sông Tiền do sự thay đổi dòng chảy, gây thiệt hại cho các công trình thủy sản, nhà ở; chất lượng
môi trường nước có chiều hướng giảm do sự phát triển ngành công nghiệp, cũng như sự phát
triển quá mức của ngành thủy sản trong thời gian qua… Các yếu tố khó khăn này, nếu không có
biện pháp khắc phục kịp thời, có nguy cơ trở thành các tác nhân chính gây kìm hãm sự phát
triển nuôi đối tượng có giá trị kinh tế cao này.
2.2. ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ YẾU TỐ CƠ BẢN VỀ KINH TẾ XÃ HỘI TÁC ĐỘNG
ĐẾN PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ TRA VÙNG ĐBSCL
2.2.1. Đơn vị hành chính, diện tích, dân số và lao động
Diện tích ĐBSCL năm 2006 là 40.604,7 km
2
, chiếm 12,3% diện tích cả nước và dân số
chiếm 21,5% dân số của cả nước, với dân số khoảng 17.415.500 người và mật độ dân số vùng
TB khoảng 429 người/km
2
.
Về đơn vị hành chính, toàn vùng có 1 Thành phố loại 2 trực thuộc Trung ương, có 4
thành phố thuộc tỉnh; 100 huyện, 13 thị xã và 4 quận (năm 2006).
Lao động ở ĐBSCL đang tham gia vào các ngành kinh tế thống kê đến năm 2006 là 9,3
triệu người, chiếm 47,4% tổng dân số. Lao động có nguồn gốc từ các ngành nghề N-L-NN
chiếm tới 70% tổng lao động. Trong đó, lao động hoạt động thủy sản chuyên hoặc có nguồn
gốc từ nông nghiệp khoảng hơn 1 triệu lao động, chiếm 10% tổng lao động trong độ tuổi và
12,4% lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế. Tỷ lệ thất nghiệp của vùng giai đoạn
2000-2006 có chiều hướng giảm dần, có nguyên nhân từ nền kinh tế vùng phát triển ổn định tạo
nhiều việc làm cho lao động địa phương.
2.2.2. Hiện trạng cơ cấu sử dụng đất
Diện tích đất sử dụng toàn vùng ĐBSCL tính đến năm 2006 là khoảng 40.604 km
2
,
trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất với 63,4% diện tích (25.759km

2
). Trong
đó, 5 tỉnh có diện tích đất Nông nghiệp lớn nhất lần lượt là Kiên Giang, Long An, An Giang,
Đồng Tháp và Sóc Trăng.
Diện tích mặt nước NTTS toàn vùng ĐBSCL thống kê được năm 2006 đạt khoảng 699,2
ha. Trong đó, 6 tỉnh đứng đầu về diện tích mặt nước NTTS là Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang,
Sóc Trăng và Trà Vinh, đều là những tỉnh có phong trào nuôi thủy sản mặn lợ chiếm ưu thế.
Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản vùng ĐBSCL tăng liên tục và có tốc độ tăng trưởng khá
cao (bình quân 7,81%/năm), trong đó 3 tỉnh có tốc độ tăng trưởng diện tích nhanh nhất, đó là
Long An, Kiên Giang và Bạc Liêu.
2.2.3. GDP và cơ cấu GDP
GDP vùng ĐBSCL thống kê năm 2006 đạt 102.608,6 tỷ đồng, bằng 24,14% GDP của cả
nước, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2000-2006 khá cao là 10,8%, so với 7,6% của
cả nước. Trong đó các tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao như Bạc Liêu, Cần Thơ, Cà Mau, Trà
Vinh và Kiên Giang. Xét về giá trị GDP, thì 5 tỉnh có giá trị GDP cao nhất ĐBSCL là Kiên
Giang, An Giang, Cần Thơ, Cà Mau và Tiền Giang.
Về cơ cấu GDP, giai đoạn 2000-2006 cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu giữa các vùng
kinh tế theo xu hướng giảm tỷ trọng GDP của Khu vực I (NN-LN-TS) và tăng dần tỷ trọng khu
vực kinh tế II và III. Sự chuyển dịch này phù hợp với chính sách chuyển dịch kinh tế của Nhà
nước trong giai đoạn vừa qua, khuyến khích phát triển công nghiệp-xây dựng thương mại-dịch
vụ. Tuy có sự chuyển dịch này, khu vực Nông-Lâm-Thủy sản vẫn có tốc độ tăng trưởng GDP
giai đoạn 2000-2006 khá tốt (bình quân 6,9%) và đạt giá trị 44.809 tỷ đồng, chiếm 43,64% tỷ
trọng GDP, vẫn là khu vực kinh tế chiếm ưu thế trong tổng thể kinh tế vùng (số liệu thống kê
năm 2006).
14
Các tỉnh có giá trị GDP cao năm 2006 của ĐBSCL là Kiên Giang, Đồng Tháp, Sóc
Trăng, Cà Mau, Tiền Giang, Bến Tre và An Giang.
Xét riêng khu vực kinh tế Nông nghiệp-Lâm nghiệp-Thủy sản, cũng cho thấy sự chuyển
dịch theo xu hướng giảm giảm tỷ trọng đối với ngành Nông nghiệp và tăng tỷ trọng đối với
ngành Thủy sản. Tốc độ tăng trưởng GTSX của ngành Thủy sản giai đoạn 2000-2006 đạt

15,0%, so với tốc độ 1,4% của ngành Nông nghiệp. Tuy nhiên, ngành Nông nghiệp vẫn chiếm
tỷ trọng đáng kể (62,5%) trong tổng GTSX của khu vực kinh tế này.
Các tỉnh có GTSX ngành thủy sản đứng đầu vùng ĐBSCL bao gồm: Cà Mau, Kiên
Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh và An Giang.
2.2.4. Cơ sở hạ tầng
a). Giao thông
Giao thông thủy trong ĐBSCL vẫn là thế mạnh; khối lượng hàng hóa được vận chuyển bằng
đường thủy chiếm tới 90% tổng lượng hàng hóa được vận chuyển. Hai tuyến đường thủy chính là
Tp. HCM đi Cà Mau và Tp. HCM đi Kiên Lương đảm nhiệm tới 70-80% tổng hàng hóa vận
chuyển bằng đường thủy. Giao thông đường bộ cũng có sự tăng trưởng nhanh, song so với các
vùng miền khác vẫn còn lạc hậu hơn, còn nhiều cầu tạm, vẫn còn khoảng 20 xã chưa có đường ô tô
đến trung tâm xã, và hệ thống đường giao thông liên xã, liên ấp còn gặp rất nhiều khó khăn, nhất là
với những địa phương vùng sâu, xa và lại vô cùng khó khăn trong mùa ngập lũ.
b). Điện - nước
Ngành điện đã xây dựng bổ sung 4 tổ máy với công suất 37,5 MW, đồng thời với hệ
thống đường dây trung và hạ thế đã đưa điện về đến 100% số huyện trong vùng, 1.215/1.239 số
xã có điện lưới quốc gia, khoảng 75% dân số ĐBSCL đã dùng điện lưới; vẫn còn khoảng 2% số
xã chưa có điện lưới và khoảng 25% số hộ chưa dùng hoặc không có khả năng về tài chính để
dùng điện. Năm 2004, số hộ ở ĐBSCL không có nước sạch dùng trong sinh hoạt chiếm khoảng
42%, còn nhiều yếu tố gây ô nhiễm nguồn nước.
c). Hiện trạng về hệ thống thủy lợi
Giai đoạn 1996-2000, ngành thủy lợi đã đầu tư trên 4.000 tỷ đồng cho các công trình
thủy lợi và chống lũ trong đó vốn ngân sách Nhà nước trên 3.000 tỷ đồng. Đã xây dựng một
loạt hệ thống công trình thủy lợi, tạo điều kiện khai hoang thêm khoảng 100.000 ha đất canh
tác, chuyển vụ hơn 2000 ha, đưa diện tích lúa từ 3,19 triệu ha năm 1995 lên 3,92 triệu ha năm
2000. Toàn vùng đã lập quy hoạch cho 105 đô thị loại 5 trở lên, 1.132 trung tâm cụm xã, đã quy
hoạch 5 tuyến dân cư quan trọng nhất ở vùng ngập lũ.
Thực hiện Quyết định QĐ 99/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, GĐ 2000-2004 tổng
vốn để đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng của toàn vùng ĐBSCL là 114.000 tỷ đồng, trong đó
vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước của TW trên 13,4 ngàn tỷ đồng, nguồn ngân sách do

địa phương quản lý trên 23,6 ngàn tỷ đồng, tăng gấp 2 lần so với thời kỳ 5 năm trước. Riêng về
thủy lợi đã đầu tư trên 3,3 ngàn tỷ đồng, trong đó vốn do Bộ NN&PTNT quản lý là 1,6 nghìn tỷ
đồng, vốn do địa phương quản lý là 1,7 nghìn tỷ đồng. Đã triển khai trên 100 công trình thủy
lợi và hoàn thành khoảng 70% số công trình. Tuy nhiên các công trình thủy lợi trong vùng chưa
đáp ứng nhu cầu nước trong NTTS.
d). Hệ thống bưu chính viễn thông
Dịch vụ bưu điện tương đối phát triển, đến cuối 2006 đã có được 1.723.591 thuê bao ở
1.239/1.360 xã, phường của toàn vùng. Đã phát sóng các mạng thông tin di động đến tất cả các
huyện thị và hầu hết các xã trong vùng. Đã xây dựng và đưa vào sử dụng 1.367 điểm bưu cục và
bưu điện văn hóa xã cùng khoảng 55.000 thuê bao internet đều khắp trên toàn vùng, góp phần cung
cấp tốt thông tin liên lạc giữa các cấp, ban ngành và người dân trong toàn vùng.
15
e). Giáo dục-y tế
Đã có sự cải thiện lớn song còn lạc hậu với vùng ĐNB và chưa đạt chuẩn quốc gia, đặc
biệt ở vùng sâu vùng xa, cồn bãi, nơi đó thường có hộ nuôi cá tra.
2.3. ĐÁNH GIÁ VỀ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT
TRIỂN NUÔI CÁ TRA Ở VÙNG ĐBSCL
Nhìn chung, vùng ĐBSCL có điều kiện KT-XH tương đối thuận lợi cho việc phát triển
ngành Thủy sản, đặc biệt là phát triển nghề nuôi cá tra. Với nguồn lao động dồi dào, chất lượng
ngày càng được nâng cao, sẽ rất thuận lợi cho việc mở rộng qui mô và áp dụng các kỹ thuật tiên
tiến vào sản xuất. Xu hướng chuyển dịch giữa các ngành kinh tế (từ Nông nghiệp sang Thủy
sản) cũng phản ánh vai trò và tiềm năng phát triển của ngành thủy sản vùng ĐBSCL.
Phát triển nuôi theo hình thức công nghiệp cá tra đòi hỏi phải có sự đáp ứng cao hơn về hệ
thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cung cấp về điện và giao thông. Mặc dù hệ thống điện và giao thông
vùng ĐBSCL đã được cải thiện trong thời gian qua, nhưng mới chỉ đáp ứng phần so với nhu cầu sản
xuất. Việc thiếu hụt điện trong thời gian gần đây không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến vùng nuôi và
còn ảnh hưởng đến các nhà máy chế biến thức ăn và chế biến sản phẩm thủy sản.
Nuôi cá tra đòi hỏi nguồn vốn rất lớn, trong khi điều kiện kinh tế-xã hội của người dân
trong vùng chưa cao, chưa đủ tiềm lực để đầu tư vào sản xuất; do đó cần có chính sách kêu gọi
các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất; hệ thống ngân hàng cho vay vốn để người dân có thể

hoạt động sản xuất, nhằm khai thác lợi thế tiềm năng và đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã
hội chung của vùng.
16
PHẦN III
HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CÁ TRA
Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN 1997-7/2008
3.1. TÌNH HÌNH NUÔI CÁ TRA TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC
3.1.1. Trên thế giới
Cá tra phân bố ở một số nước Đông Nam Á như Campuchia, Thái Lan, Inđônêxia và
Việt Nam. Đây là loài cá được nuôi ở hầu hết ở các nước Đông Nam Á và là một trong các loài
cá nuôi quan trọng của khu vực này (đặc biệt ở Việt Nam). Bốn nước trong khu vực hạ lưu sông
Mê Kông đã có nghề nuôi cá tra truyền thống là Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam do có
nguồn cá giống tự nhiên khá phong phú. Ở Campuchia, tỷ lệ cá tra thả nuôi chiếm 98% trong 3
loài thuộc họ cá tra, chỉ có 2% là cá basa và cá vồ đém, sản lượng cá tra nuôi chiếm một nửa
tổng sản lượng các loài cá nuôi của cả nước. Tại Thái Lan, trong số 8 tỉnh nuôi cá nhiều nhất,
có đến 50% số trại nuôi cá tra. Một số nước trong khu vực như Malaysia, Inđônêxia cũng đã
nuôi cá tra có hiệu quả từ những thập niên 70-80 của thế kỷ trước.
3.1.2. Trong nước
Nuôi cá tra ở Việt Nam đã có từ những năm 50 của thế kỷ trước ở ĐBSCL, ban đầu chỉ
nuôi ở qui mô nhỏ, cung cấp thực phẩm phục vụ tiêu dùng tại chỗ; các hình thức nuôi chủ yếu
là tận dụng ao, mương vườn và nguồn thức ăn sẵn có. Vào những năm cuối của thập niên 90 thế
kỷ trước, tình hình nuôi cá tra đã có những bước tiến triển mạnh; các doanh nghiệp chế biến đã
tìm được thị trường xuất khẩu, các Viện nghiên cứu đã thành công trong việc đưa ra qui trình
sản xuất con giống và qui trình nuôi thâm canh đạt năng suất cao,… ngay sau đó đối tượng nuôi
này được lan tỏa và đưa vào nuôi ở nhiều vùng miền trên cả nước.
Trong giai đoạn phát triển này, đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về cá tra:
Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản, tình hình dịch bệnh, khả năng thích ứng với các điều
kiện môi trường, các loại thức ăn và thành phần thức ăn liên quan đến tỉ lệ sống và tốc độ tăng
trưởng,…. Đây là những nghiên cứu rất có giá trị, là cơ sở để nghề nuôi cá tra phát triển mạnh,
đạt được những kết quả như ngày nay.

Việc chủ động sản xuất giống cá tra nhân tạo, đáp ứng đủ nhu cầu nuôi đã mở ra khả
năng sản xuất hàng hóa tập trung phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.
3.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ TRA Ở ĐBSCL
3.2.1. Diễn biến diện tích và số lượng lồng bè nuôi cá tra
(1). Diễn biến diện tích nuôi
Diện tích nuôi cá tra trong vùng liên tục được mở rộng và thực sự phát triển đại trà ở
hầu hết tất cả các tỉnh thành của vùng ĐBSCL trong năm 2005. Vào năm 1997, cá tra mới chỉ
được nuôi ở tỉnh Tiền Giang và An Giang, với diện tích 1.290 ha; đến năm 2002 nuôi cá tra đã
phát triển ở 5 tỉnh với diện tích tăng lên 2.413,2 ha; tốc độ tăng trưởng bình quân về diện tích
giai đoạn 1997-2002 là 13,34%/năm.
Loại hình nuôi cá tra thâm canh trong ao, đăng quầng (chủ yếu nuôi ao) phù hợp với
những ưu điểm về đặc tính sinh học của cá tra và mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi. Với
sự phát triển nuôi tự phát, thiếu quy hoạch nên diện tích liên tục gia tăng. Đến năm 2003, diện
tích nuôi là 2.792,4 ha, tăng nhanh vào năm 2007 lên tới 5.429,7 ha; tốc độ tăng trưởng bình
quân giai đoạn 2003-2007 là 18,1%/năm. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong 11 năm (1997-
2007) là 15,46%/năm, diện tích nuôi cá tra năm 2007 tăng gấp 4,2 lần so với năm 1997. Đến
tháng 7/2008 đã triển khai nuôi cá tra được 5.350,8 ha, gần bằng với diện tích nuôi năm 2007.
17
Năm 2007, Tp.Cần Thơ có diện tích nuôi cá tra cao nhất trong vùng là 1.569,9 ha, chiếm
29%; kế đến là tỉnh An Giang với diện tích nuôi là 1.393,8 ha, chiếm 25,7%; tỉnh Đồng Tháp
với diện tích 1.272 ha, chiếm 23,4%. Tỷ lệ về diện tích của 3 tỉnh này chiếm khoảng 78% diện
tích nuôi cá tra toàn vùng. Các tỉnh có tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2003-2007 cao
như: Sóc Trăng (74,98%/năm), Đồng Tháp (32,84%/năm), Vĩnh Long (52,95%/năm), Hậu
Giang (58,43%/năm), Cần Thơ (29,86%/năm).
Hình 3.1: Diễn biến diện tích nuôi cá tra ở vùng ĐBSCL giai đoạn 1997-7T/2008
18
Bảng 3.1: Diện tích nuôi cá tra ở các tỉnh ĐBSCL giai đoạn 1997- 7T/2008 ĐVT: ha
TT
Địa
phương/Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 7T/2008

TĐTT GĐ TĐTT GĐ TĐTT GĐ
1997-2002 2003-2007 1997-2007
1 Long An
- - - - - - - 100,0 150,0 0,0 0,0 0,0

2 Tiền Giang
850,0 900,0 815,0 738,0 860,0 860,0 880,0 900,0 920,0 42,0 82,0 120,0
0,23 -44,75 -20,85
3 Bến Tre
- - - - - - - 54,3 57,9 97 495 680,0

4 Trà Vinh
- - - - - - - 151,1 76,6 38,0 50,0 60,6

5 Sóc Trăng
- - - - - - 16,0 39,0 84,0 45,0 140,0 210,5
71,99
6 Bạc Liêu
- - - - - - - 5,5 6,0 0 0 0,0

7 Cà Mau
- - - - - - - - 3,0 0 0 0,0

8 Kiên Giang
- - - - - - - - 20,0 0 0 0,0

9 An Giang
440,0 400,0 600,0 400,0 401,1 650,0 860,9 765,2 815,0 807,2 1.393,8 1.392,0
8,12 12,80 12,22
10 Đồng Tháp

- 435,0 510,0 595,0 567,5 480,0 408,5 520,0 1.826,0 1.580 1.272 1.110,4
32,84
11 Vĩnh Long
- - - - 15,0 40,2 55,0 92,0 131,0 204 301 336,4
52,95
12 Hậu Giang
-
- 20,0 27,0 40,0 42,0 126,0 199,0
58,43
13 Cần Thơ
- 328,0 390,0 473,0 383,0 552,0 671,0 783,0 797,8 1.569,9 1.241,9
29,86
Tổng
1.290,0 1.735,0 2.253,0 2.123,0 2.316,6 2.413,2 2.792,4 3.325,1 4.912,5 3.653,0 5.429,7 5.350,8
13,34 18,09 15,46
(Nguồn: Báo cáo của các Sở Thủy sản, Sở NN & PTNT và Cục Nuôi trồng Thủy sản, giai đoạn 1997-7/2008)

TĐTTGĐ: Tốc độ tăng trưởng giai đoạn (%/năm)
18
(2). Diễn biến số lượng lồng bè nuôi
Năm 1997, nuôi cá tra lồng bè mới chỉ xuất hiện ở An Giang với 100 lồng, tương
đương 20.000m
3
, sau đó phong trào nuôi cá tra lồng bè bắt đầu lan rộng sang các tỉnh Đồng
Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang và đạt cao nhất về số lượng bè vào năm 2003 (2.333
lồng); thể tích cao nhất năm 2004 đạt 683.856m
3
, giai đoạn về sau hình thức nuôi lồng bè giảm
xuống rất nhanh cả về số lượng và thể tích nuôi.
Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1997-2002 về số lượng bè là 47,44%/năm, về

thể tích là 51,38%/năm. Giai đoạn 2003-2007, tốc độ tăng trưởng bình quân âm là (-
49,48%/năm về số lượng, -52,5%/năm về thể tích) do hình thức nuôi lồng bè kém hiệu quả về
mặt kinh tế hơn so với nuôi cá tra trong ao. Tốc độ tăng trưởng bình quân về số lượng và thể
tích lồng bè nuôi qua 10 năm khoảng 4%/năm. Thể tích trung bình qua các năm mỗi lồng nuôi
trong vùng là 250m
3
/lồng, dao động trong khoảng 198-363m
3
/lồng.
Trong vùng có 5 tỉnh nuôi cá tra lồng bè: An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Tiền Giang
và Vĩnh Long nhưng phát triển mạnh chỉ tập trung ở 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp. Năm
2003, tỉnh An Giang số lượng lồng bè lên cao nhất là 1.804 lồng, Đồng Tháp là 300 lồng; số
lượng lồng bè 2 tỉnh này chiếm khoảng 90% trong toàn vùng. Năm 2004, tỉnh An Giang có thể
tích nuôi lồng bè cao nhất (564.846m
3
), tiếp đến Đồng Tháp (75.000m
3
) và chỉ riêng 2 tỉnh đã
chiếm 93,6% thể tích trong toàn vùng.
Tuy nhiên, đến năm 2008 tỉnh An Giang chỉ còn 172 lồng tương ứng với 33.903m
3
, tỉnh
Đồng Tháp không còn áp dụng loại hình nuôi lồng bè cho cá tra. Các lồng bè nuôi các tra trong
những năm gần đây chuyển sang nuôi các đối tượng khác như cá điêu hồng, cá he, cá trắm cỏ,
cá lóc,….
Hình 3.2: Diễn biến thể tích và số lượng lồng bè nuôi của vùng ĐBSCL GĐ ‘97-7/2008

19
Bảng 3.2: Số lượng và thể tích lồng bè nuôi cá tra các tỉnh ĐBSCL giai đoạn 1997- 7T/2008 ĐVT: lồng
TT

Địa
phương/Năm
1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 7T/2008 TĐTT GĐ TĐTT GĐ TĐTT GĐ
1997-2002 2003-2007 1997-2007
1 An Giang 100 200 550 1.900 1.600 1.750 1.804 1.584 656
247 126
172 43,01 -48,59 2,34
* Thể tích (m
3
) 20.000 40.000 110.000 380.000 320.000 437.500 471.148 564.846 255.635
98.153 24.836 33.903
47,06 -52,08 2,19
2 Đồng Tháp 0 441 317 400 396 320 300 300 129 52 15 0 -52,71
* Thể tích (m
3
) 0 111.573 80.201 101.200 100.000 80.000 74.722 75.000 38.718 2.633 768 0 -68,16
3 Cần Thơ 0 0 35 41 50 80 120 80 40 0 0 0
* Thể tích (m
3
) 0 0 2.345 2.747 3.350 5.350 7.470 9.960 6.000 0 0 0
4 Vĩnh Long 0 0 0 0 12 81 109 95 20 6 5 4 -53,72
* Thể tích (m
3
) 0 0 0 0 4.200 28.350 38.150 33.250 7.000 4.000 3.300 2.640 -45,77
5 Tiền Giang 0 0 0 0 2 2 0 4 5 6 6 0
* Thể tích (m
3
) 0 0 0 0 400 400 0 800 1.000 1.200 1.200 0
Tổng 100 641 902 2.341 2.060 2.233 2.333 2.063 850 311 152 176 47,44 -49,48 4,28
Thể tích (m

3
) 20.000 151.573 192.546 483.947 427.950 551.600 591.490 683.856 308.353 105.986 30.104 36.543 51,38 -52,50 4,17

Thể tích
TB/lồng (m
3
) 200 236 213 207 208 247 254 331 363 341 198 208
(Nguồn: Báo cáo của các Sở Thủy sản, Sở NN & PTNT và Cục Nuôi trồng Thủy sản, giai đoạn 1997-7/2008).

TĐTTGĐ: Tốc độ tăng trưởng giai đoạn (%/năm)
20
3.2.2. Diễn biến sản lượng, năng suất nuôi cá tra
(1). Diễn biến sản lượng
Sản lượng nuôi cá tra ao, đăng quầng liên tục tăng trong giai đoạn 1997-2007, từ
23.250 tấn (năm 1997) lên 683.567 tấn (năm 2007) và tăng gấp 29,4 lần. Tốc độ tăng trưởng
sản lượng trung bình giai đoạn 1997-2007 là 40,23%/năm, cao hơn rất nhiều so với tăng trưởng
bình quân diện tích (15,46%/năm).
Hệ quả của việc phát triển nuôi cá tra thiếu quy hoạch, kém bền vững trong năm 2007
và những tháng đầu năm 2008 dẫn đến sản lượng cá tra trong vùng tiếp tục tăng nhanh vào 7
tháng đầu năm 2008 với sản lượng đạt được 833.564 tấn, tăng gấp 36 lần so với năm 1997.
Theo ước tính thì sản lượng những tháng cuối năm 2008 sẽ còn tiếp tục tăng cao, tình trạng
khủng hoảng thừa nguyên liệu cá tra do mất cân đối cung cầu vẫn còn tiếp diễn. Sản lượng cá
tra trong vùng thừa đến ngày 21/7/2008 ước113.000 tấn.
Tốc độ tăng trưởng về sản lượng nuôi cá tra ao, đăng quầng bình quân giai đoạn 1997-
2002 là 32,23%/năm; giai đoạn 2003-2007 là 50,49%. Song tốc độ tăng trưởng về sản lượng cá
tra nuôi lồng bè có xu hướng ngược lại với sản lượng cá tra nuôi ao. Tốc độ tăng trưởng bình
quân trong 10 năm (1997-2007) đạt 3,19%/năm, trong đó tốc độ tăng mạnh ở giai đoạn năm
1997-2002 (143,46%/năm), nhưng lại giảm dần ở những năm tiếp theo (đạt -64,95%/năm, giai
đoạn 2003-2007).
Theo số liệu thống kê được bổ sung từ các Sở NN & PTNT các tỉnh thành có nuôi cá

tra thâm canh đến tháng 7/2008 thì TP.Cần Thơ có sản lượng cao nhất là 260.000 tấn, chiếm
31,2% sản lượng toàn vùng, kế đến là tỉnh An Giang là 204.624 tấn, chiếm 24,5% và tỉnh Đồng
Tháp là 150.994 tấn, chiếm 18,1%. Nhìn chung, sản lượng 3 tỉnh này đóng góp đáng kể và
chiếm 73,9% so tổng sản lượng; các tỉnh còn lại: Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh,
Hậu Giang và Vĩnh Long chiếm tỷ trọng 26,1% so với toàn vùng. Sản lượng nuôi lồng bè của
các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Tiền Giang và TP. Cần Thơ năm 2003 đạt cao nhất
là 63.479 tấn, chiếm 33% tổng sản lượng. Đến 7/2008 chỉ có tỉnh An Giang và Vĩnh Long còn
nuôi lồng bè, với sản lượng không đáng kể (2.608 tấn) chiếm 0,31%.
Hình 3.3: Diễn biến sản lượng nuôi cá tra ĐBSCL giai đoạn 1997-7T/2008
21
Bảng 3.3: Sản lượng cá tra nuôi vùng ĐBSCL giai đoạn 1997 - 7T/2008 ĐVT: tấn
TT Địa phương/Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 7T/2008
TĐTT GĐ
1997-2002
TĐTT GĐ
2003-2007
TĐTT GĐ
1997-2007
I Nuôi ao, đăng quầng 22.550 30.700 50.330 52.248 46.107 91.145 133.099 210.457 371.482 405.617 682.609 832.956 32,23 50,49 40,64
1 Long An - - - - - - - 700 1.200 0 0 0
2 Tiền Giang 2.550 2.700 3.260 2.952 3.440 10.320 11.440 18.900 27.000 7.950 17.000 11.000 32,26 10,41 20,89
3 Bến Tre - - - - - - - 12.034 4.500
18.340
40.963 52.000
4 Trà Vinh - - - - - - - 10.604 8.324 9.435 9.483 12.000
5 Sóc Trăng - - - - - - 2.400 5.850 13.560 9.124 18.000 23.000 65,49
6 Bạc Liêu - - - - - - - 110 120 0 0 0
7 Cà Mau - - - - - - - - 75 0 0 0
8 Kiên Giang - - - - - - - - 400 0 0 0
9 An Giang 20.000 18.000

30.00
0
30.00
0 19.137 35.250 56.451 70.605 108.888 61.444 116.526 204.624 12,00 19,86 19,27
10 Đồng Tháp - 10.000 12.150 11.916 12.800 15.650 17.010 31.500 86.515
124.40
0 227.463 150.944 91,23
11 Vĩnh Long - - - 750 1.270 7.280 7.700 15.396 31.800
37.100 79.710 83.568
79,37
12 Hậu Giang
-
- - - - - 2.400 3.375 6.250 5.880 18.900 35.820 67,52
13 Cần Thơ - 4.920 6.630 9.460 22.645 35.698 41.383 82.850
131.94
4
154.56
4
260.000
44,25
II Nuôi lồng bè 700 15.230 19.005 41.105 55.550 59.872 63.479 59.504 43.264 4.201 958 2.608 143,46 -64,95 3,19
1 An Giang 700 2.000 10.000
30.00
0 44.000 47.440 48.724 44.417 34.840 3.721 536 2.376 132,39 -67,61 -2,63
2 Đồng Tháp -
13.23
0 7.925 10.000 9.900 8.400 7.995 9.000 5.972 0 0 0
3 Cần Thơ - - 1.080 1.105 1.170 1.200 2.400 518 142 0 0 0
4 Vĩnh Long - - - - 450 2.800 4.360 5.505 2.200
348 290 232

-49,22
5 Tiền Giang - - - - 30 32 - 64 110 132 132 0
Tổng sản lượng (I+II) 23.250 45.930 69.335 93.353 101.657 151.017 196.578 269.961 414.746 409.818 683.567 835.564 45,39 36,56 40,23
22
(Nguồn: Báo cáo của các Sở Thủy sản, Sở NN & PTNT và Cục Nuôi trồng Thủy sản, giai đoạn 1997-7/2008)
23
(2). Năng suất nuôi cá tra
Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cộng với kinh nghiệm thực tiễn của người nuôi
đã đưa năng suất nuôi cá tra bình quân hàng năm trong vùng tăng liên tục trong giai đoạn
1997-2007. Năm 1997, năng suất nuôi cá ao, đăng quầng đạt 17,5tấn/ha tăng lên đến
125,5tấn/ha vào năm 2007 (tăng gấp 7,18 lần). Riêng 7 tháng đầu năm 2008, năng suất bình
quân cả vùng đạt 157 tấn/ha, đạt cao nhất so với các đối tượng nuôi nước ngọt đang nuôi hiện nay
ở vùng ĐBSCL.
Nuôi cá tra lồng bè năng suất tăng từ 35kg/m
3
năm 1997 lên cao nhất 140kg/m
3
năm
2005 (tăng gấp 4,0 lần). Năng suất nuôi thấp nhất vào năm 2007 chỉ ở mức 32kg/m
3
và 7 tháng
2008 năng suất tăng trở lại là 71kg/m
3
. Qua hình 3.4 cho thấy năng suất nuôi cá tra lồng bè giai
đoạn 10 năm qua liên tục biến động và có chiều hướng giảm dần trong những năm gần đây.
Tình trạng năng suất giảm dần là do những nguyên nhân tác động đến như: điều kiện nuôi chật
hẹp với chất lượng nước ngày càng suy giảm, bệnh dịch diễn biến phức tạp, đầu tư chưa đúng
mức Năng suất giảm, cộng thêm vào đó số lượng lồng nuôi giảm đi dẫn đến sản lượng nuôi
cá tra lồng bè chiếm một tỷ lệ không đáng kể so với tổng sản lượng cá tra của toàn vùng.
Khu vực nuôi cá tra có năng suất cao nhất hiện nay là ở các khu đất cồn, bãi đạt khoảng

300-400 tấn/ha. Ngoài ra nuôi cá tra ao, đăng quầng ven các sông lớn cũng có năng suất rất cao
đạt từ 200-300tấn/ha. Đối với loại hình nuôi ao sâu trong nội đồng thì có năng suất thấp hơn từ
30-80tấn/ha. Các tỉnh có năng suất nuôi cá tra cao và ổn định trong vùng như: Bến Tre, Vĩnh
Long, Trà Vinh năng suất nuôi dao động từ 190-300 tấn/ha.
Hình 3.4: Năng suất nuôi cá tra ao, đăng quầng; lồng bè GĐ 1997-7T/2008 ở ĐBSCL
(3). Mối tương quan giữa diện tích và sản lượng cá tra vùng ĐBSCL
Qua số liệu thực nghiệm, xây dựng được phương trình hồi quy tuyến tính và các
phương trình hồi quy phi tuyến nhằm xác định mối tương quan giữa diện tích, năng suất và sản
lượng làm cơ sở cho dự báo quy hoạch.
- Phương trình hồi quy tuyến tính được kiểm định và xác lập:
+ Y = 181,016x - 322.458 (r = 0,933; P < 0,05; F = 67,396) (1, Linear)
+ Các phương trình hồi quy phi tuyến được kiểm định và xác lập:
23

×