PIfast
Cinebench 2003 (cinebench 8)
Cinebench 9.5
Fract
CPU RightMark
PCMark04 - PCMark05 - 3DMark2001 SE - 3DMark03 - 3DMark05 - 3DMark06
Cuối cùng là bắt tay vào ép xung, các bạn có thể tham khảo thread này, do
amdbarton viết, hướng dẫn oc rất chi tiết:
Hướng dẫn OC cho newbies
Những điều cần chú ý khi đi mua đồ âm thanh
Những điều cần ghi nhớ trước khi đi mua đồ âm thanh
1. Hãy lập một danh sách những gì cần mua trước khi đi mua hàng. Tránh tình
trạng cái cần mua thì không mua được, cái không cần mua thì lại ê hề.
2. Sau đó hãy cân nhắc một ngân quỹ dành cho những món hàng đó và cố gắng
chi tiêu trong giới hạn của khoản ngân quỹ đã xác định, bởi nếu không khiv ào
những siêu thị lớn bạn sẽ dễ bị hoa mắt và những tư vấn ngon ngọt của người bán
sẽ dễ khiến ngân quỹ của bạn bị "vọt xà".
3. Hãy nghe thử sản phẩm định mua. So sánh với những thông tin bình luận về
chúng mà bạn biết qua các phương tiện truyền thông như sách, báo, tạp chí chuyên
ngành, các diễn đàn Tham khảo các thông số kỹ thuật của máy nếu có điều kiện.
Nghe thử bằng những đĩa, băng nhạc mà mình quen thuộc. Thiết bị bạn mua phải
thể hiện âm thanh hay với loại nhạc mà bạn ưa thích.
4. Quyết định cuối cùng về món đồ bao giờ cũng là bạn. Bạn cần phải tin chính
bạn hơn là những người bán hàng. Hãy tìm hiểu nó qua sách vở, báo chí hoặc
bạn bè có hiểu biết về lĩnh vực này, nhưng bạn phải luôn tự tin vào đôi tai của
mình. Đừng nên "đẽo cày giữa đường".
5. Ngày nay, ở các cửa hàng chuyên bán đồ âm thanh thường có một đội ngũ kỹ
thuật viên bán hàng. Nên đề nghị người bán cũng cấp cho bạn thông tin về máy,
đặc điểm kỹ thuật, cũng như loại nhạc mà mình ưa thích để được tư vấn.
6. Nên tránh đi hàng vào những ngày đông khách (dịp cuối tuần, ngày lễ, ngày
nghỉ, Tết ) để được phục vụ chu đáo hơn.
7. Thử hỏi xem có được mang về nhà thử hay không? Điều này rất quan trọn vì
bạn bỏ ra một khoản tiền khá lớn cho món đồ định mua, cần phải có một quyết
định chính xác. Rất nhiều chủ cửa hàng sẵn sàng phục vụ bạn, tuy nhiên bạn sẽ
phải bỏ tiền ra đặt cọc hoặc cho người mang tới tận nhà cho bạn nghe thử.
8. Đừng bỏ quên những cửa hàng nhỏ không có phòng thử máy, bạn có thể
tham khảo ở cửa hàng lớn và mua hàng ở cửa hàng nhỏ để tránh trả thêm tiền cho
các chi phí thuê địa điểm. Nếu giá như nhau thì nên mua ở cửa hàng lớn nhằm đảm
bảo có được sự hậu mãi tốt (dù rằng dịch vụ của cửa hàng lớn chưa chắc đã tốt
bằng các cửa hàng nhỏ)
9. Tránh nhưng cửa hàng không có uy tín, không cho biết rõ nguồn gốc xuất xứ
của sản phẩm. Chú ý các điều kiện ghi trong phiếu bảo hành cũng như những cam
kết của cửa hàng để có sự đảm bảo về chất lượng sau khi mua.
10. Những sản phẩm bày mẫu bán hạ giá cũng có thể là một sự lựa chọn. Tuy
nhiên cần có sự đảm bảo về chất lượng bên trong sản phẩm từ phía cửa hàng. Máy
đã qua sử dụng, hoặc đổi máy, nâng đời cũng là một hướng cần quan tâm, tiết kiệm
chi phí, nhất là đối với các bạn đã có nhiều kinh nghiệm.
11. Không nên mua các sản phẩm được bán quá rẻ "của rẻ là của ôi", nhất là đồ
âm thanh. Không nên mua các món đồ ở vỉa hè, bày bán trên xe, vì bạn dễ mua
phải hàng rởm.
12. Nếu bạn không thích món đồ đó thì dừng mua, Đừng để người bán hàng nói
khéo hoặc ép bạn phải mua nếu bạn không muốn!
Official AMD64 thread
Copy của bro IMAX khi voz chưa die , một bài viết hay và nhiều công sức , giờ
gửi lại để bro nào chưa đọc có thể tham khảo , thanks bro IMAX và mong rằng nó
sẽ được stick như trước
==================================================
===========
Bài viết này chủ yếu lượm lặt thông tin trên internet và tham khảo 1 số bài viết của
các member vOz, cộng với 1 số kinh nghiệm ít ỏi của bản thân.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích được được 1 phần nào cho những ai “đang ở cái
buổi ban đầu ngơ ngác ấy” tìm hiểu về A64 (giống như tui vậy ^_^).
Do thời gian chuẩn bị không nhiều và với kiến thức còn hạn chế của bản thân nên
sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Mong mọi người cùng tham gia góp ý xây
dựng thêm nhé ^_^.
PHẦN I : GIỚI THIỆU CHUNG, CHUNG……CHUNG (tức là không có gì rõ
ràng cả ^_^)
Có lẻ A64 đã từng và sẽ hiện diện trong giấc mơ của nhiều người hàng đêm ^_^.
Bản thân tôi đã nhiều lần mơ về 1 hệ thống A64 để thỏa mãn cơn thèm khát về
công nghệ mới ^_^.
A64 “có gì hay” mà thu hút niềm đam mê của nhiều người đến thế nhỉ? Câu trả lời
thật đơn giản,
“AMD đã làm 1 cuộc cách mạng lớn khi đưa vào nhân bộ xử lý A64 2 công nghệ
thật tuyệt vời, đó là khả năng xử lý 64bit và tích hợp luôn bộ điều khiển bộ nhớ "
(có lẻ điều tuyệt vời nhất chính là cái này đây ^_^)
1. Bộ điều khiển bộ nhớ (Memory control)
Kể từ dòng K7 trở về trước, bộ điều khiển bộ nhớ do chipset cầu bắc đảm nhận,
nhiệm vụ chính của chipset cầu bắc là làm cầu nối trung gian giữa CPU và bộ nhớ
chính thông qua FontSideBus (FSB).
Do đó về mặt lý thuyết bus bộ nhớ sẽ bị giới hạn theo bus của CPU hay bus của
chipset, trong khi đó, bus bộ nhớ hiện nay đã được đẩy lên rất cao, ta thường nghe
nói đến bộ nhớ DDR500, DDR550, DDR600 và cao hơn nữa.
Đến dòng K8 - A64, AMD đã tích hợp luôn bộ điều khiển bộ nhớ vào trong nhân
của CPU (core) nên có thể nói rằng trong chừng mực nào đó bus bộ nhớ cao đến
bao nhiêu CPU đều có thể đáp ứng được (hay quá anh em nhỉ ^_^).
Bên cạnh đó việc tích hợp bộ điều khiển bộ nhớ còn góp phần rất lớn trong việc
giảm đáng kể “độ trễ” của dữ liệu do không phải truyền từ CPU qua chipset cầu
bắc và ngược lại, đồng thời “vứt bỏ” nút thắt dữ liệu giúp gia tăng băng thông giữa
CPU và bộ nhớ chính. (Edit bởi linhVNDIY)
Theo đánh giá chủ quan chính điều này đã góp phần đáng kể trong việc kéo dài
tuổi thọ của RAM DDRI, trước sự cạnh tranh lăm le thay thế của RAM DDRII
^_^.
2. HyperTransport Technology (HTT)
Công nghệ HyperTransport là 1 kết nối tốc độ cực nhanh theo kiểu điểm đến điểm
để kết nối các thành phần trên motherboard. Công nghệ này được phát minh bởi
AMD và được ứng dụng trong những lĩnh vực đòi hỏi dữ liệu được truyền đi với
cường độ cao, tốc độ lớn và độ trễ nhỏ. Và AMD đã ứng dụng luôn công nghệ này
vào bộ xử lý A64 (thật tuyệt vời).
Bằng công nghệ HyperTransport, bộ xử lý A64 sẽ giao tiếp với 2 thành phần chính
trong hệ thống là memory và chipset thông qua HyperTransport bus (gọi là HTT).
Tuyến giao tiếp giữa CPU và chipset được gọi với tên mới là HT bus. Và điểm đặc
biết là 2 tuyến giao tiếp này hoàn toàn độc lập với nhau, sự thay đổi của tuyến bus
này sẽ không gây ảnh hưởng đến bus kia và nguợc lại (lạ quá ^_^). Do đó AMD đã
không gọi HT bus là FSB nữa, mặc dù nhìn bề ngoài chúng có vẻ giống nhau.
Ở dòng K7 trở về trước, FSB đóng vai trò quan trọng nhất trong tốc độ của hệ
thống, FSB thấp đồng nghĩa với việc đang sỡ hữu 1 hệ thống có tốc độ chậm.
A64 thì hoàn toàn không xảy ra điều này, có thể bạn đang cài đặt HT bus ở mức
thấp (thấp hơn cả mức mặc định của nhà sản xuất chẳng hạn), nhưng tốc độ của
toàn bộ hệ thống lại không thấp tí nào thế mới lạ chứ ^_^. Chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ
hơn cái HT bus này ở phần sau nhé ^_^.
3. Hệ số nhân :
Trong hệ thống A64 có 2 HSN khác nhau cần quan tâm đó là :