Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Kinh nghiệm nuôi cá song nước ngọt từ Trung Quốc doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.24 KB, 2 trang )

Kinh nghiệm nuôi cá song nước ngọt từ Trung Quốc
Về đặc điểm hình thái chủ yếu của cá song nước ngọt, các tài liệu của Trung
Quốc mô tả như sau:
- Mình cá thoi, dẹt ngang, lưng dầy, vảy nhỏ, đầu cơ trung bình, hàm dưới
hơi nhỏ, phía trong hàm trên và hàm dưới có những mấu lồi chất sừng dạng răng
cưa, miệng cá rộng, răng nhỏ dạng lông tơ và rất sắc bén.
- Thân cá có màu vàng nhạt, điểm màu đen, phần đầu và lưng có nhiều chấm
đen xếp thành vệt dài từ đầu mõm tới gốc vây đuôi, trên nắp mang có 3 vệt đen
xếp thành hình dải quạt (hình tia phóng xạ).
Đặc điểm sinh học chủ yếu:
Tập tính sinh sống
Cá song nước ngọt ưa môi trường nước sạch, đặc biệt là ở những nơi có
dòng nước chảy nhẹ, qua thuần hóa trong điều kiện nuôi, cá song nước ngọt có
thể sống bình thường được ở những ao nuôi nước hơi béo và ở những đầm nước
lợ có độ mặn dưới 10 phần nghìn. Là một loài cá nước ấm, sống được trong
phạm vi nhiệt độ nước từ 2-34
oC
, nhiệt độ sống thích hợp từ 15-25
oC
, lớn nhanh
nhất ở nhiệt độ 20-25
oC
, dưới 15
oC
và trên 28
oC
cá ăn ít nhưng ở nhiệt độ 30
oC

vẫn còn ăn. Cá song nước ngọt bỏ ăn khi nhiệt độ nước xuống dưới 10
oC


hoặc
khi nước ao có sóng gió lớn, nước quá đục. Đáy ao nuôi thích hợp nhất là đất
thịt trên phủ một lớp cát sỏi, nước ao nuôi cần đảm bảo hàm lượng ôxy cao từ
4mg/l trở lên. Nuôi cá song nước ngọt trong mùa đông không cần phải có các
biện pháp chống rét đặc biệt như nuôi cá chim trắng.
Tính ăn:
Cá song nước ngọt ăn thức ăn động vật là chính, nhưng cũng ăn tạp. Tính
tình hung dữ, hay tranh mồi của nhau. Lúc còn nhỏ cá ăn luân trùng, Chadocera
Copepoda và trùng chỉ là chính. Khi thức ăn không đủ sẽ ăn thịt lẫn nhau. Khi
lớn ăn cá con, tôm nhỏ và côn trùng là chính. Ngay từ giai đoạn cá còn nhỏ, có
thể luyện cho cá ăn thịt cá tươi xay nhỏ hoặc thức ăn chế biến dạng hạt.
Sinh trưởng:
Tại các vùng nước tự nhiên ở Bắc châu Mỹ, cá thể lớn nhất đã bắt được và
ghi chép được dài tới 75cm, cân nặng 9,7kg. Trong điều kiện nuôi tại Quảng
Đông, cá lớn rất nhanh, nuôi 1 năm từ cá giống đẻ đầu năm tới cuối năm có thể
lớn 0,5-0,6kg (lớn nhất 1,15kg), nuôi 2 năm đạt từ 2kg trở lên. Thông thường,
chỉ nuôi 1 năm đạt tiêu chuẩn cá thịt (0,5kg trở lên).
Sinh sản:
Cá đã nuôi qua 1 tuổi đông có thể thành thục sinh sản, nhưng để đảm bảo
chất lượng con giống, trong sản xuất thường dùng cá bố mẹ từ 2 tuổi trở lên.
Mùa vụ sinh sản của cá song nước ngọt ở Quảng Đông từ tháng 2 đến tháng 5
hàng năm trong đó mùa vụ chính từ giữa tháng 3 đến giữa tháng 4. Trứng cá có
độ dính nhẹ có thể cho cá đẻ và ấp trứng cá trong ao, bể nuôi ở nhiệt độ nước
24-26
oC
, trứng cá thụ tinh sau 32 giờ bắt đầu nở. Cá song nước ngọt con 4 ngày
tuổi (cá bột) có chiều dài thân từ 5,8-6,5mm. Ương độ 20-25 ngày thành cá
hương cỡ 2-3cm, nuôi tiếp 1 tháng có thể thành cá giống cỡ 5-6cm.
Vài nét về tình hình phát triển nuôi cá song nước ngọt ở Trung Quốc.
Với những thông tin có được giới hạn tới năm 2000, xin giới thiệu một vài

nét tóm tắt như sau:
Năm 1983, Trung Quốc bắt đầu nhập giống cá song nước ngọt về nuôi ở
Quảng Đông. Sau 2 năm nghiên cứu đã thành công bước đầu về kỹ thuật sản
xuất giống và kỹ thuật nuôi cá thịt. Đến nay, kỹ thuật sản xuất giống, kỹ thuật
nuôi cá thịt và phòng trị bệnh đã khá hoàn chỉnh, đã phổ biến áp dụng rộng rãi.
Hiện nay, cá song nước ngọt đã được nuôi rộng rãi trên khắp đất nước Trung
Quốc, nhưng nuôi nhiều nhất ở các tỉnh phía Nam như Phúc Kiến, Quảng Đông,
Quảng Tây, Hải Nam, trong đó Quảng Đông đứng hàng đầu. Cá song nước ngọt
được coi là một loài cá đặc sản mới bổ sung vào cơ cấu đàn cá nuôi chủ yếu của
Trung Quốc. Thức ăn chủ yếu để nuôi trong giai đoạn cá thịt là tôm cá tạp nhỏ.
Những nơi có điều kiện nuôi bằng tôm, cá tạp biển (tôm cá tạp biển tươi ướp đá)
chi phí thức ăn thấp hơn, nơi có nhiều kinh nghiệm nuôi hệ số thức ăn chỉ từ 4-
5. Có những vùng đã nhập số lượng cá tạp biển từ Việt Nam về để nuôi cá vược
đen.
Thị trường tiêu thụ chủ yếu là các đô thị lớn nhỏ trong nội địa Trung Quốc
và các đặc khu hành chính Hồng Kông, Ma Cao. Thời vụ thu hoạch chính là vào
các tháng cuối năm, nhưng hiện nay phần lớn các cơ sở nuôi đều áp dụng biện
pháp thu tỉa bán quanh năm để đáp ứng nhu cầu thị trường và tăng thu nhập. Giá
cá song nước ngọt tại thị trường Quảng Đông lúc đầu rất đắt, cao gấp 10-15 lần
so với cá chép và cá trắm cỏ. Gần đây do sản xuất phát triển, sản lượng nuôi
tăng nhanh, giữa cung và cầu cân đối nên giá cả tương đối ổn định, biến động từ
30-50 NDT (1 nhân dân tệ hiện nay bằng khoảng 1.800đ Việt Nam) tùy theo
mùa vụ, quy cỡ và tùy theo từng nơi cụ thể. Giá thành nuôi phổ biến khoảng 20
NDT/kg, nơi thấp nhất không quá 15 NDT/kg, người nuôi cá rất lãi và yên tâm
trong khâu tiêu thụ.
Tại các tỉnh phía Nam Trung Quốc hiện có 3 hình thức nuôi chính là:
- Nuôi đơn (nuôi chuyên hoặc nuôi thâm canh trong ao) năng suất nuôi phổ
biến từ 22,5-30,0 tấn/ha, nơi cao nhất 45-60 tấn/ha.
- Nuôi ghép trong ao nuôi cá nhà. Mật độ thả giống và thức ăn nuôi thâm
canh cá nhà không thay đổi. Năng suất riêng cá vược ghép đạt thêm từ 300-

750kg/ha. Năng suất cá nhà không thay đổi so với ao không thả ghép cá vược
đen.
- Nuôi trong lồng, bè đặt trên sông hồ chứa.
(Nguồn: Nông nghiệp Việt Nam, Ngày 14/01, 2002, Số 8(1302), tr.11)

×