Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Bài học từ khủng hoảng pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.97 KB, 12 trang )

Bài học từ khủng hoảng
Nền kinh tế toàn cầu không thể thoát khỏi quy luật tăng trưởng rồi
suy tàn. Khi khủng hoảng xảy ra, người ta coi đó như hậu quả tất
yếu sau một kỳ tăng trưởng nóng và là dấu hiệu tốt cho thấy một
sức sống mới sắp bắt đầu.
Từ đó, khủng hoảng được coi là biện pháp đào thải hiệu quả để
loại bỏ một số phần tử yếu kém, lạc hậu và chỉ có những gì thực
sự khỏe mạnh mới có thể tồn tại.
Có người cho rằng nguyên nhân khủng hoảng là do cách điều
hành nền kinh tế thiếu hợp lý sau một thời gian phát triển quá
nóng. Có người lại nói khủng hoảng là kết quả của những mưu
đồ chính trị hoặc trục lợi của một số tổ chức, cá nhân có tầm ảnh
hưởng tài chính rộng lớn. Keynes - nhà quý tộc đại diện cho bộ
tài chính nước Anh, đồng tác giả cùng với các ngân hàng tư bản
tạo ra cuộc Đại Suy thoái năm 1929, đã lập luận rằng: “Làm đồng
tiền giảm giá, tạo ra lạm phát liên tục là có thể kín đáo tước đoạt
một phần tài sản của công dân. Trong quá trình bần cùng hóa
nhân dân, một số ít người sẽ giàu to. Không có thủ đoạn nào lại
có thể lật đổ chính quyền một cách kín đáo, chắc chắn và thành
công bằng lạm phát. Quá trình này tích lũy các nhân tố phá hoại
theo quy luật kinh tế. Hàng triệu người chưa chắc đã có một
người nhận ra nguồn gốc của vấn đề”.
Trong con người luôn tồn tại cái thiện và cái ác, lòng tham và
lòng nhân từ. Chu kỳ tăng trưởng và suy thoái kinh tế chính là kết
quả đấu tranh bên trong bản chất của con người. Cho dù nguyên
nhân có là do chính sách sai lầm vô tình hay cố ý thì việc xác
định bản chất của khủng hoảng và tăng trưởng sẽ giúp ta phòng
tránh trước những hậu quả suy thoái kinh tế nặng nề.
Có nhiều dấu hiệu tăng trưởng và biện pháp điều tiết của các nhà
hoạch định chính sách sớm bộc lộ một chu kỳ khủng hoảng sắp
bắt đầu: Tiền được phát minh để phục vụ cho nhu cầu cần thiết


của việc trao đổi hàng hóa. Lịch sử đồng tiền đã trải qua hàng
nghìn năm phát triển với những quy định trong một trò chơi mà
người ta thường gọi là chính sách tiền tệ. Ai nắm quyền kiểm
soát đồng tiền sẽ nắm quyền kiểm soát vận mệnh quốc gia. Điều
tiết tiền tệ là công cụ mang lại nhiều lợi ích to lớn cũng như hậu
quả khó lường đòi hỏi nhà hoạch định chính sách phải biết sử
dụng thành thạo và tùy biến trong từng trường hợp.
Một chế độ tiền tệ nới lỏng trong thời gian dài với những chính
sách bơm tiền ra ngoài xã hội, duy trì vay nợ với lãi suất thấp
sẽ tạo ra một lượng tiền ảo lớn vượt quá thực tế giá trị của cải xã
hội, dẫn đến hậu quả tất yếu là lạm phát. Khối lượng hàng hóa do
xã hội sản xuất là có hạn, do bị đầu cơ và sử dụng vô tội vạ đã
dẫn đến khan hiếm và đẩy giá thành tăng vọt. Giá trị đồng tiền bị
giảm sút nghiêm trọng. Khi đó luồng tiền tất nhiên sẽ chảy vào
những nơi lưu giữ mà giá trị của nó ít bị ảnh hưởng như vàng,
trái phiếu chính phủ
Tính mất cân đối trên toàn cầu giữa các nước giàu thực sự do
của cải vật chất và các nước giàu do tiêu dùng giá trị ảo của đồng
tiền. Nói cách khác, trung tâm của khủng hoảng sẽ xảy ra ở
những nơi mà nền kinh tế phát triển dựa trên đầu cơ dàn trải,
luồng vốn chảy vào ồ ạt, các chế độ kiểm soát tiền tệ nới lỏng
nhằm phát triển kinh tế với giá trị ảo. Trên thương trường, đồng
tiền luôn sinh lời, chính vì vậy khi một luồng vốn lớn tích tụ tại
một nơi sẽ dẫn đến việc phải xoay xở để tìm phương cách đầu
tư. Lòng tham của con người chạy theo lợi nhuận ảo sẽ dẫn đến
khủng hoảng bong bóng.
Chính sách hoạch định phát triển kinh tế luôn quyết định chu kỳ
của khủng hoảng. Việc vay mượn luồng vốn từ nước ngoài hoặc
từ các tổ chức để phát triển kinh tế thiếu kiểm soát sẽ dẫn đến
bùng nổ kinh tế ảo và xảy ra khủng hoảng. Thay vì dùng tiền vay

mượn để đầu tư vào việc nâng cao giá trị sản xuất, hoặc chất
xám của con người nhằm tăng khả năng cạnh tranh và sáng tạo,
làm ra của cải vật chất đích thực cho xã hội sau khi đã trả gốc và
nợ vay, thì một số nước lại dùng tiền vay mượn để đầu cơ vào
những giá trị ảo như bất động sản, vẽ ra các dự án để đầu tư và
bán lại kiếm lời, cho vay lãi, đầu tư vào chứng khoán dẫn đến
khủng hoảng là tất yếu.
Nhiều người cho rằng phương cách mà Mỹ đang làm là bơm tiềm
ra để đối phó với khủng hoảng hiện nay nhằm kích thích lại tiêu
dùng, nâng cao sản xuất đẩy nền kinh tế đi lên sẽ là nguyên
nhân cho các cuộc khủng hoảng kế tiếp. Xét về ngắn hạn thì dân
Mỹ hiện nay thấy cuộc sống được cải thiện rõ nhưng về tương lai
dài hạn thì việc vay mượn từ phát hành trái phiếu, in tiền, kêu gọi
đầu tư, sẽ là gánh nặng trả nợ cho thế hệ trẻ của Mỹ sau này.
Thói quen tiêu dùng sẽ ăn sâu vào phong cách sống với những
giá trị ảo của người dân dẫn đến một vòng luẩn quẩn “Phát triển -
nóng - lạm phát - trì trệ - khủng hoảng - phát triển trở lại”.
Chính trị và kinh tế luôn ảnh hưởng qua lại với nhau. Kết quả
tăng trưởng ấn tượng hay suy thoái của nền kinh tế là bệ phóng
tốt cho sự công kích của các đảng phái tranh giành quyền lực ở
mọi nước tư bản. Lợi dụng tình hình kinh tế để đưa ra những
chính sách đánh vào tâm lý mong đợi của dân chúng là cách tốt
nhất để giành phiếu bầu. Có thể mỗi đảng đều có lý lẽ riêng
nhưng nếu họ vẫn đi theo đường lối chung là phát triển kinh tế
dựa vào đầu tư giá trị ảo thay vì kích thích sản xuất của cải vật
chất thực sự cho xã hội thì kết quả vẫn sẽ giống nhau.
Các sự kiện lớn là cơ hội phát triển kinh tế nhưng đôi khi lại là
hậu họa nếu không biết tận dụng đúng cách. Olympic là một cơ
hội vàng cho sự phát triển kinh tế của bất cứ quốc gia chủ nhà
nào nắm quyền đăng cai. Trung Quốc là một trong những nước

tận dụng cơ hội vàng thành công trong năm 2008 vừa qua. Bốn
năm chuẩn bị là bốn năm để nước đăng cai nâng cao môi trường
sống, văn hóa, trang thiết bị vật chất, công nghệ, khả năng tài
chính kinh tế. Đó là cơ hội vàng để kêu gọi đầu tư về tiền bạc,
công nghệ, quảng bá hình ảnh của đất nước, phát triển du lịch,
tạo công ăn việc làm và xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như nâng
cao đời sống dân sinh. Trung Quốc đã có một bước phát triển
thần kỳ trong bốn năm với tốc độ phát triển hai con số thật ấn
tượng. Tuy nhiên nhiều chuyên gia kinh tế lại cho rằng, đằng sau
sự phát triển thần kỳ đó, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với tình hình
nền kinh tế phát triển chậm lại giống như những nước từng là chủ
nhà của Olympic trước đây nếu không có chính sách phát triển
đúng đắn.
Việc đẩy mạnh đầu tư trước Olympic cùng với sự gia tăng về
doanh số, doanh thu, hoạt động đầu tư và tiêu dùng sẽ có xu
hướng chững lại sau kỳ Olympic. Sử dụng chi phí bảo trì của các
dự án khổng lồ chỉ phục vụ cho kỳ Olympic sẽ là một gánh nặng
gây ra nhiều lãng phí to lớn và lâu dài. Riêng ngành kinh doanh
khách sạn sẽ bị sụt giảm nghiêm trọng do lượng đầu tư vào dịch
vụ du lịch nở rộ chỉ phục vụ cho một lượng khách đột biến trong
kỳ Olympic.
Những chất xúc tác khó kiểm soát như thiên tai, dịch bệnh, cạn
kiệt tài nguyên thiên nhiên cũng góp phần làm thổi bùng ngọn lửa
khủng hoảng. Sau một thời gian dài phát triển kinh tế nóng, nhu
cầu tiêu dùng của xã hội tăng cao sẽ khiến cho nhu cầu về sử
dụng tài nguyên như dầu lửa, đồ ăn thức uống ngày một lớn. Tuy
nhiên vì mức sản xuất của xã hội và tài nguyên có hạn do con
người chú trọng đầu cơ vào những giá trị ảo như bất động sản,
chứng khoán nên giá cả các mặt hàng thiết yếu ngày một tăng.
Giá trị đồng tiền vì thế mà ngày càng sụt giảm do đã vượt quá giá

trị thực. Thiên tai và dịch bệnh ập đến cộng với giá cả các mặt
hàng lương thực, dầu lửa, v.v… tăng cao khiến cho cuộc sống
khó khăn, sức lao động giảm sút, sức khỏe của nền kinh tế bị ảnh
hưởng. Vì nội tại của nền kinh tế đã phát triển quá nóng nên khi
bị những yếu tố ngoại cảnh tác động sẽ bộc lộ bản chất yếu kém.
Có nhiều phương thức thường được áp dụng để vượt qua khủng
hoảng kinh tế do chính sách tiền tệ gây ra. Trải qua những biến
cố khủng hoảng lịch sử, ta thấy có một số phương thức chống
khủng hoảng chung thường được áp dụng. Tuy nhiên, tùy từng
đợt khủng hoảng khác nhau, các nhà hoạch định chính sách lại
bổ sung thêm phương thức chống khủng hoảng đặc trị phù hợp
với hoàn cảnh. Phương thức chống khủng hoảng giống như một
đơn thuốc mà những thầy thuốc là nhà hoạch định chính sách có
thể gia giảm thêm một số loại thuốc phụ trợ bên cạnh những loại
thuốc chính để điều trị hiệu quả nhất cho căn bệnh khủng hoảng
và suy thoái kinh tế vào từng giai đoạn khác nhau. Trong đó các
phương thức phổ biến như:
- Thắt chặt chế độ tiền tệ: Đây là biện pháp được dùng đầu tiên
và chính yếu trong tình trạng nền kinh tế đang phát triển quá
nóng, lạm phát gia tăng. Các ngân hàng cho vay quá nhiều dẫn
đến tình trạng thiếu lượng vốn cần thiết để duy trì hoạt động hay
nói cách khác là thiếu tính thanh khoản trong hệ thống ngân
hàng. Ngân hàng thể hiện sức khỏe của nền kinh tế, khi nó ốm
yếu có nghĩa là nền kinh tế đang lâm nguy.
- Tiết kiệm chi tiêu: Trong lúc khó khăn, tiết tiệm được coi là quốc
sách. Tại sao mỗi khi khó khăn con người mới nghĩ đến tiết kiệm
như một giải pháp chứ không phải là một thói quen? Nếu mọi
người đừng tiêu xài hoang phí và sử dụng tiền không phải của
mình đầu tư nhằm sinh lời ảo thì có lẽ đã không xảy ra khủng
hoảng kinh tế. Khi khủng hoảng, con người mới nhận thấy rõ nhất

giá trị thực của nền kinh tế, giá trị thực tài sản của mình và bắt
đầu biết quý trọng, tiết kiệm những đồng tiền mồ hôi nước mắt
khi chi tiêu.
- Cơ cấu lại danh mục đầu tư: Hơn lúc nào hết, trong thời kỳ
khủng hoảng, nền kinh tế suy thoái, các nhà đầu tư và tổ chức
càng cần phải xem xét lại danh mục đầu tư, duy trì những khoản
đầu tư mang lại hiệu quả cao, và cắt giảm một số khoản không
cần thiết. Điều quan trọng là nhà đầu tư cần phải biết đâu là danh
mục cần loại bỏ và đâu là danh mục nên giữ lại, để đầu tư sao
cho hiệu quả và hợp lý, tránh ít nhất những thiệt hại có thể xảy ra.
Thông thường, các nhà đầu tư sẽ chuyển đổi từ những danh mục
đầu tư đã phát triển nóng như bất động sản, chứng khoán sang
những khoản mục an toàn hơn là vàng, đôla, trái phiếu Chính phủ
và tiết kiệm.
- Công bố các gói kích thích kinh tế phát triển: Đây là một phương
thức không thể thiếu trong việc chống lại suy thoái kinh tế sau
thời kỳ khủng hoảng. Việc thắt chặt chính sách tiền tệ và những
hệ lụy do khủng hoảng hệ thống tài chính gây ra, đã ảnh hưởng
trực tiếp tới mọi doanh nghiệp, người dân và đặc biệt là những
người nghèo. Các phương thức tiếp cận nguồn vốn để duy trì
hoạt động kinh doanh, sinh hoạt thường nhật của người dân với
những mặt hàng thiết yếu ngày càng trở nên khó khăn hơn. Đây
là lúc chính phủ cùng quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), ngân hàng thế
giới (WB) hỗ trợ cho vay một lượng tiền lớn để phát triển đầu tư
công, nâng cao đời sống an sinh xã hội của người dân đặc biệt là
những người nghèo hoặc thất nghiệp, tạo điều kiện giúp các
doanh nghiệp trước đây làm ăn hiệu quả, có thang điểm tín dụng
an toàn và những doanh nghiệp có ảnh hướng lớn đến nền kinh
tế-xã hội được vay vốn để vượt qua khó khăn. Điều khác biệt của
việc bơm tiền sau khủng hoảng nhằm ngăn chặn đà suy thoái đó

là tập trung tiền để kích thích xã hội làm ra của cải thực sự nhằm
nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của toàn dân thay
vì bơm tiền để đầu cơ vào những giá trị ảo như đất đai, chứng
khoán như trước đây.
- Cùng đoàn kết hợp tác chống khủng hoảng kinh tế: Hơn lúc nào
hết, các quốc gia và tổ chức cần phải cùng phải chung tay để
vượt qua khủng hoảng và suy thoái. Các tổ chức như G20,
ASeam đã họp bàn với nhau để cùng tìm ra phương hướng, dự
báo và cách thức hỗ trợ lẫn nhau. Lý do chính khiến các nước
phải cùng nhau thảo luận là vì quan hệ chính trị và ảnh hưởng
qua lại ràng buộc giữa các nền kinh tế. Trong thời đại toàn cầu
hóa, hệ thống tài chính, đầu tư, chứng khoán của các nước liên
kết với nhau khá chặt chẽ và sâu rộng. Một tập đoàn đa quốc gia
bị sụp đổ tại một chi nhánh thì lập tức toàn bộ tập đoàn bị ảnh
hưởng. Suy thoái kinh tế xảy ra tại một đất nước lớn mạnh như
Mỹ khiến cho nhiều công ty mẹ ở đó bị sụp đổ, các công ty con ở
những quốc gia khác cũng bị ảnh hưởng nghiệm trọng do vốn bị
rút về nước. Toàn cầu hóa chính là lý do cấp thiết để các quốc
gia cùng nhau hợp tác chống khủng hoảng.

×