Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

BỆNH HẮC VÕNG MẠC TRUNG TÂM THANH DỊCH (Kỳ 2) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.65 KB, 7 trang )

BỆNH HẮC VÕNG MẠC TRUNG TÂM THANH DỊCH
(Central serous chorioretinopathy)
(Kỳ 2)
* Các triệu chứng âm tính:
- Đĩa thị: Bình thường.
- Hệ mạch võng mạc: Bình thường.
- Võng mạc nơi khác: Bình thường, võng mạc trong.
Sự giảm thị lực nặng lâu dài (1/10) có liên quan đến sự tồn tại của phù
hoàng điểm dạng nang, thoái hoá biểu mô sắc tố và tân mạch hắc mạc.
Không phù, không có sắc tố, tân mạch, sẹo hoặc xuất huyết dưới võng mạc.
- Dịch kính: Bình thường.
* Chụp mạch huỳnh quang:
Mạch ký huỳnh quang góp phần quan trọng trong chẩn đoán xác định bệnh,
đặc biệt trong những trường hợp triệu chứng soi đáy mắt không điển hình.
Hình ảnh thường gặp nhất là một chấm nhỏ, tăng huỳnh quang từ bình diện
sâu do rò từ biểu mô sắc tố võng mạc, nó xuất hiện sớm, càng về sau càng tăng
dần về đậm độ và diện tích. Chất huỳnh quang toả lan vào khoang dưới võng mạc,
có thể hình tròn, hình chổi lông hay vòi nước.
Bọng bong thanh dịch có ranh giới thấy rõ dưới ánh sáng qua filtre (phin)
lọc cho màu xanh lục. Trong quá trình chụp mạch huỳnh quang, ở thì sớm nó thể
hiện là một vùng giảm huỳnh quang do hiệu ứng che lấp huỳnh quang của hắc
mạc. Đến thì muộn, nó lại là một vùng tăng huỳnh quang nhẹ do hiện tượng
khuếch tán dần chất Fluorescein từ điểm rò vào khoảng dưới võng mạc.
* Chụp cắt lớp võng mạc bằng OCT:
(OCT : Optic Coherence tomography - chụp cắt lớp bằng ánh sáng cố kết).
Bong thanh dịch võng mạc nhận cảm biểu hiện bằng hình ảnh giảm tín hiệu
hình thấu kính, có thể kèm theo hình ảnh bong biểu mô sắc tố võng mạc (giảm tín
hiệu dưới lớp tăng tín hiệu của biểu mô sắc tố) với kích thước 3 chiều.
1.2.2. Thể bong biểu mô sắc tố đơn thuần.
* Triệu chứng cơ năng:
Nếu vị trí bong biểu mô sắc tố không ở tại vùng hoàng điểm, bệnh nhân sẽ


không có hội chứng hoàng điểm.
* Đáy mắt:
Hình ảnh điển hình của bong biểu mô sắc tố là những tổn thương hình tròn,
màu vàng – xám, bờ rõ, nằm sâu tại lớp biểu mô sắc tố, đội nhẹ võng mạc.
* Hình ảnh chụp mạch huỳnh quang:
Tăng huỳnh quang từ rất sớm, với cường độ tăng dần, ranh giới rõ, không
thay đổi kích thước theo thời gian, không có hiện tượng khuếch tán ở thì muộn.
* OCT
Cho hình ảnh một lớp tăng tín hiệu của biểu mô sắc tố và giảm tín hiều hình
thấu kính ở dưới của khối dịch dưới biểu mô sắc tố võng mạc.
1.2.3. Bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch không điển hình.
* Đáy mắt:
Có thể thấy bong thanh dịch võng mạc cảm thụ, bong biểu mô sắc tố võng
mạc, những biến đổi của biểu môi sắc tố võng mạc.
* Hình ảnh chụp mạch huỳnh quang:
- Có thể không thấy điểm rò. Người ta cho rằng nó quá nhỏ hoặc bị che lấp,
hoặc đã sẹo hoá. Trên thực tế từ 2 đến 6 tuần, điểm rò có thể mất đi.
- Hoặc điểm rò mất lớn có thể gây giả tân mạch dưới võng mạc.
- Có thể kèm theo hình ảnh bong biểu mô sắc tố hoặc kèm theo hình ảnh
biến đổi biểu mô sắc tố.
* OCT: Có sự tồn tại vùng giảm tín hiệu thể hiện có bong thanh dịch võng
mạc hoặc bong biểu mô sắc tố, lớp tăng tín hiệu của biểu mô sắc tố.
1.2.4. Bệnh biểu mô sắc tố võng mạc toả lan.
Thường gặp ở nam giới, độ tuổi trên 40, bệnh có tính chất mạn tính với
nhiều đợt tái phát liên tiếp, tiên lượng về thị lực xấu.
* Triệu chứng cơ năng: Những dấu hiệu chức năng biến đổi rất rõ với thị
lực giảm nhiều, nhìn hình bị biến dạng và thu nhỏ, test Amsler cho thấy ám điểm
trung tâm rõ cùng hiện tượng nhìn méo hình.
* Đáy mắt: Bong thanh dịch võng mạc thường thấp, có nhiều ổ, khó phát
hiện, gặp nhiều ở vùng quanh đĩa thị hơn vùng hoàng điểm.

* Chụp mạch huỳnh quanh: Có nhiều điểm khuyếch tán chất màu mạn tính,
thường hoạt tính thấp (hiếm gặp hình ảnh chổi lông, vòi nước).
Thường phối hợp với bong biểu mô sắc tố, tuần hoàn hắc mạc bình thường.
Những mảng lớn biến đổi biểu mô sắc tối đa dạng và nhiều ổ đưa đến hình
ảnh “đuôi sao chổi” với điểm khởi phát tại đĩa thị.
* OCT:
Có sự giảm tín hiệu của lớp thanh dịch mỏng lan toả dưới võng mạc hoặc
dưới biểu mô sắc tố, tăng tín hiệu của biểu mô sắc tố, có thể biến đổi chiều dày
của biểu mô sắc tố và võng mạc.
2. Tiến triển, tiên lượng.
Tiên lượng:
- Tiên lượng tốt nếu bị lần đầu tiên và thị lực > 6/10.
- Tiên lượng xấu nếu bệnh tái phát, có nhiều vị trí bong thanh dịch, bệnh
kéo dài.
Ở hầu hết những mắt bị bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch (80- 90%)
trải qua quá trình tự bít lại chỗ rò rỉ, tự tiêu dịch dưới võng mạc và tự hồi phục thị
lực trong vòng 1 – 6 tháng sau khởi phát triệu chứng, mặc dù có sự biến đổi nhẹ về
thị giác màu hay độ nhạy cảm tương phản. Thị lực sau cùng thường rất tốt với
khoảng 90% bệnh nhân đạt thị lực sau vùng = 5/10 và những khiếm khuyết thị lực
còn lại có thể tiếp tục được cải thiện cho đến 1 năm.
Tuy nhiên, mất thị lực nặng được báo cáo ở 5% số bệnh nhân và nhiều mắt
(40 – 50%) bị tái phát một hoặc nhiều lần.
Bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch mạn tính là một dạng nặng và
hiếm gặp hơn, có đặc điểm:
+ Hay gặp ở người Châu Á.
+ Tuổi trên 50.
+ Chức năng thị giác giảm nhiều.
+ Tiến triển mạn tính.
+ Tái phát liên tục.
Có nhiều yếu tố nguy cơ như: cao huyết áp, sử dụng corticoide, thuốc

hướng tâm thần… hơn so với những bệnh nhân bị bệnh võng mạc trung tâm thanh
dịch kinh điển.
Trên lâm sàng: thấy có sự phân bố rộng của những bong biểu mô sắc tố
nhỏ, kèm theo những vùng teo biểu mô sắc tố nhỏ, kèm theo những vùng teo biểu
mô sắc tố, chụp mạch huỳnh quang thấy tăng huỳnh quang không đồng đều, điểm
rò mạn tính, nhiều điểm rò, phối hợp với bong biểu mô sắc tố. Bệnh còn được đặt
tên là bệnh lý biểu mô sắc tố võng mạc toả lan.

×