Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (859.93 KB, 9 trang )
Chương 3: Các cơ cấu của máy
1 – Robot:
Nhiệm vụ: cơ cấu truyền động chính có nhiệm vụ nâng, di
chuyển và hạ cơ cấu hút chai sao cho chai được hút từ kết chai
đưa chai lên bàn chai. Cơ cấu hoạt động có tính chu kì, phụ
thuộc vào năng suất yêu cầu mà ta lựa chọn loại truyền động
phù hợp.
Nguyên lí hoạt động: robot có 2 chuyển động là chuyển
động lên-xuống và qua-lại. Để thực hiện các chuyển động này
ta sử dụng bộ truyền đai răng dẫn động bằng động cơ servo nếu
yêu cầu hoạt động với tốc độ cao.
1. khung máy
2. con chạy nối với cơ cấu nâng
3. thanh trược dùng để di chuyển ngang
4. động cơ-hộp giảm tốc
5. bộ truyền đai
6. động cơ-hộp giảm tốc
2 – Cơ cấu hút chai:
Là một khay phẳng trên đó có gắn nhiều đầu hút và cơ cấu
được nối trực tiếp lên tay robot để thực hiện nhiệm vụ hút chai.
Tuỳ năng suất yêu cầu, mặt bằng mà ta bố trí số đầu hút trên cơ
cấu, số đầu hút càng lớn thì năng suất càng lớn nhưng tay robot
cũng phải lớn bàn chai cũng phải lớn … thông thường số đầu hút
là bội số của số chai có trong 1 kết. Vi dụ như bia Sài Gòn 1 kết
có 20 chai vậy số đầu hút có thể là 20, 40, 60, 80, … tuỳ theo
năng suất yêu cầu.
3 – Đầu hút chai:
Đầu hút sử dụng cơ cấu kẹp bằng khí nén:
Đầu hút là chi tiết quan trọng của máy hút chai. Có nhiệm
vụ giữ chặt chai trong quá trình chuyển chai từ kết lên bàn chai
hoặc ngược lại.