Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

HÌNH ẢNH LÝ THÚ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (835.05 KB, 15 trang )

Login


Hien tuong ky thu' !
Mây sau cơn mưa tại Hà Nội ngày 20/08
Những đám mây xuất hiện chiều 20/8 tại Hà Nội là mây mammatus, theo tiếng Latinh là “đôi gò
bồng đảo” của phụ nữ.
Mammatus là một thuật ngữ khí tượng học áp dụng cho hiện tượng những khoang mây treo thành từng lớp
dày phía dưới một đám mây khác. Đây là hiện tượng khí tượng bình thường. Trong catalogue quốc tế về
mây có mô tả về loại mây mammatus. Đồng thời, tại Việt Nam đã nhiều lần ghi nhận sự xuất hiện của
những đám mây loại này.
Mây mamatus thường là “bạn đồng hành” với mây vũ tích cumulonimbus, và cũng có thể được nhìn thấy
ở phía dưới các đám mây dung tích (altocumulus), mây trung tầng (altostratus), mây tầng tích
(stratocumulus), hay mây tua cuốn và mây hình cột khói núi lửa
Theo Peter Gibbs, nhà khí tượng học của BBC, điều kiện đầu tiên hình thành nên những đám mây
mammatus là một cơn giông đi kèm với mưa lớn và sấm sét. Tuy nhiên, những đám mây mammatus này
vô hại bởi sự xuất hiện của nó thường là khi giai đoạn tồi tệ nhất của các cơn giông đi qua.
Mammatus bao gồm những tầng mây gợn sóng, mờ đục hoặc bán trong suốt, có thể tạo thành một “cánh
đồng” mây trải dài hàng trăm km, đều tăm tắp. Một nhóm mây mammatus có đường kính 1 - 3 km và dài
khoảng 0,5 km, tồn tại trong khoảng thời gian trung bình là 10 phút, tuy nhiên, một nhóm mây mamma
lớn có thể kéo dài từ 15 phút tới vài tiếng đồng hồ. Chúng thường mang theo băng hoặc có thể là hỗn hợp
giữa băng và nước, hoặc chỉ đơn thuần chứa toàn bộ nước trong “bụng” mây.
Mỹ là quốc gia có thể quan sát hiện tượng này nhiều nhất. Những đám mây này thường xuất hiện khi có
dông, bão lớn trong những tháng thời tiết ấm nóng. Do khi xuất hiện mây mammatus, chuyển động
của lớp không khí trở nên dữ dội nên các nhà khoa học khuyến cáo, máy bay không nên hoạt động trong
vùng thời tiết nhiều mây này.
Dưới đây là một số hình ảnh đẹp của mây vảy rồng xuất hiện ở Hà Nội.

Mây xưa. Ảnh: HuyDuc99
Mây chiều. Ảnh: ACHTHINH
Sự kỳ diệu của ánh sáng. Ảnh: Quỳnh Nhi


"Chiều nay phố". Ảnh: Nguyễn Phúc Hiếu.
Mây trời Hồ Tây. Ảnh: HaTung89
Ảnh do Phạm Hồng Chương chụp trước cổng Trung tâm Hội nghị Quốc gia (đường Phạm Hùng, Hà Nội)
Độc giả Nguyên Hoàng với phút giây khó quên
Hình ảnh được chụp từ tầng 24 của Tòa nhà M3-M4 Nguyễn Chí Thanh - Đống Đa - Hà Nội, qua góc nhìn của độc
giả Phạm Quyền.
Còn đây là vài hình ảnh ghi nhận được trên thế giới.
Xem thêm tại đây
Cũng trong ngày hôm đó còn suất hiện hiện tượng cầu vồng hai lớp
Cầu vồng sau cơn mưa tại Hà Nội. Ảnh : Hùng Việt
Ảnh chụp bằng điện thoại iPhone trước thời điểm đám mây lạ, lúc đó có cầu vồng, của
Nguyễn Hải Thanh - FPT
ITC
II.Mặt trời phát quầng ở Nghệ An
Cùng thời điểm trên,hàng ngàn người dân TP Vinh, Nghệ An vào lúc 12 giờ trưa ngày 20/8 được tận mắt
chứng kiến cảnh mặt trời phát quầng sáng một cách kỳ lạ.
Hiện tượng mặt trời phát quầng xuất hiện khi đồng hồ bắt đầu điểm 12 giờ trưa. Xung quanh mặt trời có
một quầng sáng to tròn, có viền màu hồng đỏ.

Rất đông người dân ở TP Vinh đã tụ tập để chiêm ngưỡng quầng sáng lạ này.
Dưới đây là những hình ảnh đẹp
Mặt trời xuất hiện hiện tượng quầng sáng được khoảng 5 phút
thì một đám mây như đuôi con vật xuất hiện bên cạnh

Đám mây trắng nhỏ xoay trong bán kính vòng sáng hiến nhiều người trầm trồ thích thú

Các bạn trẻ là những người hào hứng nhất với hiện tượng lạ này.
PS:Hiện tượng này là do hơi nước thôi.Mình cũng đã tận mắt chứng kiến hiện tượng này rồi,nhưng
mà không sáng và rõ như lần này.Thiên nhiên đúng là nhiều khi tạo nên những vẻ đẹp làm tâm hồn ta

phải xao động.
Bonus:Những đám mây kì lạ trên thế giới.
Đám mây trắng hình sư tử.
Đám mây hình con rồng.
Hình trái tim cũng có.
Bàn tay của Thượng đế.
Những đám mây kết thành hình ngôi sao.
Hình chữ thập
Hình con cá
Hình đại bàng

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×