Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Làm thế nào để HS yêu thích môn TA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.79 KB, 5 trang )

Trường THCS Phước Hòa Năm học 2009-2010
Tên đề tài :
” LÀM THẾ NÀO ĐỂ HỌC SINH PHỔ THÔNG YÊU THÍCH MÔN TIẾNG ANH”
A MỞ ĐẦU
1. Lí do:
Song song với quá trình phát triển của đất nước, Tiếng Anh ngày càng được coi
trọng . Không phải ngẫu nhiên mà Tiếng Anh được đưa vào giảng dạy ngay từ cấp
Tiểu học, mà mục đích là để tạo ra một nền móng vững chắc hơn cho việc học Tiếng
Anh sau này. Thế nhưng trong thực tế không ít học sinh cảm thấy ngao ngán môn học
này, học để được lên lớp chứ không hề cảm thấy yêu thích. Điều này ảnh hưởng trực
tiếp đến khả năng tiếp thu kiến thức cũng như kết quả giảng dạy của giáo viên. Thế
nên, có lúc không ít người tự hỏi nguyên nhân từ đâu? Làm thế nào để khắc phục tình
trạng trên và làm thế nào cho học sinh trở nên yêu thích môn học này là một vấn đề
rất cấp thiết, vì một khi các em có đươc lòng đam mê và sự thích thú thì mới có tinh
thần tự giác và tiến bộ trong học tập. Vì thế trong bài viết ngắn này tôi xin đưa ra một
số kinh nghiệm mong rằng có thể khắc phục được tình trạng nói trên.
2. Nhiệm vụ của đề tài
Đề tài chắc hẳn không phải là mới nhưng đối với mỗi cá nhân có các giải pháp
riêng nên trong khuôn khổ bài viết này sẽ nghiên cứu về những nguyên nhân tại sao
trên thực tế có nhiều học sinh không yêu thích môn Tiếng Anh và làm thế nào để học
sinh cảm thấy thích thú và sôi nổi khi học môn học này.
3. Phương pháp tiến hành :
Qua nghiên cứu một số tài liệu về phương pháp giảng dạy, đặc biệt là đối với
bộ môn Tiếng Anh, qua quan sát cũng như đưa ra cho học sinh các câu hỏi điều tra
khảo sát. Sau đó, tôi tổng hợp lại rồi phân tích kết quả để làm đối chứng giữa trước
và sau khi thực hiện giải pháp.
CÂU HỎI ĐIỀU TRA
1. Em cố gắng học môn Tiếng Anh vì lí do gì?
a. Muốn đạt điểm cao b. Tiếng Anh rất hấp dẫn c. Cả a và b
2. Em có thích nghe Tiếng Anh qua giọng nói của người nước ngoài bản xứ?
a. Có b. Không


3. Em giành bao nhiêu thời gian trong ngày để học Tiếng Anh ?
a. ít hơn 30 phút b. Từ 30 phút đến 60 phút c. hơn 60 phút
4. Em có thường thích đọc những mẫu quảng cáo bằng TA trên các bao bì một số
sản phẩm em dùng hằng ngày ?
a. Luôn luôn b. Thỉnh thoảng c. Không bao giờ
5. Em có nghó TA thì thú vò ?
a. Có b. không
6. Em có nghó giỏi Tiếng Anh sẽ có lợi cho em sau này? Hãy giải thích vì sao em
nghó vậy ?


Tên đề tài: “Làm thế nào để học sinh phổ thông yêu thích
môn Tiếng Anh”
Trường THCS Phước Hòa Năm học 2009-2010

7. Em thích môn học nào nhất?
8. Lúc ở nhà em có thường sử dụng vốn từ mà em đã học để gọi tên một số đồ vật
trong nhà hay không?
a. Có b. Không
9. Em có thích giáo viên Tiếng Anh thỉnh thoảng đọc cho các em nghe một số câu
chuyện dơn giản viết bằng TA và yêu cầu các em nêu lại ý chính không ?
a. Có b. Không
10. Em có thích những giờ luyện nói TA trên lớp không?
c. Có b. Không
4. Cơ sở và thời gian tiến hành:
Việc điều tra được thực hiện ngay tại trường THCS Phước Hòa với đối tượng là
học sinh khối lớp 7 tôi đang trực tiếp giảng dạy.
B. KẾT QUẢ:
1. Mô tả tình trạng sự việc hiện tại :
a) Khó khăn:

Bài viết này được thực hiện từ thực tế tại trường THCS Phước Hòa :
Trên thực tế trường ta nằm trên đòa bàn một trong số ít xã khó khăn trên đòa bàn
Huyện. Học sinh ít có cơ hội tự rèn luyện việc học tiếng Anh ở nhà, giao tiếp bằng
Tiếng Anh hay được nghe Tiếng Anh của chính giọng người bản sứ. Nhiều em vẫn
chưa nhận thức rõ học Tiếng Anh để làm gì? Nó có thể giúp gì trong cuộc sống? Thế
nên từ đó việc học Tiếng Anh chỉ nhằm mục đích đối phó mỗi khi có giờ tiếng Anh
ngày hôm sau ở trên lớp và cũng chỉ dừng lại ở một số kiến thức trong sách Giáo
Khoa.
b) Nguyên nhân của thực trạng trên:
Như vậy nguyên nhân phát sinh từ đâu vì trong thực tế cũng có nhiều học sinh rất đam
mê môn học này . Các em không chỉ học ở trường, học Tiếng Anh qua sách báo , các
bài hát hay thậm chí sưu tầm một số mẫu quảng cáo trên bao bì của một số sản phẩm
như vỏ kẹo, gói mì ăn liền và các hộp sữa . mà chúng sử dụng hằng ngày. Và điều
tất nhiên những em này sẽ có sự tiến bộ trong học tập. Vậy đâu là nguyên nhân của
việc học sinh không yêu thích môn học này, dựa trên một số tài liệu tham khảo cũng
như kinh nghiệm giảng dạy trong thực tế tôi xin nêu ra một số nguyên nhân sau đây:
Từ phía Giáo viên
a/ Trong thực tế có một số không ít các giáo viên nghó rằng cứ cung cấp càng nhiều
kiến thức thì học sinh sẽ có khả năng biết nhiều, học tốt, chứ không nghó rằng ở từng
mức độ hiểu biết khác nhau chúng ta chỉ có thể dừng lại ở những kiến thức nhất đònh,
để từ từ học đến đâu nhớ đến đó. Chính vì không thể làm chủ được kiến thức,học sinh
trở nên thụ động coi việc học là sự bắt buộc mà không có hứng thú.
Tên đề tài: “Làm thế nào để học sinh phổ thông yêu thích
môn Tiếng Anh”
Trường THCS Phước Hòa Năm học 2009-2010
b/ Thêm vào đó việc học ngôn ngữ nói chung và học Tiếng Anh nói riêng đòi hỏi phải
có sự linh hoạt, mạnh dạn trong việc giao tiếp ngôn ngữ , đôi lúc trong văn nói cũng
không cần nhất nhất phải đúng hoàn toàn về mặt từ lẫn cấu trúc một khi lỗi đó chỉ là
sự nhầm lẫn :“mistake”(hiểu đúng dùng sai) chứ không phải là sai lầm: “ error “( hiểu
sai nên dùng sai) . Một khi giáo viên không hiểu được tâm lí học sinh mỗi khi chúng

nói sai từ nào lập tức ngắt lời và sửa ngay. Điều đó đôi lúc phản tác dụng làm cho
học sinh thiếu tự tin trong giao tiếp và có tâm lí sợ sai thì làm sao có thể yêu thích
môn học này.
c/ Trong thực tế có nhiều giáo viên nghó rằng dạy với mục đích làm sao cho học sinh
nắm được kiến thức trong sách giáo khoa làm đúng được bài tập là tốt rồi mà không
làm cho học sinh thấy được Tiếng Anh dược sử dụng rộng rãi và phổ biến đến mức
nào, và giỏi Tiếng Anh thì đem lại thuận lợi gì.
Từ phía học sinh:
a/ Bản thân học sinh ở lứa tuổi THCS còn rất hiếu động và ham chơi nên đa số các
em rất lười học nếu không có áp lực và nhận thức đúng đắn. Từ việc lười học các em
sẽ bò hỏng kiển thức, dẫn đếân chán nản và không hứng thú với môn học này vì bản
thân môn Tiếng Anh đòi hỏi phải dành nhiều thời gian để học thuộc lòng từ vựng và
ngữ pháp.
b/ Đơn thuần bản thân các em chỉ tiếp xúc Tiếng Anh trên lớp qua sách giáo khoa,
chứ không có nhu cầu tìm hiểu thêm một số sách báo dành cho thiếu nhi được viết
bằng hai thứ Tiếng cả Anh lẫn Việt ; nên từ đó học sinh không khắc sâu về từ vựng,
nghèo nàn về vốn từ lẫn cấu trúc.
c/ Nguyên nhân còn xuất phát từ tâm lí ngại khó ở các em vì cho rằng đây là tiếng
nước ngoài nên chúng ít đầu tư cũng như nhiều phụ huynh không thể hướng dẫn cho
con mình học tập rồi học một cách đối phó. Đó là tình trạng nhiều học sinh lệ thuộc
vào sách giải , giấu đi kiến thức mình bò hỏng , thế nên các em đã học yếu lại càng
yếu hơn.
2. Mô tả nội dung giải pháp:
Một khi đã xác đònh được các nguyên nhân thì việc tiếp theo là phải đưa ra
các giải pháp khắc phục.
Về phía giáo viên:
a/ Không nên quá om đòm về kiến thức mà mong muốn học sinh trong một thời gian
ngắn phải tiếp thu hết những khiến thức mà mình cung cấp. Trước tiên phải căn cứ
vào tình hình thực tế của lớp học mà mở rộng ở một mức độ nhất đònh và nên hướng
dẫn các em cách học vàcó những hình thức khuyến khích học sinh một cách thích hợp

để học sinh có thể thấy được là chúng có khả năng làm được và làm tốt công việc
dược giao.
b/ Vì môn học này đòi hỏi học sinh giao tiếp nhiều nên nhất thiết giáo viên cần phải
tạo cho học sinh một tâm lí tương đối thoải mái để chúng có thể tự tin, mạnh dạn
trong giao tiếp. Muốn như thế giáo viên phải hết sức nhạy cảm trong việc sửa lỗi sai
cho học sinh như chỉ nên ngắt lời học sinh khi thấy việc sửa lỗi đó là thật sự cần thiết
Tên đề tài: “Làm thế nào để học sinh phổ thông yêu thích
môn Tiếng Anh”
Trường THCS Phước Hòa Năm học 2009-2010
còn nếu không hãy sử sau khi học sinh đó đã nói xong, hoặc tập hợp tất cả những lỗi
sai của học sinh rồi cùng cả lớp sửa lại sau đó. Làm như vậy vừa giúp các em khác
chú ý vừa giúp các em tránh lỗi sai tương tự.
c/ Ở lứa tuổi các em thường thích những điều mới lạ, những gì mà chúng đang quan
tâm. Vì thế nắm bắt được tâm lí này giáo viên thỉnh thoảng nên đọc cho các em một
số câu chuyên vui chỉ ngắn thôi được viết bằng Tiếng Anh rồi sau đó cho có thể các
em nêu ý chính của câu chuyện. Ngoài ra, giáo viên cũng có thể lồng ghép một số bài
hát hay phù hợp với lứa tuổi những đoạn băng ngắn mà giáo viên thu trên đài hoặc
trong một số sách tham khảo khác mà phù hợp với trình độ học sinh và chủ đề đang
học. Thêm vào đó, việc tạo ra không khí vui vẻ bằng một số trò chơi trên lớp cũng là
điều không thể bỏ qua khi dạy và học ngoại ngữ.
Về phía học sinh:
a/ Để theo kòp được những hoạt động trên lớp đòi hỏi từ phiá học sinh cũng phải có sự
nỗ lực cần thiết: phải thực hiện đúng các yêu cầu của giáo viên, chăm học và có thái
độ tích cực trong học tập , bởi vì có làm như vậy thì các em mới tiến bộ và từ đó sẽ
thấy được cái hay, hấp dẫn của môn học này.
b/ Hằng ngày, các em phải dành ra một khoảng thời gian thích hợp để luyện tập các
kó năng trong việc học Tiếng Anh như nghe nói, đọc viết. Có làm được như vậy thành
thói quen thì các em sẽ dần thấyyêu thích hơn.
c/ Các em phải có thói quen tận dụng học Tiếng Anh ở mọi lúc, mọi nơi như học qua
sách, báo các mẫu quảng cáo trên các tấm pano,áp phích …… Một khi thấy từ mới nào

nên tra cứu ngay để làm giàu vốn từ vựng và thấy Tiếng Anh không còn quá khó nữa.
d/ Thêm vào đó có thể hình thành các đôi bạn hay nhóm học tập cùng giúp nhau tiến
bộ, vì có như thế giao viên đỡ phải tốn nhiều thời gian để hướng dẫn từng em mà lại
con tạo ra một không khí học tập tốt và tình cảm bạn bè
C.KẾT LUẬN:
1. Khái quát các kết luận cục bộ để tìm ra câu trả lời:
Qua kết quả điều tra, nghiên cứu cũng như trên thực tế áp dụng cho tôi thấy
rằng muốn học sinh đam mê và thích học môn Tiếng Anh đòi hỏi giáo viên là người
đi đầu thúc đẩy và là người đònh hướng cho các em thấy được sự hấp dẫn cũng như
tầm quan trọng của môn học này. Và trên đây là một số giải pháp đã được góp nhặt
mong rằng phần nào có thể giải quyết được thực trạng nhiều học sinh không yêu
thíchTiếng Anh.
2. Lợi ích và khả năng vận dụng:
Trong quá trình giảng dạy tôi cũng đã cố gắng áp dùng những giải pháp trên
để gây cho học sinh hứng thú và từ đó các em trở nên yêu thích môn học này hơn. Ở
trên lớp các em chăm chú nghe giảng, về nhà có sử dụng những kiến thức đã học để
vân dụng trong việc gọi tên một số đồ dùng trong gia đình hay tìm đọc một số tài liệu
khác bằng Tiếng Anh. Tuy mức độ hiểu biết cũng còn dừng lại ở một mức độ nhất
đònh nhưng phần nào các em đã có sự tìm tòi và có gì khó khăn các em cũng đã trực
tiếp hỏi tôi nhờ sự giúp đỡ hay giải thích những gì còn chưa hiểu. Bản thân tôi thấy đó
Tên đề tài: “Làm thế nào để học sinh phổ thông yêu thích
môn Tiếng Anh”
Trường THCS Phước Hòa Năm học 2009-2010
là một điều đáng mừng vì nó còn nhắc nhở cho chính người giáo viên cũng phải
không ngừng đầu tư, học hỏi để thúc đẩy việc dạy và học ngày càng tốt hơn .
Làm thế nào để học sinh thích học môn học mà mình đang giảng dạy là điều
mà nhiều giáo viên mong muốn thế nhưng không phải lúc nào cũng có thể áp dụng
hết các giải pháp kể trên mà người giáo viên có thể linh hoạt tận dụng thời gian trên
lớp đối với những bài tương đối ngắn để lồng một số hoạt động phong phú như cho
sinh nghe và tập một số bái hát tiếng Anh, kể chuyện …… để làm cho học sinh nhận

thấy rằng môn Tiếng Anh không còn là một môn khó, nhàm chán nữa mà ngược lại
nó hấp dẫn và có tầm quan trọng như thế nào.
3 . Đề xuất kiến nghò:
Trong thực tế cũng có một số em cảm thấy thích môn tiếng Anh nhưng vẫn
chưa có cơ hội tiếp xúc nhiều hơn với nó nên nếu có điều kiện các em có thể tham gia
câu lạc bộ Tiếng anh của trường hay tổ chức các cuộc thi nói Tiếng Anh trong nhà
trường thì chắc chắn số lượng các em yêu thích môn Tiếng anh sẽ ngày càng được
nâng cao và các em không chỉ dừng lại ở việc đọc và viết Tiếng Anh giỏi mà còn nói
hay và nghe giỏi.
Trên đây là một số kinh nghiệm ít ỏi của bản thân nếu còn có gì thiếu xót,
chưa hoàn thiện mong q độc giả thông cảm, chân tình góp ý để bài viết được hoàn
thiện hơn.
Phước Hòa, ngày 15 tháng 03 năm 2010
Người viết
Ngô Thò Phương Thảo
Tên đề tài: “Làm thế nào để học sinh phổ thông yêu thích
môn Tiếng Anh”

×