Tải bản đầy đủ (.ppt) (23 trang)

Giới thiệu SPSS - Một số thao tác cơ bản docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.32 KB, 23 trang )

Bộ môn Thống kê 1
GIỚI THIỆU VỀ SPSS - MỘT SỐ
THAO TÁC CƠ BẢN
Giảng viên: Trần Thị Hồng
Ngày: 14/03/2007
Bộ môn Thống kê 2
Mục tiêu
Sau buổi học này, sinh viên cần:

Hiểu và thực hiện được một số thao tác làm việc
cơ bản với tệp số liệu SPSS

Biết cách tạo một file số liệu và nhập số liệu trong
SPSS

Hiểu được lý do của việc mã hóa số liệu

Thực hiện gán nhãn cho các giá trị của biến
Bộ môn Thống kê 3
Nội dung buổi học
1. Giới thiệu về SPSS và màn hình làm việc
2. Một số thao tác làm việc cơ bản với tệp dữ liệu
3. Tạo một tệp số liệu và làm quen với việc nhập số
liệu
4. Mã hóa số liệu
5. Gán nhãn cho giá trị của biến
Bộ môn Thống kê 4
Giới thiệu về SPSS

Phần mềm phân tích số liệu (PTSL) được dùng
trong các nghiên cứu KTXH



Có nhiều phần mềm PTSL khác nhau: Epi-Info,
Stata, SAS,…

SPSS có ưu điểm: dễ sử dụng so với các phần
mềm khác

Phiên bản hiện đang sử dụng cho giảng dạy SPSS
15.0
Bộ môn Thống kê 5
Màn hình làm việc của SPSS

Mở SPSS:

click chuột vào biểu tượng trên màn hình, hoặc:

Start/Program/ SPSS for Window/…

Các thanh menu lệnh

Hai cửa sổ:

Data view: mô tả từng giá trị của bộ số liệu

Variable view: mô tả các biến trong bộ số liệu
Bộ môn Thống kê 6
Thao tác cơ bản với tệp số liệu

Mở tệp số liệu sẵn có:


File/ Open/ Data  chọn tệp cần mở; hoặc,

Kích chuột vào biểu tượng open (); hoặc,

Kích chuột vào tên tệp

Mở file biostat2.sav

Thông tin cho từng đối tượng/quan sát được nhập trên một hàng

Các cột của bảng tính tương ứng với các câu hỏi trong bộ câu hỏi

Đóng tệp số liệu/cửa sổ làm việc: kích chuột vào
biểu tượng



Lưu: (Save, Save as)

File/ Save/

Chọn thư mục lưu tệp

Nhập tên tệp vào, rồi nhấn OK
Bộ môn Thống kê 7
Tạo 1 file số liệu trong SPSS
1. Tạo danh sách biến
2. Nhập số liệu từ bảng hỏi/ phiếu phỏng vấn
Bộ môn Thống kê 8
Tạo danh sách các biến


Để nhập số liệu, trước hết cần phải tạo danh sách
các biến

Việc định nghĩa biến được thực hiện trong cửa sổ
Variable view

Name: Đặt tên biến

Type: Kiểu giá trị của biến

Width: Độ rộng của trường giá trị

Label: Giải thích ý nghĩa của tên biến (nhãn của tên biến)

Value: Gán nhãn cho từng giá trị của biến dạng số
Bộ môn Thống kê 9
Đặt tên cho biến

Luôn phải bắt đầu bằng ký tự chữ

Bao gồm các ký tự A-Z, các ký tự số và một số ký
tự khác (“_”, “@”, )

Độ dài biến có thể lên đến 64 ký tự, tuy nhiên nên
đặt tên biến ngắn gọn, dễ hiểu, tiện cho quá trình
PTSL sau này

Khi đặt tên biến, không được dùng các ký tự sau :
“!” “ –” “,” . . .

Bộ môn Thống kê 10
Kiểu giá trị của biến
Kiểu số
Kiểu
ngày
tháng
Kiểu kí
tự
Bộ môn Thống kê 11
Nhập số liệu

Việc nhập số liệu trong SPSS được thực hiện ở cửa
sổ Data view:

Mỗi hàng là thông tin của một phiếu trả lời

Tên biến nằm ở dòng đầu tiên của mỗi cột

Nhập thông tin vào từng ô rồi dùng mũi tên
←↑→

để chuyển sang ô tiếp theo
Bộ môn Thống kê 12
Nhập số liệu – lưu ý:

SPSS không phải là phần mềm chuyên dụng cho
việc nhập liệu

Các phần mềm chuyên để nhập liệu: Epi-Info,
EpiData, Access, SQL,…


dùng cho việc nhập số
lượng mẫu tương đối lớn, yêu cầu độ chính xác cao
trong quá trình nhập liệu

Đối với các NC với cỡ mẫu nhỏ, ta có thể dùng
SPSS để nhập
Bộ môn Thống kê 13
Bài thực hành tại lớp (30 phút)

Tạo 1 tệp số liệu về chấn thương giao thông dựa
trên bộ câu hỏi mà anh chị đã được phát

Nhập số liệu cho 5 trường hợp

Đặt tên tệp là Thuchanh1403.sav

Lưu tệp vào thư mục: C:\ThongKe2\
Bộ môn Thống kê 14
Mã hóa số liệu
Bộ môn Thống kê 15
Mã hóa số liệu là gì?

mã hoá số liệu là chuyển đổi thông tin nghiên cứu
đã thu thập thành dạng thích hợp cho việc phân tích
trên máy tính

Thông thường, hay mã hóa số liệu dưới dạng “con
số”


Ví dụ:

Giới tính: Nam – 1; Nữ - 2

Nghề nghiệp: Giáo viên – 1; Bác sỹ - 2; Nông dân – 3,….

Chấn thg sọ não: Có – 1; Không – 2; Không trả lời – 99,

Bộ môn Thống kê 16
Tại sao lại cần mã hóa?

Giúp cho việc lưu trữ, quản lý và phân tích số liệu
được thuận tiện

Giảm bớt sai sót trong quá trình nhập liệu
Bộ môn Thống kê 17
Mã hóa số liệu nên làm khi nào?

Trước khi tiến hành nhập số liệu vào máy tính, cần
rà soát và thống nhất mã hóa cho các giá trị của
từng biến

Các qui định mã hóa này cần được ghi chép và lưu
lại

Bảng mã số liệu (Coding manual)
Bộ môn Thống kê 18
Thực hành (10 phút)

Dựa vào Bảng mã số liệu, sửa lại các giá trị vừa

nhập cho file Thuchanh1403.sav mà anh/ chị vừa
tạo
(Nhập lại giá trị số tương ứng)

Vào cửa sổ Variable view để chuyển kiểu String
thành kiểu Numeric

Quay lại cửa sổ Data View để sửa lại số liệu
Bộ môn Thống kê 19
Gán nhãn cho giá trị của biến

Thực hiện tại cửa sổ Variable View
Bộ môn Thống kê 20
Gán nhãn cho giá trị của biến
B1: Chọn biến muốn gắn nhãn,
chuyển chuột đến cột
Values
B2: Nhấp chuột lên vào dấu
“…” của ô này, một hộp
nhỏ màu xám sẽ xuất hiện
như hình bên:

B3: nhập giá trị vào hộp Value, sau đó nhập nhãn bạn
muốn gán vào trong hộp Value Label. Nhấp chuột
vào Add

Làm tương tự đối với các giá trị khác của biến
B4: Nhấn OK sau khi gán cho hết các giá trị của 1 biến
Bộ môn Thống kê 21
Bật tắt chế độ hiển thị nhãn:



Từ thanh menu: View/ Value Label
Bộ môn Thống kê 22
Tóm tắt
1. SPSS và màn hình làm việc
2. Một số thao tác làm việc cơ bản với tệp dữ liệu:
Mở, Đóng, Lưu,
3. Tạo một tệp số liệu (tạo các biến)
4. Làm quen với việc nhập số liệu
5. Mã hóa số liệu
6. Gán nhãn cho giá trị của biến
Bộ môn Thống kê 23
Bài tập

Mở File: 14-03-2007.sav

Dựa vào Bảng mã số liệu, anh/chị hãy gán nhãn
cho các biến sau: Region, Sex, educatio, occupati,
trantype

Thực hành bật/ tắt chế độ hiển thị nhãn cho giá trị
của biến, quan sát sự thay đổi cách hiển thị của các
giá trị.

×