Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tiền sản giật - nguy hiểm cho mẹ và thai doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.86 KB, 6 trang )

Tiền sản giật - nguy hiểm cho
mẹ và thai
Mới đây, một sản phụ đã chấp
nhận chấm dứt thai kỳ sớm
(thai tháng thứ tư) do phát hiện
tiền sản giật bởi theo lời bác sĩ
tư vấn, tiền sản giật xuất hiện
quá sớm của thai kỳ sẽ nguy
hiểm cho thai phụ và thai nhi.

Tiền sản giật là gì?

Tiền sản giật là một tình trạng ngộ độc máu xảy ra
thường vào các tháng cuối của thai kỳ. Các dấu hiệu
để nhận biết tiền sản giật ở thai phụ là cao huyết áp
và các triệu chứng khác như sưng phù và xuất hiện
nhiều đạm trong nước tiểu.

Những ai có nguy cơ bị tiền sản giật?



Những sản phụ có thai lần đầu mà tiền sử gia đình có
mẹ hoặc chị đã bị tiền sản giật; đa thai; mang thai
sớm quá (tuổi vị thành niên) hay lớn tuổi quá (trên 40
tuổi); bệnh lý cao huyết áp có sẵn; bệnh lý ở thận
trước khi mang thai. Nguyên nhân của tiền sản giật
chưa được xác định rõ.
Cao huyết áp trong thai kỳ có phải là tiền sản giật?

Quan điểm này không chính xác lắm. Nếu bạn bị cao


huyết áp trong thai kỳ thì bác sĩ sẽ nghĩ đến việc truy
tìm thêm các dấu hiệu khác của tiền sản giật. Khi cao
huyết áp cộng với triệu chứng sưng phù, bác sĩ sẽ
cho xét nghiệm để tìm đạm trong máu. Khi cả ba yếu
tố này xảy ra thì bạn bị tiền sản giật.

Nên biết rằng một vài trường hợp chỉ xuất hiện dấu
hiệu cao huyết áp nhưng không có hiện tượng sưng
phù và không có đạm trong nước tiểu thì không phải
là tiền sản giật.

Sưng phù trong thai kỳ có phải là tiền sản giật?

Sưng phù đơn thuần không có nghĩa là tiền sản giật.
Có một vài loại sưng phù thường thấy trong thai kỳ
như bạn cảm thấy nhẫn đeo tay trở nên chật chội hơn
hoặc cảm thấy không còn mang vừa giầy dép nữa.
Tuy nhiên, cần cảnh giác với các dấu hiệu sau đây
của sưng phù: mất đi sau khi nghỉ ngơi; có thể quan
sát được ở mặt và tay chân; tăng cân nhanh (2-3 kg
trong một tuần).

Xét nghiệm nào chẩn đoán xác định tiền sản giật?

Khi nghi ngờ bạn bị tiền sản giật, bác sĩ có thể kiểm
tra huyết áp, tìm các dấu hiệu lâm sàng của phù và
cho xét nghiệm nước tiểu để tìm đạm. Ngoài ra,
không một xét nghiệm nào có thể chẩn đoán xác định
tiền sản giật.


Ảnh hưởng của tiền sản giật lên thai nhi

Tiền sản giật có thể gây hại cho bánh nhau, làm bánh
nhau thiếu được nuôi dưỡng dẫn đến bé thiếu ôxy và
thức ăn. Hậu quả là làm cho bé nhẹ cân. Hầu hết bà
mẹ tiền sản giật đều sinh ra những em bé khỏe
mạnh. Một vài trường hợp nặng (gọi là sản giật) rất
nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

May mắn là tiền sản giật đều được phát hiện sớm ở
những lần thăm khám thai định kỳ cho nên hầu hết tai
biến đều được dự phòng trước.

Điều trị tiền sản giật

Nếu bạn bị tiền sản giật thì việc chấm dứt thai kỳ (cho
sinh) là cách tốt nhất để chấm dứt tiền sản giật. Tuy
nhiên, không phải lúc nào cũng có thể chấm dứt thai
kỳ vì thai chưa đủ tháng để có thể sống độc lập bên
ngoài.

Trong trường hợp chưa thể chấm dứt thai kỳ, chỉ có
thể thực hiện các việc làm giảm huyết áp xuống, nằm
nghỉ ngơi tối đa và được theo dõi tích cực (thậm chí
phải được theo dõi tại bệnh viện).

Một trong những cách để kiểm soát cơn cao huyết áp
là giảm khẩu phần muối trong thức ăn của thai phụ.
Tuy nhiên, trong lúc mang thai, bạn phải cần một
lượng muối nhất định để duy trì lượng nước ối trong

tử cung. Tăng trao đổi về lượng nước uống và muối
cần thiết hàng ngày trong trường hợp bạn bị cao
huyết áp trong thai kỳ.

Bác sĩ có thể cho bạn sử dụng aspirin hay bổ sung
thêm calcium, magnesium sulfate để phòng ngừa tiền
sản giật. Hoặc bác sĩ có thể đề nghị bạn nằm nghiêng
sang trái khi nghỉ ngơi để làm tăng lượng máu đến
nuôi nhau thai.

Có cần thiết phải mổ bắt?

Điều này tùy vào quyết định của bác sĩ và chính bạn.
Thường thì ê-kíp sinh sẽ cho giục sinh, nếu tiến triển
của việc sinh qua đường âm đạo không khả quan thì
mới chuyển sang mổ bắt con. Bác sĩ cũng có thể
quyết định mổ bắt con ngay trong những trường hợp
có vấn đề cấp cứu cho mẹ và con.

×