Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Khủng hoảng tài chính: 4 nguyên tắc giải cứu ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.88 KB, 4 trang )

Khủng hoảng tài chính : 4 nguyên tắc giải
cứu
Posted on September 28, 2010 by admin
Bảo đảm lòng tin và duy trì ổn định dòng vốn huy động và cho vay qua hệ thống các ngân
hàng thương mại nói riêng, thị trường tài chính trong nước và quốc tế nói chung ngày càng là
điều kiện tiên quyết cho lối thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế
Những nỗ lực giải cứu cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu hiện đang
được soạn thảo và bàn cãi trong các nghị trường quốc gia, cũng như trên diễn đàn kinh tế thế
giới… Mặc dầu còn chưa rõ ràng và còn cần hoàn thiện thêm, song có thể nhận dạng một số
thông điệp và nguyên tắc sau:
Phối hợp “bàn tay” Nhà nước và thị trường”
Thực tế cho thấy, không chỉ nền kinh tế do nhà nước chỉ huy tập trung thái quá không mang
lại hiệu quả như mong đợi, mà ngay cả thị trường tự do cao độ cũng không giải phóng triệt để
tài năng sáng tạo của cá nhân, không khắc phục được sự bất bình đẳng trong thu nhập và tài
sản giữa các tầng lớp, giai cấp trong mỗi nước và giữa nước này với nước khác. Hơn nữa, sự
chủ động của tư nhân và tự do cạnh tranh thị trường vì mục tiêu lợi nhuận ích kỷ thuần túy,
thiếu kiểm soát, có thể trực tiếp và gián tiếp tích tụ ngày càng đậm những xung lực phát triển
thiếu bền vững, lãng phí, gây ra những làn “sóng thần” khủng hoảng và tổn thất to lớn, toàn
diện cho mỗi quốc gia và toàn nhân loại… Nói cách khác, khi “bàn tay hữu hình” của nhà
nước hoặc nắm quá chặt, hoặc bị buông lỏng quá mức, thì cũng đồng nghĩa với quá trình đã,
đang và sẽ từng ngày từng giờ tạo ra những nguồn lực và thị trường “ảo”, gây đổ vỡ và tổn
thất nặng nề cho đời sống kinh tế-xã hội và môi trường…
Những mắc mớ tài chính hiện nay chứng tỏ rằng, các khiếm khuyết của thị trường tự do phải
được sửa chữa bằng sự can thiệp chủ động và tích cực của nhà nước, để các quy luật kinh tế
khách quan vận động có lợi nhất cho xã hội. Thế giới đang cần một hướng đi mới trong hành
trình tìm kiếm vai trò, xác định liều lượng và các công cụ can thiệp của mô hình nhà nước
kiểu mới, mang tính đại diện cao hơn cho các lợi ích chung của nhân loại. Trong đó, sẽ có yêu
cầu cao hơn về tăng cường vai trò của luật pháp, chế tài, điều tiết nhà nước, kiểm soát các thể
chế thị trường và cho vay tín dụng, thiết lập hệ thống thông tin công khai, minh bạch, phát
triển các công cụ dự báo, cảnh báo và trừng phạt các sai trái và gian lận… sao cho vừa tuân
thủ các yêu cầu và lợi ích thị trường, vừa không làm xấu đi sự ổn định kinh tế vĩ mô và bảo


đảm hài hòa các lợi ích trong quá trình phát triển, nhất là không lạm dụng sức chịu đựng và
đổ gánh nặng khủng hoảng lên người dân, người tiêu dùng.
Đa dạng hóa và phối hợp các nguồn lực
Để giải cứu vững chắc nền kinh tế thế giới thoát khỏi những hệ lụy như hiện nay, Tổng thống
Pháp đã kêu gọi phải “tái xây dựng một chủ nghĩa tư bản điều chỉnh”. Tổng thống Nga thì
nhấn mạnh: “…Ngày nay thế giới cần một hệ thống tài chính mới công bằng hơn. Thời gian
thống trị của một nền kinh tế và một đồng tiền đã lùi vào dĩ vãng. Chúng ta cần hợp tác để
tiến tới xây dựng một hệ thống kinh tế – tài chính mới công bằng hơn trên thế giới dựa trên
những nguyên tắc đa cực, luật pháp và có tính đến các lợi ích chung”. Còn Thủ tướng Ấn Độ
đi xa hơn khi chỉ rõ: “Cần một sáng kiến quốc tế mới để cải cách cơ cấu và hệ thống tài chính
thế giới với những quy định có hiệu quả hơn và hệ thống giám sát đa phương mạnh hơn. Cải
cách cơ cấu càng mở rộng càng tốt”. Bản thân nước Mỹ, qua tuyên bố mới đây của cả Tổng
thống và Ngoại trưởng nước này, cũng tự nhận thấy đã qua rồi thời kỳ nước Mỹ không cần
lắng nghe ai và tự tiện hành động theo ý mình…
Có thể nói, thế giới hiện đại và ngày càng “phẳng” hơn đang làm cho các nước xích lại gần
nhau hơn bởi những quan tâm chung trong cuộc chiến với những vấn đề an ninh truyền thống
và phi truyền thống, cũng như các cuộc khủng hoảng toàn cầu. Giải cứu cuộc khủng hoảng tài
chính và suy giảm kinh tế toàn cầu hiện nay không thể chỉ trông cậy vào một nguồn lực và
trong phạm vi một quốc gia, mà đòi hỏi cần có sự đa dạng hóa và phối hợp chặt chẽ các
nguồn lực toàn quốc và toàn cầu. Vấn đề then chốt để giải cứu một nền kinh tế thành công là
các chính sách phát triển được lựa chọn phải phù hợp cả với bối cảnh quốc tế, lẫn các điều
kiện lịch sử cụ thể trong nước, cho phép khai mở, cộng hưởng cao nhất các tiềm năng và hiệu
quả các nguồn lực phát triển trong và ngoài nước, tham gia sớm, ngày càng chặt chẽ và hiệu
quả vào “chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu”. Đồng thời, cần chủ động tham khảo, đan xen và
phối hợp chính sách giữa các quốc gia trong phạm vi khu vực, cũng như toàn cầu, trước hết
trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, dịch vụ và lao động; coi trọng các yêu cầu và thúc đẩy
hoàn thiện các định chế quốc gia và quốc tế quản lý các quá trình phối hợp và trao đổi đó, để
gia tăng sức mạnh, khả năng và hiệu quả giải quyết các vấn đề quốc gia, khu vực và toàn cầu.
Chú ý tính hai mặt của chính sách
Do nhiều nguyên nhân dẫn đến những bất ổn của tình hình tài chính mỗi nước, nên trong quá

trình giải cứu, cần chú ý đến việc phối hợp đồng bộ các giải pháp chính sách phù hợp, nhất là
“liệu pháp kích cầu” . Về bản chất, đó là việc chủ động sử dụng “bàn tay nhà nước” tác động
tích cực tới tổng cung và tổng cầu xã hội thống nhất, có tổ chức và có chủ đích, theo hướng
khuyến khích đầu tư và mở rộng quy mô tiêu dùng, kích hoạt và tăng động lực phát triển kinh
tế của DN, nhất là khu vực kinh tế tư nhân…
Đặc trưng của những công cụ được dùng chủ yếu trong liệu pháp kích cầu ở các nền kinh tế
thị trường thường là: Áp dụng chính sách nới lỏng ở các mức độ khác nhau cả chính sách tài
chính, lẫn tiền tệ và tín dụng, như miễn, giảm, hoàn thuế, khoanh nợ, giãn nợ, nới lỏng các
điều kiện tín dụng, giảm lãi suất và tăng quy mô dư nợ tín dụng ngân hàng cho các hoạt động
kinh doanh và tiêu dùng, tăng lương, tăng phát hành tiền và trái phiếu nợ chính phủ, gia tăng
quy mô và phạm vi các hoạt động chi tiêu công và đầu tư nhà nước… Gia tăng mức độ tự do
hóa trong kinh doanh, giảm bớt và thu hep lĩnh vực độc quyền nhà nước, mở rộng tỷ lệ sở hữu
của các nhà đầu tư nước ngoài và tư nhân trong các DN cổ phần có vốn nhà nước; khuyến
khích các hoạt động mua lại, sáp nhập và tái cấu trúc cơ cấu kinh tế vĩ mô và vi mô… Giảm
bớt rào cản thủ tục hành chính các loại cho hoạt động kinh doanh và tiêu dùng; khuyến khích
giảm giá, đồng thời có thể có sự gia tăng các hình thức bảo bộ phi thuế quan đi đôi với kiểm
soát an toàn vĩ mô đối với thị trường nội địa…
Vũ khí chủ lực trong “liệu pháp kích cầu” thường là các “gói kích cầu”, tức quỹ tài chính của
chính phủ trực tiếp chi cho các hoạt động kích cầu đầu tư và tiêu dùng, chống suy giảm, đảm
bảo ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội theo kế hoạch được các cấp có thẩm quyền định
đoạt. Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu năm 2009, sự xuất
hiện các “gói kích cầu” này là phổ biến ở các quốc gia, dù phát triển hay đang phát triển, lẫn ở
các tổ chức khu vực và quốc tế như IMF, EU, ASEAN, với quy mô ngày càng tăng, từ hàng
ngàn tỷ USD như ở Mỹ, hàng trăm tỷ USD như ở Nhật, Trung Quốc, Nga và các nước thành
viên EU…
Đồng thời, vai trò của công tác thông tin, dự báo và giám sát, cảnh báo an toàn, nhất là an
toàn hệ thống tài chính-ngân hàng, là hết sức quan trọng và không thể coi nhẹ trong bất luận
trường hợp nào và vào thời điểm nào… Ngoài ra, cần luôn tỉnh táo ngăn chặn, giảm thiểu các
tác động lan tỏa, dây chuyền có tính hai mặt của các biến cố và chính sách kinh tế đang và sẽ
có mặt trên thị trường trong nước và quốc tế.

Giữ vững lòng tin cho khu vực kinh tế tư nhân
Có lẽ chưa bao giờ yếu tố thông tin và lòng tin, nhất là trong khu vực kinh tế tư nhân và thị
trường tài chính, lại có vai trò nhạy cảm và quan trọng như hiện nay, cả trong phát triển và
quản lý khủng hoảng kinh tế. Cả trên cấp độ quốc gia và toàn cầu, vi mô và vĩ mô, khi tình
trạng các thông tin bất đối xứng, bị hạn chế, chậm trễ, thiếu thốn và thiếu chính xác càng nặng
nề và phổ biến, thì tình trạng khủng hoảng càng trầm trọng và kéo dài. Đặc biệt, bảo đảm lòng
tin và duy trì ổn định dòng vốn huy động và cho vay qua hệ thống các ngân hàng thương mại
nói riêng, thị trường tài chính trong nước và quốc tế nói chung, ngày càng là điều kiện tiên
quyết cho lối thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế.
Đặc biệt, ngăn ngừa sự xuất hiện và phát tán các tin đồn có ý nghĩa to lớn trong cuộc chiến
với các chấn động kinh tế thị trường. Nhiều tin đồn có thể làm lao đao DN, thậm chí có thể
làm giảm sút căn bản hiệu lực, hiệu quả của một chính sách quản lý nhà nước. Những tin đồn
thất thiệt loại này thường xuất hiện khi có sự không rõ ràng, nhất quán trong chính sách của
chính phủ, khi chậm hoặc không có những phát ngôn chính thức có liên quan, hoặc khi do cá
nhân hoặc nhóm lợi ích nào đó chủ ý tung ra có mục đích định hướng dư luận, tranh thủ “đục
nước béo cò” trước một đám đông hành động mất phương hướng và chủ kiến. Để góp phần
ngăn chặn hiệu quả các tin đồn thất thiệt tương tự trong thời gian tới, cần chú ý: Tăng cường
và thể chế hóa các phát ngôn và cung cấp thông tin chính thức có chất lượng và trách nhiệm
pháp lý cao định kỳ và không định kỳ của các cơ quan và đại diện nhà nước, các tổ chức kinh
doanh có liên quan, nhất là các bộ kinh tế – tài chính tổng hợp, cũng như của các ngành và
DN đang có độ độc quyền kinh doanh cao. Không nên lạm dụng hoặc nhấn mạnh “yêu cầu
bảo mật” trong các phát ngôn chính thức làm tổn hại uy tín và mất lòng tin của xã hội vào
chính phủ. Đảm bảo hoàn thiện và tuân thủ các nguyên tắc quản lý kinh tế và cạnh tranh thị
trường, giảm thiểu và khắc phục các biểu hiện và lạm dụng công cụ quản lý hành chính, mệnh
lệnh và hiện tượng “chạy chính sách” vì lợi ích ngành độc quyền, bất chấp lợi ích và uy tín
quốc gia… Đảm bảo các biến động chính sách phải tường minh và có thể dự báo được trong
xu hướng ổn định, nhất quán, phù hợp các nguyên tắc kinh tế thị trường và yêu cầu cam kết
hội nhập, các thông lệ thế giới, cũng như các tín hiệu thị trường khách quan. Phát hiện và
trừng phạt kịp thời, nghiêm khắc các cá nhân và tổ chức tung tin đồn thất thiệt nhằm mục tiêu
phá hoại chính sách, đầu cơ và cạnh tranh không lành mạnh… Có thể áp dụng xử lý hình sự

với các vi phạm đặc biệt nghiêm trọng, thông báo rộng rãi làm gương trong dân chúng. Tăng
cường giáo dục dân trí, nâng cao nhận thức về kinh tế thị trường và hiểu biết pháp luật, tăng
khả năng tự nhận thức và cảnh giác, tránh hành động kiểu bầy đàn, vô tình hoặc cố ý tiếp tay
và trở thành nạn nhân của tin đồn…
Những mắc mớ tài chính hiện nay chứng tỏ rằng, các khiếm khuyết của thị trường tự do phải
được sửa chữa bằng sự can thiệp chủ động và tích cực của nhà nước, để các quy luật kinh tế
khách quan vận động có lợi nhất cho xã hội. Thế giới đang cần một hướng đi mới trong hành
trình tìm kiếm vai trò, xác định liều lượng và các công cụ can thiệp của mô hình nhà nước
kiểu mới, mang tính đại diện cao hơn cho các lợi ích chung của nhân loại. Trong đó, sẽ có yêu
cầu cao hơn về tăng cường vai trò của luật pháp, chế tài, điều tiết nhà nước, kiểm soát các thể
chế thị trường và cho vay tín dụng, thiết lập hệ thống thông tin công khai, minh bạch, phát
triển các công cụ dự báo, cảnh báo và trừng phạt các sai trái và gian lận… sao cho vừa tuân
thủ các yêu cầu và lợi ích thị trường, vừa không làm xấu đi sự ổn định kinh tế vĩ mô và bảo
đảm hài hòa các lợi ích.
TS Nguyễn Minh Phong –
Trưởng phòng nghiên cứu Kinh tế –
Viện Nghiên cứu phát triển KT – XH Hà Nội

×