Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Lời khuyên dành cho những bà bầu đi làm docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.29 KB, 5 trang )

Lời khuyên dành cho những bà
bầu đi làm
Mang thai là một công việc
khó nhọc, và nó còn nhọc nhằn
hơn khi bạn mang bầu mà vẫn
làm việc. "Bằng cách lường
trước và lên kế hoạch cho
những khó khăn sắp xảy đến,
những bà mẹ tương lai đi làm
vẫn có thể hưởng thụ 9 tháng
mang thai một cách nhẹ
nhàng", tiến sĩ Tamara
Kuittinen tại Trung tâm y tế
thuộc Đại học Columbia nói.
Bác sĩ sản khoa Laurie Zephyrin cũng khuyên rằng bà bầu
đi làm nên mang những thắc mắc của mình đi hỏi bác sĩ,
đặc biệt khi họ trên 35 tuổi, bởi lúc đó nguy cơ xảy ra
những biến chứng là rất cao.


"Không có dấu hiệu hoặc triệu chứng nào là bạn không nên
đi hỏi bác sĩ. Điều đó sẽ giúp bạn nhận ra kịp thời các vấn
đề và có cách điều trị hợp lý để giữ sức khỏe cho cả mẹ và
bé", Zephyrin nói.
Sau đây là 10 câu hỏi phổ biến nhất mà các bác sĩ hay gặp.
- Nên đi khám bác sĩ bao nhiêu lần?
Hãy bắt đầu hàng tháng, rồi tăng dần lên vào tháng cuối
của thai kỳ. Lên lịch hẹn vào giờ nghỉ trưa hoặc đi khám
sau giờ làm. Không nên bỏ khám định kỳ. Việc thăm khám
thường xuyên sẽ loại bỏ các nguy cơ cho em bé.
- Đi khám răng có ảnh hưởng gì không?


Ngược với suy nghĩ thông thường, việc giữ gìn răng miệng
lúc mang thai là rất quan trọng. Vệ sinh răng miệng kém
còn liên quan tới nguy cơ đẻ non. Tuy nhiên, nên nói cho
bác sĩ nha khoa biết mình đang có thai và tránh chụp X-
quang.
- Nên xử lý thế nào với tình trạng nghén?
Tình trạng nghén ngẩm thường xảy ra vào quý đầu của thai
kỳ. Hãy chia các bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
Ăn cân bằng, uống vitamin bổ sung và chợp mắt vào buổi
trưa sẽ giúp loại bỏ sự mệt mỏi.
- Làm gì khi tôi bị mất ngủ?
Việc mất ngủ hay xảy ra vào quý 2 và quý 3 của thai kỳ,
khi đó kích cỡ vòng bụng tăng lên khiến bạn bị đau lưng.
Ngủ nghiêng sẽ giúp ích. Hãy ôm một cái gối dài đi ngủ và
lên giường đúng giờ giấc. Nếu thức dậy giữa đêm thì làm
điều gì đó tập trung như đọc sách.
- Tôi có thể uống cà phê không?
Bạn nên giảm lượng caffeine bởi quá nhiều có thể gây sảy
thai. Bạn không cần phải kiêng hoàn toàn nhưng nên hạn
chế. Nhớ rằng caffeine có cả trong soda và trà.
- Tôi nên ăn gì?
Trái cây, rau củ, ngũ cốc, protein và các sản phẩm từ sữa
đều rất cần thiết. Hãy lên danh sách những nhóm thức ăn
cần dùng hằng ngày và một số những thức ăn đặc biệt mà
bạn thích. Tránh các loại cá có thủy ngân, trong đó có cá
mập, cá kiếm, cá thu, cá ngừ.
- Tôi có thể đi tập thể dục?
Hãy nói chuyện với bác sĩ về chương trình tập luyện của
bạn. Nếu bạn không có nguy cơ gì đặc biệt khi mang thai
thì có thể tập thể dục đều đặn. Thực tế, nó sẽ giúp giảm

stress và mang lại sức khỏe tốt cho em bé nhờ lưu thông
dòng máu. Tuy nhiên, bạn nên giảm cường độ hoặc thay
đổi phương pháp khi về cuối thai kỳ. Các khớp và dây
chằng sẽ dãn dần trong khi mang thai nên những bài tập đòi
hỏi sự căng cơ như yoga và Pilates sẽ có thể khiến bạn tổn
thương. Nhớ rằng đi bộ là một bài tập tuyệt vời.
- Tôi có thể đi du lịch?
Thời điểm thích hợp nhất để đi xa là trong khoảng tuần 14
đến 28, trừ khi bạn có biến chứng gì đặc biệt. Hãy trao đổi
với bác sĩ trước, đặc biệt khi bạn đi ra nước ngoài. Nếu
phải ngồi lâu trong chuyến đi thì cố gắng đứng dậy đi lại
một lúc, ít nhất 1 tiếng một lần, để giảm nguy cơ tụ máu ở
chân.
- Nếu tôi bị ốm thì sao?
Hãy hỏi bác sĩ trước khi uống bất cứ loại thuốc nào. Tránh
các loại thuốc dân gian mà chưa qua kiểm chứng khoa học.
Việc bị viêm đường tiết niệu là rất phổ biến ở người mang
thai, nên hãy hỏi bác sĩ mỗi khi bạn đi tiểu buốt hay rắt.
Nếu nhiệt độ trên 38 độ C hãy đi khám bác sĩ.
- Chuẩn bị đi đẻ thế nào khi tôi vẫn còn phải đi làm?
Hãy hỏi bác sĩ về ngày sinh nở và biết rõ các dấu hiệu
chuyển dạ. Chuẩn bị trước túi đồ gồm những vật dụng thiết
yếu khi bạn vào viện. Nhắm trước ai đó sẽ đưa bạn vào
viện và chăm sóc việc nhà khi bạn vắng nhà. Tìm hiểu
chính sách nghỉ đẻ từ sớm. Dự tính đi làm trở lại khi bạn
hoàn toàn sẵn sàng cả về thể chất và tinh thần.

×